Hành trình làm thuê, làm chủ của nữ doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang

Lê Diệp Kiều Trang sở hữu bảng thành tích học tập đáng nể, từng làm việc cho nhiều công ty lớn như HSBC, McKinsey. Sau một thời gian giữ vai trò CEO Facebook Việt Nam và Go-Viet, bà Trang hiện là đồng sáng lập quỹ đầu tư Alabaster.

Tháng 9/2019, Lê Diệp Kiều Trang khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định rời vị trí CEO Go-Viet (nay là Gojek Việt Nam) chỉ sau 5 tháng ngồi ghế nóng.

3 tháng sau, bà xuất hiện tại "Diễn đàn lãnh đạo trẻ Việt Nam 2019” với một vai trò hoàn toàn mới - đồng sáng lập quỹ đầu tư Alabaster. Tại đây, “cô gái vàng” trong giới startup Việt đã nói về tham vọng của Alabaster cũng như giới thiệu một số giải pháp có tác động ở cấp độ toàn cầu mà quỹ này đầu tư.

Như vậy, sau quãng thời gian đi làm thuê cho các công ty lớn, Lê Diệp Kiều Trang cuối cùng lại quay về với niềm đam mê khởi nghiệp của mình.

Hanh trinh lam thue, lam chu cua nu doanh nhan Le Diep Kieu Trang

Lê Diệp Kiều Trang - đồng sáng lập quỹ đầu tư Alabaster.

Cô gái của những danh hiệu thủ khoa

Lê Diệp Kiều Trang (Christy Lê) sinh năm 1980 tại TP HCM trong một gia đình có truyền thống kinh doanh. Cha của bà là ông Lê Văn Trí, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina).

Anh trai của bà Trang là ông Lê Trí Thông, nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á và hiện là CEO Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). Chồng của bà là ông Sonny Vũ – một doanh nhân gốc Việt nổi tiếng tại Thung lũng Silicon.

Ngoài gia thế “khủng”, Lê Diệp Kiều Trang được biết đến với bảng thành tích học tập đáng nể. Từ khi học lớp 9, bà đã được đặc cách theo học đại học tại chức tiếng Anh của Đại học Nguyễn Tất Thành. Bà cũng là thủ khoa đầu vào và đầu ra của trường THPT Lê Hồng Phong – một trong những trường chuyên trung học hàng đầu của TP HCM.

Năm 1998, Lê Diệp Kiều Trang nhận học bổng dự bị đại học 2 năm tại Anh. Năm 2000, bà giành học bổng Đại học Oxford và theo học ngành kinh tế và quản trị. Với điểm số nằm trong top 5 của trường, bà Trang giành được học bổng thạc sĩ.

Sau khi đỗ thủ khoa thạc sĩ ngành kinh tế, Lê Diệp Kiều Trang được trao tiếp học bổng tiến sĩ, nhưng vì nhận thấy hướng học thuật không phù hợp với mình nên bà tạm gác lại việc học và trở về Việt Nam năm 2005.

Trước khi sang Mỹ định cư năm 2008, bà Trang từng có thời gian làm việc cho Ngân hàng HSBC tại TP HCM. Tại Mỹ, bà tiếp tục học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Quản trị Sloan của MIT và tốt nghiệp thủ khoa năm 2011. Sau đó, bà Trang đầu quân cho Tập đoàn tư vấn tài chính McKinsey tại Boston, bang Massachusetts.

Hanh trinh lam thue, lam chu cua nu doanh nhan Le Diep Kieu Trang-Hinh-2

Lê Diệp Kiều Trang thời học Oxford. Ảnh: FBNV

Thương vụ 260 triệu USD

Năm 2011, khi còn đang yêu thích công việc tại McKinsey, Sonny Vũ - chồng Lê Diệp Kiều Trang đã khuyến khích bà về khởi nghiệp với Misfit. Startup tại Thung lũng Silicon này chuyên về các thiết bị theo dõi sức khỏe và đo vận động của cơ thể. Lê Diệp Kiều Trang từng đảm nhiệm vai trò COO (giám đốc vận hành) và CFO (giám đốc tài chính) tại Misfit.

Năm 2012, công ty giới thiệu Misfit Shine - thiết bị thông minh đeo trên người để theo dõi, đo đạc các chỉ số sức khỏe - lên website Indiegogo để gọi vốn cộng đồng (crowdfunding).

Chưa đầy 10 giờ đồng hồ sau khi được đăng tải, dự án đã đạt được con số mục tiêu đề ra là 100.000 USD. Kết thúc thời gian, Misfit Shine huy động được nguồn vốn lên đến 846.000 USD với gần 8.000 người tham gia tài trợ.

Nhờ sự thành công này, công ty thu hút được nhiều quỹ đầu tư lớn trên thế giới. Qua 4 năm xây dựng và phát triển, Misfit gọi thành công 3 vòng tài trợ vốn với giá trị gần 63 triệu USD. Cuối năm 2015, Tập đoàn đồng hồ Fossil của Mỹ mua lại Misfit với giá 260 triệu USD.

“Nhiều người nói việc bán lại Misfit quá đáng tiếc, nhưng mỗi người có những đam mê cá nhân. Trong ngành này, tôi thấy mọi người luôn muốn tạo ra các công nghệ mới hơn là chỉ ngồi mãi với một sản phẩm”, Lê Diệp Kiều Trang chia sẻ về quyết định bán Misfit tại một sự kiện do Startup Grind Vietnam tổ chức.

Theo bà Trang, trong một số lĩnh vực kinh doanh, người sáng lập thường muốn xây dựng và gắn bó với sản phẩm của mình suốt đời, thậm chí truyền lại sự nghiệp cho con cháu. Tuy nhiên, hầu hết các công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon đều không nghĩ đến điều này. Nhiều startup đang thành công vẫn bán đi để chuyển sang lĩnh vực khác.

Cựu COO Misfit cũng cho rằng đối với lĩnh vực công nghệ, “sản phẩm chỉ là sản phẩm”. Ở một giai đoạn nhất định, sản phẩm đó có thể được đánh giá là hay và phù hợp với thị trường nhưng theo thời gian nó cũng trở nên lỗi thời.

Ngoài ra, nhiều kỹ sư tại Misfit cũng cảm thấy hứng thú với việc ông Sonny Vũ chuyển sang một công nghệ mới - hơn là chỉ dừng lại ở các thiết bị đeo và cố gắng cải tiến nó.

“Nội bộ team và anh Sơn (Sonny Vũ) đều có hứng thú đó nên từ 2014 Misfit đã thử nghiệm công nghệ mới dù chưa công bố sản phẩm. Misfit ra sản phẩm thiết bị đeo tại thời điểm thị trường rất ‘hot’ nhưng chúng tôi nhận ra rồi nó cũng sẽ qua đi. Việc Fossil mua lại Misfit là chiến lược hợp lý vì họ có thể phát triển sâu hơn dòng sản phẩm này”, bà Trang lý giải.

Hanh trinh lam thue, lam chu cua nu doanh nhan Le Diep Kieu Trang-Hinh-3

Lê Diệp Kiều Trang thời làm CEO Go-Viet. Ảnh: Go-Viet

“Sau tất cả” Lê Diệp Kiều Trang lại trở về với startup

Sau khi bán lại Misfit cho Fossil Group, Lê Diệp Kiều Trang giữ vị trí Phó Chủ tịch vận hành tập đoàn kiêm Tổng Giám đốc Fossil Việt Nam. Hơn 2 năm sau, bà Trang rời công ty này và trở thành người đầu tiên đảm nhận vị trí CEO Facebook Việt Nam.

Tuy nhiên, chỉ sau hơn 9 tháng, bà Trang quyết định rời Facebook với lý do không thu xếp được công việc gia đình. Đến tháng 4/2019, cựu COO Misfit được bổ nhiệm vào vị trí CEO Go-Viet thay ông Nguyễn Vũ Đức. Chia sẻ tại thời điểm đó, Lê Diệp Kiều Trang cho biết đây là công việc thú vị khó tìm.

"Nhìn thấy thành công của nền tảng đa dịch vụ Gojek làm thay đổi sâu sắc đời sống tại Indonesia, tôi cũng mong nhìn thấy những thành công này tại Việt Nam. Trong thế giới công nghệ tại thời điểm này, thật khó có thể tìm thấy công việc nào thú vị hơn", bà Trang nói.

Sau khi rời Go-Viet, Lê Diệp Kiều Trang xuất hiện với vai trò đồng sáng lập quỹ đầu tư Alabaster. Tuy nhiên, nữ doanh nhân này từng chia sẻ rằng vợ chồng bà đã bắt đầu Alabaster từ năm 2016. Thời điểm đó, ông Sonny Vũ là người tìm ra các startup có triển vọng trên thế giới, còn bà đánh giá về mặt tài chính.

“Mục tiêu của Alabaster là hỗ trợ những nhà sáng lập mang các công ty có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của con người và môi trường”, bà Trang nói tại "Diễn đàn lãnh đạo trẻ Việt Nam 2019”.

Bên cạnh vai trò đồng sáng lập quỹ, Lê Diệp Kiều Trang còn đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tại một số startup trong danh mục đầu tư của Alabaster như Arevo hay Harrison.ai. Trong đó, Arevo là công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon, sở hữu công nghệ sản xuất sản phẩm bằng phương pháp in 3D với nguyên liệu sợi carbon.

Superstrata, xe đạp sợi carbon nguyên khối đầu tiên trên thế giới, là một sản phẩm ứng dụng công nghệ in 3D của Arevo. Chỉ trong vòng 24 giờ đầu tiên chào bán trên Indiegogo, sản phẩm này đã đạt cán mốc 1 triệu doanh số.

Còn Harrison.ai là công ty trong lĩnh vực y khoa được sáng lập bởi 2 anh em người Việt du học tại Australia. Startup này phát triển phần mềm tự động phân tích các hình ảnh X-quang và cung cấp cho các bác sĩ hỗ trợ quyết định theo thời gian thực.

Cận cảnh siêu dinh thự đẹp như mơ tăng giá bằng lần sau vài tháng

Siêu dinh thự 7 phòng ngủ ở Beverly Hills, Los Angeles (Mỹ), có tên là “Opus”, đã có mặt trên thị trường trong hai năm và tăng giá gần 20 triệu đô la (~465 tỷ đồng) chỉ sau vài tháng.

Can canh sieu dinh thu dep nhu mo tang gia bang lan sau vai thang

Quốc hội đồng ý kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đến hết 31/12/2023

Quốc hội thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ ngày 15/8/2022 đến hết ngày 31/12/2023.

Quoc hoi dong y keo dai Nghi quyet 42 ve xu ly no xau den het 31/12/2023

Với dự báo nợ xấu có xu hướng tăng trong thời gian tới, Quốc hội đồng ý kéo dài Nghị quyết số 42/2017/QH14 từ ngày 15/8/2022 đến hết ngày 31/12/2023

Trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14, Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu tại Báo cáo số 174/BC-CP ngày 11/5/2022, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của Nghị quyết.

Đồng thời, Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng; trình Quốc hội xem xét chậm nhất tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nhấn mạnh rằng, các cân đối lớn của nền kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro bao gồm nguy cơ nợ xấu, lạm phát tăng cao; sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn; công tác thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa có chuyển biến tích cực…

Do đó Nghị quyết yêu cầu Chính phủ và các cơ quan kiểm soát chặt chẽ lạm phát, nợ xấu và có giải pháp căn cơ, bền vững nhằm định hướng nguồn lực của nền kinh tế vào sản xuất, kinh doanh. Bảo đảm cân đối cung – cầu, bình ổn giá cả hàng hóa, nhất là giá xăng, dầu…

Tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm ngày 15/8/2017 là 541.6 ngàn tỷ đồng. Nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực tính đến 31/12/2021 là 251.3 ngàn tỷ đồng.

Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380.2 ngàn tỷ đồng bằng 47.9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Tính trung bình nợ xấu đã xử lý đạt khoảng 5.67 ngàn tỷ đồng/tháng, cao hơn mức trung bình 3.25 ngàn tỷ đồng/tháng trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (từ năm 2012 - 2017).