Hậu Brexit: Giải mã mối duyên nợ lắm thăng trầm Anh - EU

(Kiến Thức) - Sự kiện Brexit hiện là chủ đề nóng trên thế giới với câu chuyện lịch sử đặc biệt về mối quan hệ giữa Anh với Liên minh châu Âu.

Những ngày qua, sự kiện Brexit không chỉ là vấn đề nóng được quan tâm ở Anh, Liên minh châu Âu (EU) mà còn tác động đến tình hình thế giới. Theo đó, kết quả cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6 cho thấy người dân Anh quyết định rời khỏi EU sau 43 năm gắn bó.
Sau khi kết quả trưng cầu dân ý trên được công bố, các thị trường tài chính toàn cầu bị tác động. Thủ tướng David Cameron - người ủng hộ chủ trương Anh ở lại EU. Sự kiện Brexit (Anh rời khỏi EU) đã trở thành một dấu mốc lịch sử ở Anh và EU. Khi nhìn lại lịch sử mối quan hệ giữa Anh và EU, chúng ta có thể nhận thấy đây là diễn biến mới nhất về mối quan hệ không hòa hợp giữa Anh và EU đã diễn ra trong 50 năm qua.
Cụ thể, năm 1957, Pháp, Đức, Bỉ, Italy, Luxembourg và Hà Lan ký kết Hiệp ước Paris để thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) - tiền thân của EU ngày nay. EEC ra đời trong bối cảnh nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia châu Âu sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc. Thêm vào đó, người ta còn tin rằng, các quốc gia châu Âu có quan hệ thương mại sẽ giảm bớt nguy cơ xung đột, chiến tranh với nhau.
Khi lần đầu tiên Vương quốc Anh đệ đơn xin làm thành viên EEC năm 1963, Tổng thống Pháp khi đó là Charles de Gaulle đã phủ quyết đề nghị này. Lý do được Tổng thống Gaulle đưa ra đó là ông không muốn tiếng Anh thay thế tiếng Pháp để trở thành ngôn ngữ chính trong cộng đồng EEC. Đến 10 năm sau, Anh cuối cùng cũng thành công khi tham gia nhóm kinh tế châu Âu. Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau khi gia nhập, Anh do dự nên đi hay ở lại EEC.
Hau Brexit: Giai ma moi duyen no lam thang tram Anh - EU
 Sự kiện Brexit tác động đến Anh, EU và thế giới.
Theo đó, năm 1975, Vương quốc Anh tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi rằng: “Bạn có nghĩ Anh nên ở lại Cộng đồng châu Âu hay không?”. Kết quả bỏ phiếu cho thấy 67% cử tri Anh nói "Có". Những cử tri đồng ý việc Anh rời EEC hầu hết ở 68 hạt hành chính, vùng lãnh thổ và Bắc Ireland. Chỉ có cử tri ở đảo Shetland và Western Isles nói “Không” với câu hỏi trên. Cũng chính từ đây, nội bộ đảng Công đảng Anh bị chia rẽ làm 2 phe. Do vậy, một số đã tách ra thành lập đảng mới là Dân chủ Xã hội (SDP).
Căng thẳng giữa EEC và Anh chính thức bùng nổ vào năm 1984. Vào thời điểm đó, Thủ tướng Anh Magaret Thatcher đã yêu cầu giảm bớt các khoản mà nước này phải đóng góp vào ngân sách chung của nhóm kinh tế châu Âu do gặp nhiều khó khăn. Anh là nước nghèo thứ 3 trong cộng đồng EEC nhưng lại phải đóng quỹ nhiều hơn các quốc gia khác mà chỉ nhận về số tiền trợ cấp không đáng kể vì sở hữu diện tích đất nông nghiệp ít ỏi. Tiền trợ cấp nông nghiệp thời điểm đó chiếm tới 70% tổng chi phí của EEC. Yêu cầu "giảm đóng góp" do Thủ tướng Thatcher khởi xướng vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay và đã giúp nước Anh giảm bớt đóng góp từ 20% ngân sách chung trong những năm 1980 xuống còn 12%.
Hiệp ước Maastricht có hiệu lực năm 1993 đã thành lập nên Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở tại Brussels, Bỉ. Trong đó, EEC (được đặt tên ngắn gọn lại còn EC) là nhân tố chính. Mục đích thành lập EU nhằm hòa hợp các nước châu Âu về cả chính trị lẫn kinh tế, bao gồm một chính sách đối ngoại thống nhất, các quyền công dân chung và một đơn vị tiền tệ chung là Euro (áp dụng đối với đa số các thành viên nhưng không bao gồm Anh).
Chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1997, Thủ tướng của Công đảng Tony Blair ủng hộ EU mạnh mẽ trong việc nỗ lực xây dựng lại các mối quan hệ với các nước thành viên EU trong suốt nhiệm kỳ. Tuy nhiên, nỗ lực đó của Thủ tướng Tony Blair "tan thành mây khói" khi xảy ra dịch “bò điên” vào khoảng cuối những năm 90. Vào thời điểm đó, Bỉ cấm nhập khẩu thịt bò từ Anh. EU cũng áp đặt lệnh cấm nhập khẩu thịt bò xuất xứ từ Anh và dỡ bỏ lệnh cấm đó vào năm 1999 nhưng kèm theo đó nhiều quy định khắt khe. Trong khi đó, Pháp vẫn thực hiện lệnh cấm nhập khẩu thịt bò xuất xứ từ Anh vài năm nữa.
Châu Âu và Vương quốc Anh không chỉ xảy ra mâu thuẫn về vấn đề thịt bò. Năm 2000, sau cuộc chiến kéo dài 27 năm tại Tòa công lý châu Âu ở Luxembourg, kẹo chocolate của Anh mới được bán rộng rãi ở khắp châu Âu. Trước đó, những người theo chủ nghĩa thuần túy học ở Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha và Italy và một quốc gia khác cho rằng chỉ nên sử dụng bơ ca cao để làm chocolate chứ không được dùng dầu thực vật. Theo đó, họ nhận định kẹo chocolate của Anh - bao gồm các nhãn hiệu nổi tiếng như Mars Bars, Kit-Kats và Cadburys - có quá nhiều sữa - nên muốn dán nhãn chúng dưới những cái tên như: “chocolate sữa hộ gia đình”, “món thay thế chocolate” hay thậm chí là "vegelate".
Năm 2007, sau khi những kế hoạch về việc xây dựng một hiến pháp chính thức cho toàn EU bị tan vỡ, các quốc gia thành viên đã hoàn thành cuộc đàm phán gây tranh cãi về Hiệp ước Lisbon, trong đó cho Brussels quyền hạn rộng lớn hơn. Thủ tướng Anh khi đó là Gordon Brown đã không tới dự buổi lễ ký kết hiệp định cùng với 26 nhà lãnh đạo khác. Sau đó, Thủ tướng Brown đã ký tên vào văn kiện trên ngày hôm sau nhưng vấp phải sự chỉ trích khi đã không bảo vệ được hiệp ước mà ông đã bỏ nhiều công sức để đàm phán.
Nhằm bảo vệ nền tài chính của nước Anh, David Cameron đã trở thành Thủ tướng Anh đầu tiên bác bỏ một hiệp ước của EU vào năm 2011. Đầu năm 2013, Thủ tướng Cameron đã đưa ra bài phát biểu được công chúng mong đợi đó là vạch ra các thách thức phải đối mặt với châu Âu cùng với cam kết sẽ đàm phán lại vai trò thành viên trong liên minh này nếu đảng Bảo thủ của ông giành được đa số ghế trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Đổng thời, tỷ lệ ủng hộ của cử tri Anh dành cho đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP) và quan điểm cứng rắn với EU của đảng Bảo thủ tăng mạnh.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế bất ổn tại Khu vực đồng tiền chung Eurozone và cuộc khủng hoảng di cư, UKIP và số người ủng hộ về một khả năng Brexit (Anh rời khỏi châu Âu) ngày càng tăng trong suốt nhiều năm qua. Sau khi tái đắc cử vào tháng 5/2015, Thủ tướng Cameron đã đàm phán lại về mối quan hệ Anh - EU, bao gồm cả vấn đề tiền trợ cấp cho người nhập cư, các biện pháp bảo vệ tài chính và những cách thức để Anh được quyền phản đối các quy định của EU dễ dàng hơn.
Đến tháng 2/2016, Thủ tướng Cameron tuyên bố các cuộc đàm phán không đạt được kết quả như mong muốn và thông báo ngày 23/6 sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh nên đi hay ở lại EU. Theo kết quả bỏ phiếu được công bố, người dân Anh đã quyết định "chia tay" với EU.

Những loại bánh trung thu "bá đạo" chỉ có ở Trung Quốc

Bánh nướng nhân mì ăn liền, nhân dưa muối chua hay bánh nướng xào cà chua… là những loại bánh trung thu kì lạ chỉ có ở Trung Quốc.

Nhung loai banh trung thu ba dao chi co o Trung Quoc
  Bánh nướng Trung thu chocolate nhân thịt bò cay là một trong những loại bánh trung thu kỳ lạ chỉ có ở Trung Quốc. Nhiều người cho rằng thịt bò và chocolate là hai món ăn hoàn toàn không hợp nhau. Nhưng một cửa hàng tại Trung Quốc đã kết hợp hai nguyên liệu “không đội trời chung” này vào một chiếc bánh trung thu có tên gọi đầy đủ là bánh nướng vỏ chocolate nhân thịt bò cay.

Lạ mắt những chiếc bánh trung thu độc đáo trên thế giới

(Kiến Thức) - Những chiếc bánh trung thu độc đáo nhất thế giới thu hút thực khách khắp nơi bởi cách chế biến riêng, với phong cách cực lạ.

La mat nhung chiec banh trung thu doc dao tren the gioi
 Bánh trung thu mang hình dáng chiếc điện thoại Nokia là một trong những chiếc bánh trung thu độc đáo nhất thế giới do hãng Starbucks sản xuất. Đây là món quà hoàn hảo cho các tín đồ công nghệ ở Đài Loan khi mua sản phẩm của hãng. 
La mat nhung chiec banh trung thu doc dao tren the gioi-Hinh-2
 Đây là chiếc bánh trung thu nặng gần 13 tấn, dày 20 cm được sản xuất ở Liêu Ninh, Trung Quốc vào năm 2007. Chiếc bánh phải mất 10 giờ để nướng trong lò. 

Tin mới