Hạnh phúc phụ thuộc vào thái độ sống

(Kiến Thức) - Một người có hạnh phúc trong cuộc sống hay không không dựa vào việc anh ta có một công việc tốt, một tình yêu đẹp, hay một tài khoản ngân hàng "khủng", mà phụ thuộc vào thái độ sống của anh ta. 

Thái độ sống là điều có ý nghĩa tiên quyết đối với thành công, hạnh phúc của cuộc đời mỗi người.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Thái độ sống chính là một lăng kính mà qua đó chúng ta nhìn cuộc đời tốt đẹp hay xấu xa, đưa đến cho chúng ta những cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau. Người có thái độ tích cực nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ, người tiêu cực lại chỉ thấy một màu xám xịt, ảm đạm mà thôi. Thực tế là, dù cuộc sống của bạn có thế nào đi nữa, nhưng nếu biết cách thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với hoàn cảnh, bạn có thể thay đổi được cuộc sống của mình theo hướng tự chủ, có thể kiểm soát và do đó chắc chắn bạn sẽ hạnh phúc hơn những người khác. 
Trước mọi vấn đề, dù khó khăn đến đâu, người sống tích cực sẽ luôn suy xét một cách khách quan, tìm cách đơn giản hóa vấn đề và cố gắng giải quyết chúng. Thái độ sống lạc quan sẽ khiến cho người tích cực luôn quan tâm đến những điều đem lại hạnh phúc, sự hài lòng cho bản thân và những người xung quanh. Thay vì ngồi than thở về những khó khăn, họ sẽ tìm cách thay đổi chúng và tin tưởng vào khả năng mình sẽ làm được. Đây chính là khởi đầu cho hướng đi tốt đẹp của người có thái độ sống tích cực. Vì khi nỗ lực để giải quyết vấn đề chính là họ đang khai thác khả năng bản thân, nâng cao năng lực, hoàn thiện bản thân và cải thiện cuộc sống của họ.
Ai cũng nghĩ rằng một gia đình yên ấm, tiền bạc, danh vọng... là những điều làm cho con người ta hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bao giờ và không phải ai cũng có hoàn cảnh sống thuận lợi để cảm thấy mình may mắn, hạnh phúc. Thứ duy nhất bạn có thể chọn lựa chính là thái độ sống. Người hạnh phúc không phải là người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, mà là người biết lựa chọn thái độ sống đúng đắn trong bất kỳ hoàn cảnh nào. 

Nói chưa sõi đã đi học kỹ năng

- Chị Hà Kim Thanh (Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội) cho cậu con trai mới 2 tuổi theo học lớp kỹ năng sống ở một trường mầm non quốc tế. Học phí cho lớp học này khá cao. Do cháu chưa biết nói nên không thể kiểm tra được hiệu quả của việc học như thế nào. Chị Thanh cho rằng, cho con đi học để yên tâm, hy vọng lớn lên cháu sẽ có kỹ năng sống tốt.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Lời bàn: Học kỹ năng mềm không đơn giản là các kỹ năng nói chung mà còn là việc tạo ra nhân cách con người. Đó là thái độ sống, giá trị sống căn bản như tạo cho trẻ tính thật thà, dũng cảm, biết cách thương yêu và biết cách vượt lên hoàn cảnh sống. Nó giúp trẻ biết cách tổ chức cá nhân, cách chào hỏi, cách sắp xếp đồ chơi, cách trình bày vấn đề ngắn gọn súc tích. Vì thế, cho trẻ học kỹ năng mềm vào khoảng 3 tuổi - lúc bắt đầu đi học mẫu giáo là tốt nhất. Nếu cho trẻ học sớm hơn thì trẻ rất khó tiếp thu vấn đề và chưa hiểu, chưa phân biệt được. Ngược lại, nếu cho trẻ đi học muộn quá, khi những kỹ năng đã hình thành thói quen thì sẽ rất khó sửa.

TS Phan Quốc Việt (Giám đốc Trung tâm đào tạo kỹ năng Tâm Việt)

Ghét cô giáo, con liên tục đòi chuyển trường

- Chị Nguyễn Hằng Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) than thở không biết làm thế nào với cô con gái ương bướng của mình. Mấy hôm nay, cháu liên tục đòi chuyển trường. Đây là lần chuyển trường thứ 4 của cháu dù năm nay cháu mới học lớp 7.

Tin mới