Khán giả có mặt trong đêm "Trần Lập - Hẹn gặp lại". (Ảnh: Đoàn Bổng - Minh Tâm HD) |
Khán giả có mặt trong đêm "Trần Lập - Hẹn gặp lại". (Ảnh: Đoàn Bổng - Minh Tâm HD) |
Cách đây ít giờ, thủ lĩnh của ban nhạc Bức tường, chiến binh quả cảm nhạc sĩ Trần Lập đã qua đời sau 4 tháng chiến đấu với căn bệnh ung thư trực tràng quái ác. Ở vào tuổi 42 Trần Lập đã trở thành tấm gương dũng cảm cho tinh thần lạc quan, bình tĩnh trước mọi sóng gió của cuộc sống. |
Nhắc đến sự kiên cường của chàng rocker số 1 Việt Nam này không ít người biết tới hình bóng của người vợ hiền, bạn đời tâm giao của anh đã luôn vững vàng cùng anh chèo chống mọi khó khăn, thử thách đến giây phút cuối cùng. Trần Lập chia sẻ về người bạn đời đầy yêu thương trong đêm nhạc cuối cùng của mình. |
Đến tận lúc này, tên của vợ Trần Lập không được nhiều người biết đến nhưng những ai từng quen biết với anh đều biết, trong mỗi bước đường thành công hay thử thách của anh đều có bóng dáng của người phụ nữ này. Đặc biệt, từ khi công bố tình trạng bệnh đến người hâm mộ, trong mỗi chia sẻ của Trần Lập đều có dòng nói về vợ mình. |
Dù nhận hung tin nhưng chị vẫn bình tĩnh động viên anh cùng vượt qua. Chị nhắn nhủ lại chồng khi biết anh bị bệnh hiểm nghèo: “Cùng đối diện sự thật và vượt qua chồng nhé!”. |
Gia đình hạnh phúc của thủ lĩnh "Bức tường". Suốt những ngày sau đó, khi Trần Lập phải chịu đựng những cơn đau, những đợt điều trị và áp lực tinh thần thì bà xã vẫn kiên trì bên cạnh chăm sóc và làm chỗ dựa tinh thần cho anh. |
7 giờ 30 phút sáng ngày 23/3/2016, đám tang nhạc sĩ Trần Lập được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng (Hà Nội). Sự ra đi của thủ lĩnh Bức Tường để lại một niềm thương tiếc rất lớn cho gia đình, bạn bè anh cũng như hàng triệu fan hâm mộ nhạc rock. Trong đám tang của Trần Lập, những người bạn của anh cũng đã gửi đến những món quà chia tay vô cùng đặc biệt, đó là những cành hoa ban - loài hoa Trần Lập yêu thích nhất. |
Ngày 23/3 hàng trăm gương mặt lạ lẫm đã nắm chặt tay nhau cùng hát “Đường đến ngày vinh quang” để tiễn rocker – thủ lĩnh Bức tường về với đất mẹ.
Hình ảnh ấy cứ đọng lại mãi trong tâm trí tôi dù tôi không có cơ hội được trực tiếp có mặt trong giây phút vô cùng xúc động ấy dành cho anh – người chiến binh quả cảm nhất mà tôi từng biết.
Tôi vẫn cứ tự hỏi, nhạc sĩ Trần Lập đã làm điều kỳ diệu gì để những con người lạ mặt ngoài kia có thể bỏ xuống hết những lá chắn và nắm tay người bên cạnh cũng nghĩ về một điều tốt đẹp. Có thể họ khóc vì tinh thần chiến binh, dám bình tĩnh đương đầu với bệnh tật của anh.
Nhạc sĩ Trần Lập. |
Có mấy ai đủ bản lĩnh bước vào phòng phẫu thuật sau 2 ngày biết mình bị ung thư. Rồi sau ca mổ ấy, dù biết cơ thể mình đang chết đi từng ngày bởi sự xâm lấn của những tế bào ung thư ác tính, anh vẫn mỉm cười, vẫn làm tròn trách nhiệm một người chồng, người cha, người nghệ sĩ truyền những ngọn lửa ấm áp đến cộng đồng.
Tôi cho rằng, chất thủ lĩnh vốn chảy trong máu của Trần Lập, không phải đến khi anh phải đối diện với sự sống chết anh mới vùng dậy chiến đấu giành lại. Nếu để ý trong những câu hát “Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi để ta khắc tên mình trên đời dù ta biết gian nan đang chờ đón…” là khí thế của một dũng sĩ ra đi thì “Đừng sống giống như hòn đá, sống không một tình yêu, sống chỉ biết riêng mình, tâm hồn luôn luôn băng giá”… ta sẽ thấy một tinh thần luôn luôn “động”, một trái tim luôn hướng về phía trước của anh.
Vẫn biết tinh thần chiến binh được báo chí nhắc nhiều từ trường hợp của ca sĩ trẻ Wanbi Tuấn Anh, diễn viên – người mẫu Duy Nhân hay Thương Sobey… Nhưng phải đến Trần Lập người ta mới thấy tinh thần ấy lan tỏa mãnh liệt đến vậy. Suốt tuần qua, trên khắp các phương tiện thông tin, người ta luôn nhắc về anh, về tinh thần mà Trần Lập để lại, tôi mới nghiệm ra rằng, hóa ra không chỉ những bệnh nhân ung thư mà tất cả cũng chúng ta đều cần tinh thần chiến binh ấy trong đời sống này.
Nhờ Trần Lập tôi biết rằng, không phải cứ vác trên vai vũ khí, cứ giương mũi giáo ra trận mới là chiến binh thực thụ. Cần nhất vẫn là bản lĩnh, tâm thế bình thản để tìm ra thứ tốt nhất cho bản thân, cho những người xung quanh mình.
Mỗi ngày chúng ta đều phải đối mặt với những nguy cơ, phần lớn chọn cách xù lông, chọn thái độ đối đầu và bàng quang với những bên cạnh mình, miễn sao không ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân. Trần Lập đã đi ngược lại điều ấy. Chỉ trong bốn tháng ngắn ngủi chiến đấu với bệnh tật, điều lớn nhất anh làm được chính là truyền tải nhiều thông điệp sống ý nghĩa cho cộng đồng.
Những điều anh chia sẻ trong đêm nhạc “Những đôi bàn tay thắp lửa”, cách anh đón nhận tình cảm của bạn bè, đồng nghiệp và người hâm mộ. Thật khó để một người đang đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết có thể an nhiên san sẻ mọi thứ mình có cho học trò, cho những người đồng cảnh như Trần Lập.
Trần Lập trong liveshow cuối cùng. |
Trong đêm nhạc “những đôi bàn tay thắp lửa”, người ta thấy Trần Lập di chuyển một cách nặng nề sau những đợt hóa trị nhưng lên sân khấu anh hát như thể mang toàn bộ năng lượng của mình vào từng lời hát. Toàn bộ kinh phí thu được từ đêm nhạc anh dành tặng cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Nhưng ý nghĩa của hoạt động mà Trần Lập mang lại còn lớn lao hơn nhiều như thế. Anh giúp nhóm lên ngọn lửa yêu thương trong mỗi con người bình thường.
Có thể nhiều người cũng giống như tôi, không tin rằng Trần Lập đã đi về phía bên kia thế giới. Rằng những điều truyền thông đã đưa về anh hơn 1 tuần qua, trong 4 tháng anh đồng hành cùng căn bệnh chỉ là một cơn ác mộng. … Nhưng tiếng nẹt pô, làn khói dài của đoàn motor sáng qua đã mang anh trở về với những đỉnh vinh quang của riêng mình.
Có thể, quãng đời sống 42 năm của anh quá ngắn. Nhiều người tiếc nuối, xót xa khi thấy người vợ hiền, con ngoan của anh sẽ phải đi tiếp đoạn đường dài vắng bóng anh. Người hâm mộ muốn thấy anh thêm nữa, muốn anh góp thêm nhiều “đốm lửa” cho đời.
Với tôi. Trần Lập đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Chúng ta sẽ không cô đơn bởi gia tài mà Trần Lập để lại lớn hơn bất kỳ sự đong đếm nào. Và sẽ còn lớn hơn nữa khi những “đốm lửa” ấy được tiếp thêm từ chính trong tim mỗi người bình thường đang sống.