Hành tinh khổng lồ có thời gian hoàn thành quỹ đạo "khủng"

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ một số kính viễn vọng trên mặt đất, các nhà thiên văn học phát hiện một ngôi sao có tên HR 5183 chứa một hành tinh khổng lồ có thời gian hòan thành quỹ đạo trong khoảng từ 45 đến 100 năm. 

Hành tinh khổng lồ có thời gian hoàn thành quỹ đạo "khủng"

Quỹ đạo của hành tinh này rất lập dị, đưa nó từ trong quỹ đạo của Sao Mộc đến ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương.

Theo đó, HR 5183 còn được gọi là HD 120066, là một ngôi sao loại G0 cách xa khoảng 103 năm ánh sáng.

Được đặt tên là HR 5183b, hành tinh mới được phát hiện này có khối lượng gấp khoảng 3,2 lần sao Mộc và khoảng 7,7 tỷ năm tuổi.

Hành tinh này không giống với bất kỳ ngoại hành tinh nào khác mà chúng ta đã phát hiện cho đến nay, Sarah thuộc Viện công nghệ Caltech nói.

Hanh tinh khong lo co thoi gian hoan thanh quy dao
Nguồn ảnh: Space. 

Các hành tinh khác được phát hiện ở rất xa các ngôi sao chủ của chúng có xu hướng lệch tâm rất thấp, có nghĩa là quỹ đạo của chúng có hình tròn hơn.

Sự thật rằng HR 5183b có độ lệch tâm cao như vậy, nói lên một số khác biệt trong cách nó hình thành hoặc phát triển so với các hành tinh khác.

Bên cạnh đó, hành tinh này dành phần lớn thời gian để lảng vảng ở phần bên ngoài của ngôi sao chủ trong quỹ đạo rất lập dị.

Để HR 5183b nằm trên quỹ đạo lệch tâm như vậy, nó phải chịu được một cú đá hấp dẫn từ một số vật thể khác.

Kịch bản hợp lý nhất là hành tinh này từng có một người hàng xóm có kích thước tương tự. Khi hai hành tinh đủ gần nhau, một hành tinh đã đẩy hành tinh kia ra khỏi hệ thống, buộc HR 5183b rơi vào quỹ đạo rất lệch tâm.

Giáo sư Howard  nhận định, về cơ bản 5183b lao vào như một quả bóng bị phá hủy, đánh bật mọi thứ ra khỏi hệ thống.

Phát hiện này cho thấy sự hiểu biết của chúng ta về các hành tinh ngoài Hệ mặt trời vẫn còn nhiều thứ bí ẩn thú vị chưa kịp khám phá.

Các nhà thiên văn học đã sử dụng dữ liệu từ Máy quang phổ Echelle độ phân giải cao (HIRES) trên kính viễn vọng Keck I tại Đài thiên văn WM Keck ở Hawaii, Đài thiên văn Lick ở Bắc California và Đài thiên văn McDonald ở Texas để thực hiện nghiên cứu này.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Những hành tinh "lừa đảo" con người ngoạn mục

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học tưởng chừng đã phát hiện ra được các hành tinh sáng giá, nhưng thực tế đây đều là hành tinh không thực, các hành tinh đã "lừa đảo" con người với những bất ngờ ấn tượng nhất.

Những hành tinh "lừa đảo" con người ngoạn mục
Nhung hanh tinh
Hành tinh X. Đây là hành tinh mà nhà khoa học Percival Lowell đặt giả thuyết nằm bên ngoài Hải Vương Tinh. Thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh không có hành tinh nào tồn tại bên ngoài Hải Vương tinh. Do đó, ngày nay cụm từ hành tinh X được dùng để chỉ những hành tinh bí ẩn chưa được khám phá. 

Tiểu hành tinh to ngang kim tự tháp Kheops tiến gần Trái đất

Vào ngày 28/8/2019, OU1 sẽ ở gần Trái đất hơn 40 lần so với Sao Kim.

Tiểu hành tinh to ngang kim tự tháp Kheops tiến gần Trái đất
Tieu hanh tinh to ngang kim tu thap Kheops tien gan Trai dat
Ảnh minh họa Newsweek. 
Theo NASA, một tiểu hành tinh có khả năng nguy hiểm, lớn hơn Kim tự tháp Giza, còn được gọi là Kim tự tháp Kheops, sẽ tiếp cận Trái đất vào cuối tháng 8, dữ liệu của cho thấy điều này.

Hàng loạt tín hiệu lạ từ ngoài hành tinh truyền tới Trái Đất

Một hệ thống kính viễn vọng vô tuyến đã bắt được 8 cụm tín hiệu lạ ngoài hành tinh, có thể bắt nguồn từ nơi cách Trái Đất hàng tỷ năm ánh sáng.

Hàng loạt tín hiệu lạ từ ngoài hành tinh truyền tới Trái Đất
Hang loat tin hieu la tu ngoai hanh tinh truyen toi Trai Dat
Tín hiệu vô tuyến ngoài hành tinh liên tục truyền đến Trái Đất. Ảnh: express.co.uk 
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện hàng loạt chớp sóng vô tuyến (Fast Radio Burst - FRB). Được tìm thấy lần đầu vào năm 2007, những chớp sóng vô tuyến này có thể bắt nguồn từ nơi cách Trái Đất hàng nghìn, hàng triệu hay thậm chí hàng tỷ năm ánh sáng.

Các tín hiệu FRB lặp đi lặp lại được phát hiện bởi Canadian Hydrogen Intensity Mapping Experiment (CHIME), một hệ thống kính viễn vọng vô tuyến tại Canada.

Cụ thể, CHIME đã bắt được 8 cụm tín hiệu lạ ngoài hành tinh. Mỗi cụm tín hiệu được phát đi từ một nguồn, phát nhiều lần lặp đi lặp lại. 6 trong số 8 cụm tín hiệu chỉ lặp lại 1 lần sau lần phát đầu tiên, 1 cụm lặp lại 2 lần, cái còn lại lặp lại 3 lần. 8 cụm tín hiệu mới này đã nâng tổng số cụm tín hiệu lặp đi lặp lại mà người trái đất bắt được lên 11.

Tất cả các FRB đều ngắn, sắc nét, và sự thật về chúng hiện vẫn còn gây tranh cãi. FRB rất mạnh, có khi chỉ kéo dài vài mili giây, nhưng đủ phát ra nguồn năng lượng hơn cả năng lượng từ 500 triệu mặt trời trong khoảnh khắc đó.

Nhiều nhà khoa học cho rằng FRB có thể sinh ra từ một sự kiện vũ trụ lớn, ví dụ sự va chạm của 2 sao neutron mang nguồn năng lượng khổng lồ, nhưng cũng có thể là tín hiệu từ một nền văn minh ngoài trái đất.

"Các FRB lặp đi lặp lại mang ý nghĩa rất lớn. Chúng có giá trị trong việc nghiên cứu và định vị các thiên hà. Bên cạnh đó, việc theo dõi, phân tích các bước sóng có thể giúp xác định xem những FBR này có nguồn gốc từ đâu", Ryan McKinven, một trong những nhà nghiên cứu chia sẻ.

Bên cạnh đó, các tín hiệu FRB lăp đi lặp lại cũng có thể giúp các nhà khoa học trả lời một số câu hỏi về FRB không lặp lại. "Việc khám phá ra các FRB này giúp chúng tôi có thể mở ra những cánh cổng mới để tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ", Pragya Chawla, một nhà nghiên cứu từ Đại học McGill nói.

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục công trình nhằm tìm ra các thiên thể bí ẩn đã gửi đi những cụm tín hiệu lạ này. Trong báo cáo mới nhất, các nhà nghiên cứu cho rằng các tín hiệu FRB lặp đi lặp lại có thể xuất phát từ rìa của dải Ngân hà (Milky Way).

Tuy nhiên, họ vẫn cần thêm thời gian để định vị chính xác hơn.Các kết quả hiện đã công bố trực tuyến và sẽ được đăng tải trên The Astrophysical Journal Letters.

Tin mới