Hàng trăm cầu ở miền Trung đợi... sập

(Kiến Thức) - Trên cung đường quốc lộ từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa có 70 cây cầu thì gần 40 chiếc nằm trong diện “báo động đỏ”, có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào.

Hàng trăm cầu ở miền Trung đợi... sập

Nguyên nhân là do hầu hết cầu trên quốc lộ 1A đoạn qua miền Trung đều được thiết kế xây dựng từ trước năm 1975 theo hình thức kết cấu dầm bê tông cốt thép thường và chịu ứng lực. Đến thời điểm này, toàn bộ dầm bê tông cầu đều đang ở giai đoạn hỏng nghiêm trọng.

Miền Trung có 68 cây cầu yếu

Những ngày qua, dư luận lại xôn xao về cầu Đà Rằng - cây cầu dài nhất ở miền Trung (dài hơn 1,5km, gồm 36 nhịp - PV) xuất hiện nhiều vết nứt và có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Sự cố trên cầu được phát hiện vào sáng 5/3, khi tấm cao su kê gối cầu ở nhịp cầu 28 bị dịch chuyển về phía thượng lưu sông Ba, làm cầu yếu, gây rung lắc mỗi khi có xe qua lại. Tại hiện trường, mặt cầu có những vết nứt rộng hơn 1cm, sụt lún, lan can cầu bị bung ra do mặt cầu bị dịch chuyển; mỗi khi có xe qua lại cây cầu rung lên bần bật.

Cầu Đà Rằng, một trong số 68 cầu yếu ở miền Trung đã xuất hiện nhiều vết nứt nghiêm trọng.
 Cầu Đà Rằng, một trong số 68 cầu yếu ở miền Trung đã xuất hiện nhiều vết nứt nghiêm trọng.

Ông Bùi Tô Hoài – Phó Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ V cho biết: “Tấm gối cầu bằng cao su bị xoay và trôi ra ngoài, gây dầm sụp lún xuống hơn 50cm; trụ T27 và 2 tấm gối cầu bằng cao su dày 50cm kê trên đầu dầm số 1 và số 2 (tính từ thượng lưu) của nhịp số 28 bị dịch chuyển ra khỏi đá kê gối khoảng 60cm. Vì vậy, 1/2 mặt cầu xe chạy bên phải tuyến phía nam trụ T27 bị lún thấp hơn mặt cầu phía bắc 3cm, lan can tay vịn ống thép bị xô lệch, nghiêng hở. Hiện 2 tấm gối cao su kê trên đầu dầm nhịp số 27 cũng bị trôi lệch ra ngoài. Mặt cầu có những vết nứt rộng hơn 1cm”, ông Hoài cho biết.

Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, Sở GT-VT Phú Yên đã bố trí lực lượng kiểm tra, theo dõi thường xuyên mọi hư hỏng phát sinh của cầu để kịp thời đề xuất hướng xử lý; đồng thời, chỉ cho phép xe ô tô con, xe khách dưới 16 chỗ và phương tiện thô sơ qua cầu Đà Rằng cũ. Còn xe tải trọng lớn sẽ phân luồng qua cầu Hùng Vương (TP Tuy Hòa), hoặc đi theo các trục đường quốc lộ 26 và quốc lộ 14.

Sau vụ tai nạn sập cầu nghiêm trọng xảy ra tại bản Chu Va 6 (xã Sơn Bình, Tam Đường, Lào Cai) mới đây làm 8 người chết và 37 người bị thương, dư luận đặt ra câu hỏi: Liệu cả nước có bao nhiêu cây cầu đã xuống cấp? bao nhiêu cây cầu có nguy cơ sắp sập?

Phóng viên đặt câu hỏi trên với lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ V thì được một vị lãnh đạo cho biết: "Chắc chắn sẽ có hàng trăm cây cầu sắp sập. Theo đơn vị này, chỉ tính sơ bộ từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa hiện có đến 70 cây cầu yếu, trong đó có 36 cây cầu nằm trong diện báo động đỏ, cần được triển khai xây dựng cầu mới để thay thế càng sớm càng tốt. Ông Đỗ Huy Thành, trưởng phòng quản lý giao thông, Khu Quản lý đường bộ V ngao ngán: “Những cây cầu như Châu Ổ, Bà Ngà, Bà Tòa (Quảng Ngãi), cầu Quán Cau (Phú Yên), cầu Rọ Tượng (Khánh Hòa), cầu Kế Xuyên và An Tân (Quảng Nam)… đã có trên 40 năm sử dụng nhưng do thiếu vốn nên hàng giờ nó vẫn phải gồng mình gánh nhiều phương tiện vận tải qua lại. Rất mệt mỏi và lo lắng khi phải quản lý số cầu yếu nói trên. Mà nói về cầu yếu thì cả nước chứ không riêng gì miền Trung. Cánh lái xe biết, đơn vị quản lý biết, cục biết, bộ biết... Tất cả đều biết, nhưng tiền đâu mà làm”.

Hàng loạt cầu treo cũng “đung đưa”

So với các tỉnh miền Trung, Quảng Nam là một trong những địa phương dẫn đầu về số lượng cầu treo do địa hình nhiều sông suối, độ dốc lớn. Ông Trương Văn Cận, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Quảng Nam cho biết, tỉnh này có hơn 160 cầu treo, trong đó gần 2/3 do nhà nước đầu tư còn lại chủ yếu do người dân tự làm bằng gỗ, lồ ô, tre nứa để qua sông, lên nương rẫy. Hiện, hàng chục cầu treo ở các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang (Quảng Nam) đang trong tình trạng "báo động đỏ", có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào, nhất là trong mùa mưa bão.

Tương tự, tỉnh Quảng Ngãi có 24 cầu treo do cấp huyện, xã quản lý thì có đến 15 cầu đã xuống cấp nghiêm trọng. Cụ thể, huyện Trà Bồng có 3 cầu treo thì cũng đã bị hư hỏng mặt cầu gỗ, hệ thống dây treo bị gỉ, dầm ngang bị ăn mòn.... Còn tại huyện miền núi Ba Tơ, đợt mưa lũ vượt đỉnh lịch sử cuối năm 2013 đã gây hỏng khoảng 10 cầu treo bắc ngang qua các sông, suối đến nay mới chỉ khắc phục tạm thời. Ông Phạm Tấn Dũng, Phó chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi xác nhận thông tin trên và cho biết: “Hàng ngày có hàng nghìn người dân và phương tiện đi qua những cây cầu yếu này rất nguy hiểm. Chúng tôi cũng đã kiến nghị lên cấp trên nhưng do thiếu tiền nên vẫn chưa được đầu tư sữa chữa".

“40% người Việt ăn cắp” và nỗi khổ người Việt trên đất Nhật

(Kiến Thức) - Không chỉ ăn cắp vặt, một bộ phận người Việt trên đất Nhật còn trốn vé tàu, thiếu trật tự... khiến cộng đồng người Việt nói chung bị liên lụy, kỳ thị tại Nhật. 

“40% người Việt ăn cắp” và nỗi khổ người Việt trên đất Nhật

Mới đây, cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật đưa ra thống kê cho thấy số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012.

Riêng 6 tháng đầu năm 2013 đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.

Số liệu được công bố trên báo Sankei vào ngày 27/02 trong bản tin liên quan tới việc cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vì cáo buộc thông đồng tuồn hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam để tiêu thụ.

Hàng loạt vụ người Việt ăn cắp tại Nhật bị phát giác

Mới đây nhất là vụ một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không quốc gia Vietnam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.

Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt.
 Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt. 

Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.

Tháng 12/2013, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.

Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.

Riêng trong tháng Một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình ăn cắp vặt này.

Người Việt bị “xa lánh” trên đất Nhật

Không chỉ tật ăn cắp vặt, vào thời gian gần đây dư luận còn đưa tin khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật có những biểu hiện không tốt như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu..., thậm chí sống ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt Nam. 

Trước tình trạng ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật, nhiều siêu thị ở nước này thậm chí đã ghi biển "nhắc nhở" người Việt.

Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.

Tác giả của bức ảnh là anh Đặng Công Trọng, hiện đang là du học sinh tại Nhật Bản.

Theo anh Trọng kể lại, bức ảnh cảnh báo bằng tiếng Việt được chụp vào ngày 19/3/2013, khi anh cùng với một số người bạn khác đi phỏng vấn ở một công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama (Nhật Bản).

Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. Ảnh minh họa.
 Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. Ảnh minh họa.

"Hôm đó, khi nhóm chúng tôi đi xuống công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama để phỏng vấn, khi ghé vào siêu thị gần ga Nanasato để mua một số đồ thì thấy biển cảnh báo này. Thực sự, lúc đó chúng tôi đã cảm thấy choáng, ngại và buồn thật vì trên tấm biển cảnh báo đó chỉ có 2 thứ tiếng là Việt và Nhật", anh Trọng cho hay.

"Thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ việc người Việt Nam ăn cắp vặt bị bắt và bị đuổi về nước. Hơn thế nữa, không ít trường hợp mỗi khi nhắc đến ai đó, người Nhật thường nói cụm từ ""bê tô na mư zin". Lên tàu nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm khư khư trước bụng.

Thực sự là rất buồn nên sau đó, chúng tôi mới đưa bức ảnh này lên Facebook cá nhân nhằm mục đích để chính những người Việt đang học tập, làm việc, sinh sống ở Nhật Bản có đọc được thì hãy cùng suy nghĩ và sửa đổi, đừng để cái gì người ta cũng nêu "người Việt Nam" ra, rất đáng xấu hổ", anh Trọng chia sẻ.

Ông Đỗ Thông Minh, một người Việt sống tại Nhật 30 năm đã chia sẻ về vấn nạn này trên BBC: “Từ lâu rồi, cách đây cả chục năm, tôi đã từng đọc những bài báo của những người Nhật đi du lịch Việt Nam, họ đi phố ở Việt Nam và họ thấy rất nhiều hàng Nhật, nhưng một điều ngạc nhiên là giá cả những mặt hàng này còn rẻ hơn cả bên Nhật. Họ nghi ngờ hàng giả thì người bán hàng giải thích đây không phải là hàng giả, nhưng vì nó xuất xứ từ hàng ăn cắp nên nó mới được bán với giá rẻ như vậy…”

Ông Minh cũng cho hay, con số thống kê người Việt chiếm 40% trong tổng số các vụ người nước ngoài chôm đồ tại Nhật, một con số quá cao, đã ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng người Việt tại Nhật. Ông Minh cũng kể câu chuyện năm ngoái có siêu thị ở Nhật còn cấm người Việt vào vì những tật xấu này của người Việt.

Trụ cầu treo độn gạch: Lãnh đạo tỉnh giải thích quá vô lý!

(Kiến Thức) - Theo giới chuyên gia, trong các văn bản của Bộ GTVT, không có quy định nào cho phép đơn vị thi công sử dụng gạch làm trụ cầu, hoặc tạo mỹ thuật cho trụ cầu treo.

Trụ cầu treo độn gạch: Lãnh đạo tỉnh giải thích quá vô lý!

Liên quan đến việc cầu treo Chu Va 6 có trụ cầu bị độn gạch nung, trao đổi với báo chí mới đây, ông Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, cho biết: “Trụ cầu ốp gạch chỉ làm cho đẹp thôi, làm để hoàn thiện cho đảm bảo mỹ quan. Về việc này, UBND huyện đã điện báo cáo với Bí thư tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh”.

4 CSGT bị đình chỉ vì “móc túi công khai người đi đường“

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67), Công an TP HCM đã tạm đình chỉ  công tác đối với 4 CSGT của Đội CSGT Hàng Xanh để điều tra, xử lý.

4 CSGT bị đình chỉ vì “móc túi công khai người đi đường“

Chiều nay, theo nguồn tin riêng của Kiến thức, lãnh đạo PC67 vừa có quyết định đình chỉ công tác đối với 4 cán bộ Đội CSGT Hàng Xanh có liên quan đến đoạn video clip của một tờ báo mạng thông tin phản ánh "CSGT Hàng Xanh thản nhiên vạch ví lấy tiền người đi đường" để làm rõ nội dung bài báo và có hướng xử lý theo đúng quy định của ngành.

Tin mới