Hàng trăm dấu chân khủng long "khủng" tiết lộ điều thú vị

Một loạt các dấu chân khủng long mang dấu ấn khoa học có giá trị, vừa được phát hiện ở huyện Đường Thành, tỉnh Sơn Đông, phía Đông Trung Quốc.

Theo các chuyên gia về khảo cổ học, các dấu chân này có thể được phân loại thuộc về 7 loài khủng long khác nhau bao gồm loài theropod, deinonychu cỡ nhỏ, sauropods phytophagous và một số loài khủng long chim.

Hình ảnh khủng long. Ảnh minh họa: ThoughtCo.
 Hình ảnh khủng long. Ảnh minh họa: ThoughtCo.

Tổng cộng hơn 300 dấu chân khủng long gần như vẫn còn nguyên vẹn và có giá trị cao trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Ông Hình Lập Đạt, phó giáo sư trường Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, thành viên nhóm chuyên gia nghiên cứu cho biết: “Ở những nơi khác trên thế giới hoặc các khu vực khác ở Trung Quốc, những dấu chân khủng long được phát hiện chỉ của từ hai đến ba loài, tối đa là bốn. Nhưng ở đây có dấu chân của 7 loài khủng long thì thực sự đây là con số lớn, chứng tỏ đa dạng các loài khủng long sống ở đây khoảng 100 triệu năm trước. Điều này sẽ giúp ích cho chúng ta trong việc khôi phục cổ sinh thái học.”

Trong số các dấu chân khủng long được tìm thấy, những dấu vết của loài deinonychus được xác định nhờ hình dạng đặc biệt của chúng. Nhiều người gọi loài này là "kẻ giết người có móng vuốt". Ngón chân giữa của chúng luôn nghiêng và không bao giờ chạm mặt đất trong khi di chuyển. Vì vậy, chỉ có dấu của hai ngón chân trên dấu chân của loài này.

Các nhà khoa học Trung Quốc đang tích cực tiến hành nghiên cứu về các dấu chân khủng long còn sót lại trên khắp đất nước, nhằm phục vụ công tác khôi phục, nghiên cứu và giải đáp những gì còn bí ẩn về loài động vật đã tuyệt chủng trên trái đất này.

Phát hiện hóa thạch “khủng long biển” khổng lồ ở Ấn Độ

Một bộ xương hóa thạch của loài khủng long biển Ichthyosaur vừa mới được tìm thấy bên ngoài ngôi làng Lodai, tỉnh Gujarat, miền tây Ấn Độ.

Đây là hóa thạch đầy đủ nhất của loại cá được mệnh danh là “khủng long biển” sống vào khoảng 150 triệu năm trước, với kích cỡ to lớn như một chiếc thuyền. Hóa thạch được lưu giữ tốt sẽ giúp các nhà cổ sinh vật học hiểu về sự phát triển và phổ biến của loài cá cổ địa trong thế giới cổ đại, National geographic hôm 25/10 đưa tin.

Con đường nối châu Âu và châu Phi dưới thời khủng long

Loài khủng long mới được phát hiện to cỡ chiếc xe buýt từng đi qua sa mạc Sahara 80 triệu năm trước đây hé mở một con đường cổ đại nối giữa châu Phi và châu Âu trong suốt giai đoạn cuối của thời đại khủng long.

 
Có tên gọi khoa học là Mansourasaurus shahinae, loài khủng long này do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie phát hiện ra khi đào xới bờ biển Ai Cập. Xương của chúng cho thấy gần với loài từ châu Âu và châu Á hơn là khủng long ở châu Phi hay Nam Mỹ. Phát hiện này tiết lộ một con đường cổ đại chưa từng biết tới nối liền châu Phi và châu Âu từng được mô tả như “Chén Thánh” (Holy Grail).

Tin mới