Kinh doanh offline và online đang dần giao thoa nhau khi các cửa hàng có xu hướng kết hợp giữa 2 kênh này nhằm tiếp cận khách hàng đa điểm và bán hàng đa kênh.
Hiện nay, có tới 90% cửa hàng đều tận dụng thêm các kênh bán hàng online để gia tăng lượng tiếp cận khách hàng và mở rộng kinh doanh.
Bán online, doanh thu cả tỷ đồng
Theo khảo sát của Sapo trên 1.000 cửa hàng trong tổng số 10.000 khách hàng cho thấy, doanh thu của các cửa hàng online tăng khá mạnh trong năm 2017.
Cụ thể, gần 80% cửa hàng chia sẻ năm 2017 doanh thu có tăng trưởng so với năm 2016, trong đó 44% cửa hàng tăng trưởng trên 10% doanh thu.
Theo khảo sát của Sapo trên 1.000 cửa hàng trong tổng số 10.000 khách hàng đã cho thấy, doanh thu của các cửa hàng online tăng khá mạnh trong năm 2017. |
Thời trang - Phụ kiện, Đồ Mẹ & Bé là 2 nhóm ngành có tỷ lệ các cửa hàng có tăng trưởng cao nhất (92% shop thời trang phụ kiện và 83% shop đồ mẹ bé có tăng trưởng mạnh). Trong khi đó, 60% cửa hàng nhà thuốc với 2016 thì doanh thu không tăng trưởng thậm chí còn tệ hơn.
Có mối liên hệ rõ rệt giữa sự tăng trưởng này và ngân sách tiếp thị trong năm 2017. 33% các cửa hàng không tăng trưởng hoặc thụt lùi cho biết, họ không dành ngân sách cho tiếp thị, 65% tiếp thị với ngân sách dưới 20 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, với các shop chi tiếp thị trên 20 triệu đồng/tháng thì có tới 62% shop tăng trưởng doanh thu tốt mức trên 30% so với năm 2016.
Trung bình trong năm 2017 mỗi shop chi ngân sách cho tiếp thị khoảng 9 triệu đồng/tháng. Trong các nhóm ngành, kinh doanh Thời trang - Phụ kiện là nhóm ngành "đại gia" chiếm tỷ lệ cao ,với số cửa hàng chi nhiều tiền cho tiếp thị, quảng cáo từ 20-50 triệu đồng/tháng.
Cũng theo kết quả khảo sát, doanh thu trung bình của các cửa hàng trong năm 2017 khoảng 1,3 tỷ đồng.
Trong số đó, doanh thu dưới 500 triệu đồng chiếm 30%, từ 500 triệu - 1 tỷ đồng chiếm 32%, trên 1 tỷ đồng chiếm 38%. Nhìn chung giữa các nhóm ngành thì Thời trang - Phụ kiện vẫn dẫn đầu với mức doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng là 1,8 tỷ đồng.
Trong 1.000 cửa hàng được khảo sát, có tới 90% các cửa hàng kết hợp cả kinh doanh offline và bán hàng online, trong đó 55% cửa hàng có doanh thu online chiếm dưới 1 nửa tổng doanh thu và 35% cửa hàng có doanh thu online chiếm trên 1 nửa tổng doanh thu.
Thế ''chân vạc'' trong kinh doanh online
Top 5 kênh bán hàng được nhiều cửa hàng đánh giá có mang lại hiệu quả nhất lần lượt là: Bán hàng tại cửa hàng (87%), Facebook (80%), Website (53%), Zalo-Instagram (51%) và Phát triển đại lý/cộng tác viên (49%).
Trong đó, 3 kênh bán hàng tại cửa hàng, Facebook và website tạo thành thế “chân kiềng” trong kinh doanh và được đánh giá mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đa phần các shop quy mô 1-2 cửa hàng, nên chủ yếu là chủ shop tự làm các hoạt động tiếp thị. |
Gắn liền với các kênh bán hàng là các kênh tiếp thị phổ biến. Top 3 kênh tiếp thị được các cửa hàng sử dụng nhiều nhất đó là tiếp thị trên facebook (87%), tổ chức các chương trình tiếp thị tại cửa hàng (70%), tiếp thị online qua các kênh khác như email marketing, đăng bài trên diễn đàn, youtube... (51%).
Việc chạy quảng cáo Google adwords chỉ chiếm 38% (chưa bằng 1 nửa so với quảng cáo facebook). Dịch vụ quảng cáo báo chí với chi phí cao ít được sự hưởng ứng của các chủ shop (chỉ 26% cửa hàng từng sử dụng).
Đa phần các cửa hàng có quy mô 1-2 chi nhánh, nên chủ yếu chủ shop tự làm các hoạt động tiếp thị. Trong đó, có tới 61% là họ tự chạy quảng cáo trên facebook, 44% tự tổ chức các hoạt động tiếp thị tại cửa hàng và 31% tự khai thác trên các kênh online.
Tỷ lệ những shop có nhân sự riêng chuyên trách cho các hoạt động tiếp thị này không nhiều. Cụ thể có 21% shop có nhân sự tổ chức các chương trình tiếp thị tại cửa hàng, 15% tiếp thị quảng cáo facebook, 12% phát tờ rơi, áp phích.
Video: Bán hàng online, một người bị truy thu thuế 8 tỷ đồng
Ngoài ra, việc thuê dịch vụ ngoài cũng chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ, cao nhất vẫn là thuê ngoài chạy quảng cáo Facebook (12%), sau đó là PR quảng cáo báo chí (9%), chạy quảng cáo Google Adwords (8%).