Hành trình đỏ - Chia sẻ yêu thương, niềm tin và sức sống

(Kiến Thức) - Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương phối hợp cùng nhãn hàng Dr.Thanh tổ chức chương trình "Giọt máu tri ân" tại Sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội.

Ngày 27/7, Hành trình đỏ - chương trình hiến máu nhân đạo do Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương phối hợp cùng nhãn hàng Dr.Thanh tổ chức "trạm" cuối cùng tại sân vận động Mỹ Đình Hà Nội. Đây là ngày hội hiến máu lớn nhất trong hành trình đỏ, mang tên "Giọt máu tri ân".

Bầu không khí sôi sục tại ngày cuối cùng của hành trình trên đất Thủ Đô.
Bầu không khí sôi sục tại ngày cuối cùng của hành trình trên đất Thủ Đô. 

Trước đó, ngày 26/7/2013 đoàn đã đến thăm, tặng quà cho các bệnh nhân tại Trung tâm Thalaseemia thuộc Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.

Thalassemia, hay còn gọi là tan máu bẩm sinh, đây là căn bệnh nguy hiểm về máu, thế giới chưa có thuốc điều trị và là một bệnh di truyền theo gen. Tại Việt Nam hiện có hơn 5 triệu người mang gen bệnh, 20 nghìn người cần điều trị và truyền máu hằng ngày, mỗi năm có gần 2.000 trẻ sơ sinh mắc căn bệnh hiểm nghèo này.

Song thực trạng này vẫn chưa được xã hội quan tâm 1 cách đúng mức, đặc biệt là lượng máu dự trữ để phục vụ quá trình điều trị. Trên thế giới, bình quân là 7% dân số mắc chứng bệnh này, còn ở Việt Nam có khoảng 3% dân số mang gen bệnh tương đương 5 triệu người. Việt Nam đang là một trong những nước có tỉ lệ mắc bệnh cao trên bản đồ Thalassemia thế giới. Tỷ lệ này còn lên đến 40 – 45% ở các dân tộc ít người khi vấn đề hôn nhân cận huyết vẫn tồn tại.

Ngoài vận động người dân tham gia hiến máu cứu người, các tình nguyện viên còn tuyên truyền đến hàng triệu người về căn bệnh tan máu bẩm sinh và những ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của hoạt động hiến máu.

Chiến sĩ cùng dân tham gia hiến máu
Chiến sĩ cùng dân tham gia hiến máu

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phó giám đốc Trung tâm Thalasssemia xúc động nói: “Liều thuốc" duy nhất cứu sống các bệnh nhân là máu, tuy nhiên, tinh thần và sự chia sẻ là "liều thuốc" còn quý giá hơn cả đối với các bệnh nhân”.

Ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát, đơn vị đã đồng hành trên suốt chặng đường Hành trình đỏ trong hơn 20 ngày đêm chia sẻ: “Chúng tôi cũng như bao nhiêu người công dân tích cực của đất nước chỉ mong muốn tất cả mọi người được sống trọn vẹn, được tận hưởng những niềm vui. Vì vậy, Tân Hiệp Phát đồng hành cùng chương trình và hy vọng tất cả mọi người trên khắp mọi miền Tổ quốc hãy cùng nhau chia sẻ tình yêu thương của mình đến tất cả mọi người”.

Bạn Thanh Huyền - tình nguyện viên Hành trình đỏ của chặng Hà Nội - Tây Bắc tiếp lời: “Núi cao không ngại, đường xa cũng không nản, tất cả các thành viên trong nhóm đang gấp rút hoàn thành mọi kế hoạch, sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ, quyết tâm đem những kiến thức của mình để phong trào hiến máu tình nguyện thực sự được lan rộng và phát triển trên mảnh đất Tây Bắc còn nhiều thương khó, lắm gian lao này”.

Xuất phát từ hai hướng khác nhau, một hướng từ đất mũi Cà Mau ngày 6/7/2013, một hướng từ Điện Biên Phủ ngày 20/7/2013 rồi cùng nhau đoàn tụ tại thủ đô Hà Nội vào ngày 27/7/2013, đoàn đã tổ chức 15 ngày hội tuyên truyền hiến máu lớn, thu về được tổng cộng 11.796 đơn vị máu.

Tại mỗi điểm dừng chân, từ vùng sông nước Nam Bộ đến vùng Cao nguyên hùng vĩ, từ miền Trung cát trắng, gió lào đến vùng cách mạng Tây Bắc, khẩu hiệu “ Yêu thương và chia sẻ, kết nối dòng máu Việt” luôn được đông đảo quần chúng nhân dân cùng các chiến sĩ tình nguyện Hành trình đỏ đoàn kết hô vang.

Hành Trình Đỏ 2013, hành trình của “Yêu thương và Chia sẻ” đã khép lại nhưng âm vang của nó sẽ còn đọng mãi trong trái tim hàng triệu người Việt Nam luôn hướng về cộng đồng.

Người đàn ông 65 lần hiến máu

(Kienthuc.net.vn) - Lễ tôn vinh 100 người kiến mái tiêu biểu sẽ diễn ra vào 10/6/2012 tại Cung Văn hóa Hữu nghị (Hà Nội). Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu – ngày 14/6 hàng năm.

 Trong số 100 tấm gương hiến máu tiêu biểu được tôn vinh lần này, có những người đã hiến máu nhiều lần như: ông Vũ Ngọc Linh (ở TPHCM, hiến máu 65 lần – là người hiến máu nhiều lần nhất trong 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc), bà Nguyễn Thị Hồng Điệp (ở Đồng Nai, hiến 57 lần)…

Có những người vừa hiến máu vừa vận động người thân và cộng đồng tích cực tham gia hiến máu như: ông Hồ Công Triệu ở Bắc Giang hiến máu 21 lần, vận động 15 người trong dòng họ thường xuyên hiến máu; anh Đỗ Văn Thảo (ở Chương Mỹ, Hà Nội) hiến máu 16 lần, vận động vợ, họ hàng và rất nhiều thanh niên trong xã đi hiến máu…

Cùng ngày 10/6, ngày hội hiến máu với thông điệp “Chung một hành động – Kết nối sự sống” sẽ được tổ chức tại Cung văn hóa hữu nghị (91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), dự kiến sẽ thu được 1.500 đơn vị máu phục vụ cho điều trị bệnh.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, hơn 18 năm qua, kể từ ngày 24/1/1994 – Ngày hiến máu nhân đạo đầu tiên được phát động, theo thống kê đã có hơn 3,5 triệu người đã trực tiếp hiến máu. Đó là những tấm lòng với nghĩa cử rất cao đẹp, vì sức khỏe cộng đồng sẵn sàng hiến dâng cả những giọt máu quý giá của mình, thật đáng trân trọng.

Hoài Hương

Nghịch lý xài sang: nhập hàng trăm tỷ đồng huyết tương ngoại

Việt Nam tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để nhập huyết tương (điều trị các bệnh tay-chân-miệng, máu không đông, băng huyết sau sinh…). Trong khi đó, một lượng lớn huyết tương của người hiến máu tình nguyện phải đổ bỏ. Vì sao?

Tin mới