Hàng trăm tấn cá lồng chết: Do biến động môi trường, khí độc cao

Cục Thủy sản nhận định, nguyên nhân ban đầu hàng trăm tấn cá lồng chết ở Hải Dương do biến động môi trường (hàm lượng oxy hòa tan thấp, nồng độ khí độc cao vượt giới hạn cho phép).

Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa ban hành văn bản gửi các Sở NN&PTNT gửi các tỉnh, thành có nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt để cảnh báo sau vụ việc cá lồng chết hàng loạt trên sông Thái Bình (Hải Dương).
Đáng chú ý, đề cập hiện tượng cá nuôi lồng bè bị chết tại tỉnh Hải Dương, Cục Thủy sản nhận định, nguyên nhân ban đầu do biến động môi trường (hàm lượng oxy hòa tan thấp, nồng độ khí độc cao vượt giới hạn cho phép) làm suy giảm sức đề kháng trên cá nuôi, là cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Hang tram tan ca long chet: Do bien dong moi truong, khi doc cao
Cục Thủy sản nhận định, nguyên nhân ban đầu hàng trăm tấn cá lồng chết ở Hải Dương do biến động môi trường (hàm lượng oxy hòa tan thấp, nồng độ khí độc cao vượt giới hạn cho phép). 
Cục Thủy sản yêu cầu Hải Dương cần triển khai một số nội dung. Trong đó, thu gom toàn bộ xác cá chết lên bờ xử lý vôi bột và chôn lấp để tránh ô nhiễm môi trường; tuyên truyền người dân không sử dụng cá chết để ăn, chế biến làm thực phẩm cho người hoặc gia súc.
Vệ sinh sát trùng toàn bộ lưới lồng, dụng cụ nuôi bằng thuốc sát trùng; treo túi vôi xung quanh lồng nuôi, tạo điều kiện trao đổi nước giữa trong và ngoài lồng nuôi.
Phối hợp với các đơn vị có chức năng liên quan tiếp tục lấy mẫu nước, mẫu trầm tích và mẫu cá; rà soát, phát hiện và xử lý các nguồn xả thải tại các vùng nuôi cá lồng bè để xác định chính xác nguyên nhân gây chết trên cá nuôi lồng bè. Dừng thả nuôi đến khi có kết quả phân tích chính xác của cơ quan chuyên môn và điều kiện môi trường cho phép.
Tiếp tục thống kê chính xác số lồng, khối lượng cá thiệt hại để làm căn cứ đề xuất hỗ trợ cho người nuôi theo quy định tại Nghị định 02/NĐ-CP ngày 09/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng; bổ sung vitamin và khoáng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá nuôi. Giảm hoặc ngừng cho ăn khi điều kiện thời tiết, môi trường vùng nuôi bất lợi. Che nắng cho lồng nuôi bằng lưới lan (màu đen) hai lớp. Đối với vùng có nguy cơ gây chết cá cao nên di chuyển lồng bè đến nơi có điều kiện môi trường phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá nuôi.
Theo Cục Thủy sản, dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thủy sản lồng bè.
Ngoài ra, kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa tại một số tỉnh trọng điểm năm 2023 cho thấy, một số thông số môi trường có giá trị vượt giới hạn cho phép bao gồm: Coliform, N-NO2, COD, Chlorophyll a, N-NH4+, P-PO43, chất lượng môi trường có xu hướng ô nhiễm.
Đặc biệt vào giai đoạn chuyển mùa, các yếu tố môi trường biến động mạnh kết hợp với mưa/lũ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của thủy sản nuôi. Một số vùng nuôi cần đặc biệt lưu ý, như trên sông Đuống, sông Thái Bình (Bắc Ninh, Hải Dương); sông Lô, sông Gâm (Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ…), sông Cái Vừng (An Giang); sông La Ngà (Đồng Nai); sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) và một số sông ở khu vực miền Trung, Nam bộ... thường xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng bè chết hàng loạt.
Cục Thủy sản đề nghị Sở NN& PTNT các tỉnh, thành phố có nuôi cá lồng bè hướng dẫn, tuyên truyền, hỗ trợ người nuôi kiểm soát, phòng ngừa, giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm soát, phát hiện và xử lý các nguồn xả thải ở các vùng nuôi.
Như Tri thức và Cuộc sống đưa tin, những ngày qua, tình trạng cá nuôi lồng trên sông Thái Bình địa phận xã Tiền Tiến và phường Nam Đồng, thành phố Hải Dương chết hàng loạt khiến người nuôi cá lồng chịu thiệt hại lớn. Số liệu thống kê chưa đầy đủ của Sở NN&PTNT, có khoảng 300 tấn cá nuôi lồng bị chết. Con số thiệt hại cụ thể đang được các cơ quan chức năng thống kê.
Ngày 5/4, UBND tỉnh Hải Dương có văn bản chỉ đạo giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương xác định các nguyên nhân gây chết cá. Đồng thời tăng cường theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình nuôi cá lồng trên sông; hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục tình trạng cá chết.
Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quan trắc chất lượng nguồn nước trên các tuyến sông, tập trung tại các khu vực có nuôi cá lồng bị chết; chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị liên quan, tổ chức rà soát các nguồn thải vào các khu vực sông có nuôi cá lồng.
UBND huyện, thành phố, thị xã tăng cường theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình cá chết và hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục, thu gom, xử lý cá chết; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát các nguồn thải trên các tuyến sông. Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, liên tục cho các vùng nuôi cá lồng.
Tại cuộc họp chiều 8/4, lãnh đạo Sở NN&PTNT Hải Dương đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm xác định các nguyên nhân gây thiếu oxy trong nước, rà soát các nguồn thải vào khu vực sông có nuôi cá lồng.
Cùng với đó, UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung theo dõi sát diễn biến tình hình cá nuôi lồng bị chết, hướng dẫn hộ nuôi thu gom, xử lý xác cá chết đảm bảo không để thải ra môi trường; chuẩn bị tốt nguồn điện tại khu vực có lồng cá. Các địa phương tuyên truyền hộ nuôi tăng cường tạo sục khí oxy, thuốc chống sốc; các ngành, địa phương kết nối và tạo điều kiện tối đa cho các thương lái đến thu mua cá.
Các công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải và Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương, Công ty cổ phần quản lý công trình đô thị Hải Dương kiểm tra, kiểm soát việc xả chất thải, nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi trong phạm vi quản lý.

>>> Mời quý độc giả xem video: Bà Lê Thị Kim Loan, quận Tây Hồ, Hà Nội nói về việc không nên vứt bát hương, tro... xuống Hồ Tây gây ô nhiễm môi trường.

  

Hải Dương: Rà soát nguồn thải, tìm nguyên nhân 300 tấn cá lồng chết

UBND tỉnh Hải Dương giao các cơ quan chức năng khẩn trương xác định nguyên nhân gây chết cá lồng, trong đó có rà soát các nguồn thải vào các khu vực sông có nuôi cá lồng.

Những ngày qua, một số lồng nuôi cá trên sông Thái Bình thuộc địa phận các xã Tiền Tiến, phường Nam Đồng (TP Hải Dương) xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt với khối lượng khoảng 300 tấn và hiện con số này chưa dừng lại.
Mới đây, UBND tỉnh Hải Dương đã có văn bản chỉ đạo gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố việc tập trung khắc phục và xác định nguyên nhân cá nuôi lồng chết.

Nông dân đau xót nhìn cá lồng chết và món nợ hàng tỷ đồng

Nhìn những bao đựng xác cá xếp bên thành lồng, ông Đỗ Văn Nhạ, người nuôi cá lồng trên sông Thái Bình buồn rầu nói về số cá chết và món nợ gần 30 tỷ.

Mấy ngày qua, tình trạng cá nuôi lồng trên sông Thái Bình qua thành phố Hải Dương chết hàng loạt khiến người nuôi cá lồng chịu thiệt hại lớn.
Hơn 300 tấn cá chết, các hộ nuôi thiệt hại nặng nề

Sớm xác định nguyên nhân thiếu oxy khiến hàng trăm tấn cá lồng chết

Lãnh đạo Sở NN&PTNT đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm xác định các nguyên nhân gây thiếu oxy trong nước, rà soát các nguồn thải vào khu vực sông có nuôi cá lồng.

Chiều 8/4, ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở NN&PTNT đã chủ trì buổi làm việc với các địa phương, sở ngành liên quan bàn giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho các hộ nuôi cá lồng bị chết.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở NN&PTNT Hải Dương đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm xác định các nguyên nhân gây thiếu oxy trong nước, rà soát các nguồn thải vào khu vực sông có nuôi cá lồng.

Tin mới