Hành trình vực dậy cơ ngơi tỷ đô sau phá sản của Jeff Bezos Trung Quốc

Sẵn sàng đương đầu với thất bại, Richard Liu Qiangdong đã thành công khi xây dựng JD.com trở thành tập đoàn thương mại điện tử hùng mạnh, uy tín tại Trung Quốc, chỉ xếp sau Alibaba của Jack Ma về mặt doanh thu.

Hành trình vực dậy cơ ngơi tỷ đô sau phá sản của Jeff Bezos Trung Quốc
Liu Quiangdong sinh ra tại Suqian, một thành phố nghèo thuộc tỉnh Giang Tô, trong một gia đình làm nghề bán than. Những năm đầu theo học Đại học ở Bắc Kinh, ông đã quyết định tìm hiểu về lập trình máy tính, đi làm thêm khắp nơi để có tiền trang trải cuộc sống. Khi đã tích lũy được một số vốn nhất định, Liu quyết định mở nhà hàng ngay gần trường để kinh doanh.
Tỷ phú Richard Liu, người sáng lập tập đoàn thương mại điện tử JD.com.
Tỷ phú Richard Liu, người sáng lập tập đoàn thương mại điện tử JD.com. 
Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm quản lý, các nhân viên tại cửa hàng liên tiếp rút ruột ngân quỹ, khiến nhà hàng phá sản sau vài tháng khai trương. Liu rơi vào cảnh nợ nần, phải đi làm thuê tại công ty sản phẩm y tế Japan Life. Tại đây, ông đã học thêm về kỹ năng quản lý, thiết lập hệ thống tài chính trong kinh doanh.
Năm 1998, sau khi lấy lại sự tự tin và thanh toán xong các khoản nợ, Liu quyết định ‘đánh cược’ thêm một lần nữa. Chỉ với 12.000 Nhân dân tệ (khoảng 41 triệu VNĐ), ông thành lập công ty Jingdong Century Trading, chuyên buôn bán thiết bị lưu trữ cho máy tính.
Sau một thời gian kinh doanh, ông quyết định thay đổi chiến lược, biến công ty thành nhà cung cấp thiết bị lưu trữ máy tính cho các mối buôn trên toàn quốc. Chỉ trong vòng 5 năm, Liu đã thiết lập được 1 chuỗi gồm 12 cửa hàng, đạt doanh thu hơn 10 triệu tệ (khoảng 34 tỷ VNĐ).
Đến năm 2003, khi đại dịch hô hấp cấp tính nặng (SARS) bùng phát tại Trung Quốc, khiến 300 người tử vong, nhiều người không dám bước chân ra đường, Liu quyết định chuyển hướng đầu tư vào thương mại điện tử, điều cho phép họ mua sắm mà không cần ra ngoài, tránh tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
Đây là một chiến lược khá rủi ro. Năm 2005, sau khi JD.com hoàn tất việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, doanh số bán hàng giảm xuống mức 30 triệu tệ, chưa bằng một nửa so với năm trước. Đồng thời, ông phải vật lộn cạnh tranh với tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Jack Ma nên tình thế càng trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, Liu không hề nao núng, và trong 5 năm từ 2004 cho đến 2009, công ty đã đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là hơn 300%.
Tháng 3/2014, Liu nhận được chiếc phao cứu sinh từ một đối thủ của Alibaba là Tencent, khi tập đoàn này mua lại 15% cổ phần của JD với giá 214,7 triệu USD bằng tiền mặt. Đồng thời Tencent cũng chuyển giao cho JD các công ty con chuyên về thương mại điện tử QQ Wanggou và Paipai.Đến tháng 5/2014, JD.com đã được IPO tại sàn Nasdaq ở Mỹ, huy động được 1,8 tỷ USD.
Theo Forbes, hiện tỷ phú Liu đang nắm giữ 9,4 tỷ USD, là người giàu thứ 18 tại Trung Quốc, và xếp thứ 174 trên bảng xếp hạng các tỷ phú trên toàn thế giới.
Là nhà sáng lập kiêm CEO trang thương mại điện tử lớn thứ nhì của Trung Quốc là JD.com (chiếm 25% thị phần), Liu đang nuôi nhiều tham vọng tạo ra cách mạng trong ngành này. JD.com đã đi trước cả Amazon của Mỹ trong việc sử dụng rộng rãi máy bay điều khiển từ xa (drone) để giao hàng, và công ty đang nhắm tới việc mở rộng sang thị trường dịch vụ tài chính và bảo hiểm.
Trong quý I/2017 vừa qua, JD.com đạt doanh thu 11,1 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận ròng của công ty cũng đạt 51,5 triệu USD, đánh dấu quý đầu tiên có lãi sau nhiều năm liền chịu lỗ để thúc đẩy tăng trưởng.
Tham vọng của Liu vẫn chưa có điểm dừng. Sau khi đã có mặt tại các đô thị lớn, kể từ năm 2015 JD.com đã bắt đầu tiến vào thị trường nông thôn. Ông đang đặt mục tiêu có mặt tại hơn 300.000 ngôi làng trên khắp Trung Quốc, bằng một nửa số làng cả nước. Để giao hàng cho những nơi xa xôi, công ty đã phát triển các chiếc drone có thể chở được 5-8 gói hàng, và hi vọng sẽ có 100 tuyến giao hàng bằng drone vào cuối năm 2017 này.

Choáng ngợp cách tiêu tiền xa hoa nhất của các tỷ phú

(Kiến Thức) - May áo bằng vàng, bọc kín xe bằng kim cương, làm giấy vệ sinh tiền tỷ... là những cách tiêu tiền xa hoa của tỷ phú thế giới.

Choáng  ngợp cách tiêu tiền xa hoa nhất của các tỷ phú
Choang  ngop cach tieu tien xa hoa nhat cua cac ty phu
Nhiều cách tiêu tiền xa hoa của các tỷ phú thế giới khiến ai nhìn vào cũng phải choáng váng. Pankaj Parakh, một doanh nhân giàu có bậc nhất ở Ấn Độ từng chơi trội khi đặt may áo bằng 4 kg vàng để kỷ niệm tuổi 45 của mình.

Tỷ phú công nghệ mất 16 tỷ USD trong một ngày

Theo Bloomberg, tài sản ròng của các tỷ phú công nghệ đã bốc hơi gần 16 tỷ USD do sự bất ổn của các cổ phiếu.

Tỷ phú công nghệ mất 16 tỷ USD trong một ngày
Thị trường chứng khoán thứ Hai (25/9) chứng kiến phiên bán tháo cổ phiếu của nhiều công ty công nghệ giá trị, khiến tài sản của các tỷ phú công nghệ giảm hơn 15,5 tỷ USD.

Tỷ phú Internet và câu chuyện bỏ học lập nghiệp từ 16 tuổi

16 tuổi tự mở công ty trong... phòng ngủ, 25 tuổi sở hữu hơn 1000 tỷ, đây là một trong những tỷ phú trẻ nhất thế giới.

Tỷ phú Internet và câu chuyện bỏ học lập nghiệp từ 16 tuổi
Gurbaksh Chahal là một doanh nhân người Ấn Độ nổi tiếng trong lĩnh vực mạng Internet. Anh sinh ra và lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở Ấn Độ, gia đình anh theo đạo Sikh. Từ nhỏ, Chahal đã được cha định hướng trở thành bác sĩ hoặc kiến trúc sư – những nghề nghiệp được coi là “dễ kiếm tiền, dễ được kính trọng”. Tuy nhiên, vì muốn giúp đỡ gia đình sớm thoát khỏi cảnh nghèo, Chahal đã quyết định thôi học để khởi nghiệp dù vấp phải sự phản đối kịch liệt của cha.
Ty phu Internet va cau chuyen bo hoc lap nghiep tu 16 tuoi
 Chân dung tỷ phú Gurbaksh Chahal.

Tin mới