Hàng loạt hành khách Trung Quốc bị bắt vì trộm đồ trên máy bay

Liên tiếp gần đây, trên các chuyến bay của Vietnam Airlines xảy ra việc hành khách Trung Quốc ra tay lục lọi, trộm tài sản trong hành lý của khách khác...

Hàng loạt hành khách Trung Quốc bị bắt vì trộm đồ trên máy bay
Liên tiếp gần đây, trên các chuyến bay của Vietnam Airlines xảy ra việc hành khách mang quốc tịch Trung Quốc ra tay lục lọi, trộm tài sản trong hành lý của khách khác cùng chuyến bay. Đã có đánh giá rằng có những hành khách đi máy bay với mục đích chính là lục lọi hành lý, trộm cắp tài sản của người khác.
Đi máy bay để... trộm
Chỉ tính từ cuối tháng 10, đã có 6 trường hợp hành khách Trung Quốc được ghi nhận có hành vi lục lọi hành lý, trộm cắp tài sản của hành khách trên các chuyến bay.
Hang loat hanh khach Trung Quoc bi bat vi trom do tren may bay
Hành khách Wang QingJian bị an ninh sân bay Đà Nẵng bắt giữ cùng tang vật
Vụ mới nhất được lực lượng chức năng sân bay ở Việt Nam phát hiện là hành khách Wang QingJian (SN 1964, quốc tịch Trung Quốc), có hành vi trộm cắp trên chuyến bay VN104 từ TP.HCM đi Đà Nẵng vào ngày 24/11.
Khi đến sân bay Đà Nẵng, Trung tâm An ninh hàng không Đà Nẵng đã kiểm tra hành khách này và thu giữ số tiền hơn 400 triệu đồng trong vali. Qua xác minh, số tiền trên là của một hành khách người Việt Nam ngồi ghế 20A trên cùng chuyến bay với Wang QingJian.
Trước đó, ngày 18/11 trên chuyến bay VN595 từ Hongkong đến TP.HCM, hành khách Tong Guagming (SN 1974, quốc tịch Trung Quốc) cũng đã bị phát hiện lục lọi hành lý của người khác.
Còn trên chuyến bay VN 278 từ TP.HCM đi Hà Nội vào ngày 8/11, một người Trung Quốc khác cũng bị bắt quả tang khi đang lục túi của người khác. Đối tượng là Li Jun (SN 1965) đã lục đồ trong túi của hành khách ngồi ghế 18D khi máy bay chuẩn bị cất cánh. Đáng nói, khi tiếp nhận tên trộm Li Jun, cán bộ hàng không rất ngạc nhiên khi thấy hộ chiếu của người này được cấp vào đầu tháng 2.2016 nhưng đã nhập cảnh hơn 10 quốc gia (!?).
Đại diện Vietnam Airlines cho biết tình trạng trộm cắp trên các chuyến bay được ghi nhận từ năm 2010. Ban đầu chỉ diễn ra trên các chuyến bay quốc tế, sau đó các chuyến bay nội địa cũng trở thành mục tiêu của đạo chích.
Lục đồ chỉ phạt hành chính, trục xuất
Trong khi các đối tượng trộm cắp hành lý trên máy bay có những thủ đoạn ngày càng tinh vi thì biện pháp xử lý vẫn được cho là nhẹ, nên tình trạng này vẫn không có dấu hiệu giảm.
Như trường hợp của Tong Guagming trên chuyến bay VN595 từ Hongkong đến TP.HCM ngày 18/11, hành khách này bị phát hiện khi đang lục lọi hành lý của người khác, chưa hoàn thành việc lấy cắp tài sản. Vì vậy khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, đối tượng này chỉ bị xử lý về việc vi phạm Luật Nhập cảnh, không đủ điều kiện để nhập cảnh vào Việt Nam. Đối tượng này đã bị trục xuất về Hongkong cũng trên một chuyến bay khác của hãng hàng không Vietnam Airlines. Thậm chí, có trường hợp bị phát hiện đã lấy tài sản của hành khách khác nhưng đối tượng trộm cắp chỉ bị xử phạt hành chính. Như ngày 17/11, sau khi bị phát hiện lấy 2 máy ảnh và một phong bì đựng 5 triệu đồng của hành khách trên chuyến bay VN164 từ Đà Nẵng đi Hà Nội, đối tượng Yang Yong (người Trung Quốc) chỉ bị xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng.
Các đối tượng đã từng bị phát hiện có hành vi lục đồ, trộm cắp trên máy bay được hãng lập danh sách, đưa vào diện theo dõi. Những vị khách thuộc diện nghi vấn sẽ được bố trí ngồi ở các vị trí dễ quan sát và được các tiếp viên bám sát, ngăn chặn kịp thời hành vi”.
Đại diện Vietnam Airlines
Hay trường hợp hành khách Li Jun khi bị bắt quả tang ăn cắp trên máy bay ở Việt Nam cũng chỉ bị trục xuất trên chuyến bay gần nhất mà không bị xử phạt vì các cơ quan chức năng đánh giá hành vi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Trước thực tế này, biện pháp mà Vietnam Airlines đưa ra, theo đại diện của hãng này là đã chỉ đạo các tổ bay cũng như tiếp viên trên các chuyến bay nâng cao trách nhiệm đảm bảo tài sản của hành khách trên chuyến bay. Các tiếp viên của Vietnam Airlines đều được huấn luyện kỹ năng phòng chống trộm cắp, qua đó tiếp viên có thể nhận thức rõ hơn về trình trạng trộm cắp trên chuyến bay, có kiến thức nhất định trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối tượng trộm cắp.
Các đối tượng đã từng bị phát hiện có hành vi lục đồ, trộm cắp trên máy bay được hãng lập danh sách, đưa vào diện theo dõi. Ngay từ khi những người này đặt mua vé sẽ được hãng đưa vào giám sát. Những vị khách thuộc diện nghi vấn sẽ được bố trí ngồi ở các vị trí dễ quan sát và được các tiếp viên bám sát, ngăn chặn kịp thời hành vi.

Xem dân khắp nơi săn lộc trời mùa mưa lũ

(Kiến Thức) - Khi nước lũ đổ về hạ du cũng là lúc người dân ở khắp nơi kéo nhau ra sông, ra đồng, lên rừng... đi săn "lộc trời". Trắng đêm, có người kiếm được tiền triệu.

Xem dân khắp nơi săn lộc trời mùa mưa lũ
Troi mua lu, nong dan boi thu san loc
 Săn rắn mối. Đến hẹn lại lên, đến mùa nước lũ về, khắp cả một vùng rộng lớn ở Đồng Tháp Mười đều ngập trong mênh mông nước. Lúc này, những người dân lại đi săn rắn mối. Sở dĩ chỉ có mùa lũ mới đi săn lộc trời này bởi rắn mối tránh nước và leo lên những nơi cao ráo như ngọn cây. 
Troi mua lu, nong dan boi thu san loc-Hinh-2
Thợ săn rắn mối sẽ bắt đầu công việc vào lúc đêm xuống, họ chuẩn bị một chiếc giỏ đan chuyên nghiệp như những chiếc lừ để úp rắn mối vào và không ra được. Công việc tuy không phải di chuyển nhiều nhưng cũng rất cực nhọc. Rắn mối sau khi săn sẽ được bán với giá dao động từ 120 - 160.000đ/kg tùy loại to nhỏ. 

Rùng mình cảnh săn bọ cạp ở Đồng Nai với dụng cụ "độc"

Mỗi ngày, hàng chục người ở Đồng Nai vào rừng lùng sục săn bọ cạp đem bán cho thương lái với dụng cụ chỉ là một chiếc thanh tre nhỏ. 

Rùng mình cảnh săn bọ cạp ở Đồng Nai với dụng cụ "độc"
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 .Nghề săn bọ cạp ở huyện miền núi Định Quán (Đồng Nai) hình thành từ hơn 10 năm trước. Theo người dân, địa hình của huyện chủ yếu núi đá ong, có độ ẩm lý tưởng nên bọ cạp nhiều, sinh trưởng nhanh.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
  Loài bọ có nọc độc sống ở hang sâu 40-50 cm nên người dân tạo những thanh tre nhỏ, mềm, buộc lông gà ở đầu làm dụng cụ để bắt.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
Khác với những nơi khác, thợ săn ở Đồng Nai không đào, phá hang mà đẩy kiến mụn nhọt vào trong hang để côn trùng này tấn công bọ cạp khiến nó phải chạy ra ngoài.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Anh Lưu A Tài (27 tuổi, ngụ xã Phú Tân, huyện Định Quán) cho biết: "Kiến là 'công cụ' không thể thiếu đối với nghề săn bọ cạp. Mỗi ngày, ở địa phương có vài người chuyên bắt kiến đem đến bán cho chúng tôi với giá 140.000 đồng/kg. Thông thường, 0,1 kg kiến có thể bắt gần 1 kg bọ cạp".
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Theo thợ săn, người chuyên nghiệp chỉ cần nhìn cửa hang là biết bên trong có bao nhiêu con bọ cạp, lớn hay nhỏ.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Kiến đắt tiền nên những người bắt bọ có nọc độc thường chọn những hang có miệng to để "điều binh".
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Một thợ săn cho biết khi đẩy kiến vào hang, côn trùng này sẽ tập trung tấn công vào các khớp của bọ cạp làm nó đau đớn và tháo chạy khỏi ổ. Thông thường, để bắt một hang thợ săn chỉ cần từ 10-30 giây.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Ông Nguyễn Tấn Đức, người có thâm niên 10 năm trong nghề săn bọ nọc độc nói rằng mỗi ngày, một thợ chuyên nghiệp có thể bắt 2,5-4 kg bọ cạp. Vào mùa mưa, loài này sinh trưởng nhanh, nhiều nên thợ có thể bắt được 5 kg. Ông cho biết: "Mỗi ngày, người đi săn bắt đầu công việc từ sáng sớm, kết thúc vào 11h trưa. Người bắt phải đi bộ cả chục km trong rừng, rẫy cà phê để tìm hang bọ cạp".
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Bọ cạp sinh đẻ nhiều nên hàng chục người hành nghề, đi bắt liên tục suốt nhiều năm nhưng vẫn không hết. Một khu vực bị săn bắt sẽ lại xuất hiện lứa mới sau 20 ngày. Trong ảnh, thành quả của một buổi đi săn của anh Leo, ngụ ấp 1, xã Phú Tân.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Sau buổi đi săn, người dân bán bọ cạp cho các thương lái trong vùng với giá từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 270.000 đồng/kg.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Bà Nguyễn Thị Sim, thương lái, mỗi ngày mua 30-50 kg từ cánh thợ săn rồi đóng hàng chuyển cho các nhà hàng ở TP.HCM làm món ăn. Bà đang hợp tác với các công ty lớn trong nước để xuất khẩu bọ cạp sang nước ngoài.
Rung minh canh san bo cap o Dong Nai voi dung cu
 Vợ chồng ông Nguyễn Tấn Đức trở về nhà sau nửa ngày rong ruổi bắt bọ cạp ở rừng. Ông Đức cho biết nhờ nghề mà mỗi tháng ông có thu nhập từ 6-8 triệu đồng.

Ảnh: Theo chân thợ săn chuột hốt bạc triệu mỗi ngày

Mỗi ngày, những thợ săn chuột đồng có thể thu được tiền triệu nhờ bán chuột cho thương lái, nhà hàng.

Ảnh: Theo chân thợ săn chuột hốt bạc triệu mỗi ngày
Anh: Theo chan tho san chuot hot bac trieu moi ngay
 Nghề săn chuột đồng ở xã Phú Thanh (huyện Tân Phú, Đồng Nai) hình thành từ năm 1997 và phát triển cho đến ngày nay. Thợ săn kỳ cựu Lương Hoàng Minh (45 tuổi) cho biết, thoạt đầu đây chỉ là trừ chuột để bảo vệ mùa màng nhưng lâu dần trở thành nghề không thể bỏ. "Suốt 20 năm qua, ngày nào chúng tôi cũng rong ruổi khắp những cánh đồng lúa ở các huyện trong tỉnh hoặc xa hơn như Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước để bắt chuột", ông nói.

Tin mới