Hậu cách ly xã hội phòng dịch COVID-19: Hải Dương thực hiện mục tiêu kép thế nào?
Trong chỉ thị số 12 vừa ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã nêu ra 10 biện pháp tiếp tục phòng chống dịch bệnh COVID-19 và 5 giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái mới.
Hải Ninh
Ngày 1/3, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng đã ký ban hành Chỉ thị 12 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về tiếp tục phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái mới.
Không lơ là, chủ quan với dịch bệnh
Sau 34 ngày quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó có 15 ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Hải Dương đã chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.
Hải Dương gỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với thành phố Chí Linh và huyện Cẩm Giàng.
Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu "kép" của Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu tiếp tục tập trung cao độ, không một phút lơ là, chủ quan trong phòng chống dịch, quyết liệt đẩy lùi hoàn toàn dịch bệnh COVID-19 trong thời gian sớm nhất. Song hành là việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, ổn định đời sống nhân dân.
Theo Chỉ thị, từ ngày 3/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương thống nhất kết thúc 15 ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 trên toàn tỉnh, gỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với thành phố Chí Linh và huyện Cẩm Giàng chuyển toàn tỉnh sang một trạng thái mới, vừa phòng chống dịch bệnh COVID-19, vừa thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương thống nhất chỉ đạo thực hiện 10 biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới.
Cụ thể: Quán triệt sâu sắc các quan điểm, nguyên tắc, phương châm phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi cơ quan, gia đình là một pháo đài chống dịch". Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải thực sự gương mẫu để nhân dân thực hiện theo. Mỗi huyện, thị xã, thành phố, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… phải xây dựng, hoàn thiện một kế hoạch tổng thể về phòng, chống dịch COVID -19. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… phải chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương, đơn vị mình.
Tiếp tục "thần tốc" thực hiện các biện pháp giám sát phát hiện nhanh các ca nhiễm SARS-CoV-2, tiến hành khoanh vùng, truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, tổ chức điều trị hiệu quả, dập dịch dứt điểm, không để dịch có cơ hội lây lan với phương châm "dập dịch ngay từ đốm lửa nhỏ, không để lan thành ngọn lửa lớn", tiến tới dập dịch hoàn toàn.
Không lơ là phòng chống dịch bệnh.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Tổ COVID-19 cộng đồng, coi đây là một trong những biện pháp chiến lược, căn cơ, lâu dài, phòng chống dịch dựa vào nhân dân. Thường xuyên, liên tục tuyên truyền về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống với nhiều hình thức khác nhau đến mỗi người dân và từng hộ gia đình, từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp… nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong phòng, chống dịch bệnh tạo sự đồng thuận xã hội.
Yêu cầu công dân trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện tốt 5K. Tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên và xử phạt nghiêm những trường hợp không chấp hành tốt quy định 5K; nhất là những người khai báo y tế không trung thực gây hậu quả xấu cho xã hội phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục điều chỉnh một số hoạt động kinh tế, xã hội để tăng cường hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, cho tới khi đẩy lùi hoàn toàn bệnh COVID-19.
Các cơ quan đơn vị…phải tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 do UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh ban hành. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp một cách phù hợp bảo đảm an toàn dịch bệnh cho cán bộ, nhân viên và người lao động, học sinh, sinh viên.
Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 theo sự chỉ đạo của Chính phủ bảo đảm đúng đối tượng và tiến độ; huy động các nguồn lực tài chính hợp pháp từ ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp tiêm vắc-xin cho người lao động; tiến tới tiêm vắc-xin cho phần lớn người dân tỉnh Hải Dương. Không vì tiêm vắc-xin mà chủ quan với dịch bệnh, cần thực hiện nghiêm công thức: "vắc-xin + 5K" trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt là ở các nơi đang thực hiện phong tỏa, cách ly tập trung, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có đông công nhân, các khu dân cư có đông công nhân đang cư trú, tạm trú, các cửa ngõ giao thông của tỉnh, các tuyến đường giao thông quan trọng…; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19…
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 các cấp phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất về việc thực hiện các chủ trương, biện pháp phòng, chống COVID-19 ở các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, khu dân cư…
Xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân lơ là, chủ quan, không thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Ban Thường vụ Hải Dương chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, nghị quyết chuyên đề, công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; chỉ đạo tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo đánh giá những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Cụ thể, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể… khôi phục sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn trong trạng thái mới.
Đặc biệt, chú ý các giải pháp về bảo đảm nguồn nhân lực là người lao động cho các doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp FDI có đông công nhân, không để thiếu hụt lao động, nhưng phải bảo đảm an toàn về dịch bệnh trong doanh nghiệp.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn tiêu thụ nông sản còn tồn đọng, khôi phục sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị xuất khẩu và xuất đi các thị trường trong nước bảo đảm an toàn về dịch bệnh; tiếp tục tháo gỡ khó khăn về lưu thông hàng hóa, hoạt động dịch vụ, thương mại bảo đảm thông suốt, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu và phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh.
Tập trung thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn
Cùng với đó, duy trì tốt các hoạt động văn hóa, xã hội (được phép hoạt động) bảo đảm an toàn dịch bệnh, chú trọng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, truyền thông… nhằm nêu cao tinh thần đoàn kết, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống quê hương, cổ vũ tinh thần chống dịch COVID-19 của toàn dân.
Chuẩn bị phương án hoạt động trở lại của các các cơ sở giáo dục, đào tạo, các khu du lịch, di tích lịch sử, các cơ sở dịch vụ về văn hóa… bảo đảm an toàn về dịch bệnh.
Huy động các nguồn lực xã hội nhằm bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch bệnh; hỗ trợ cho công nhân bị mất việc, nhất là người lao động tỉnh ngoài đang tạm trú trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn do dịch bệnh.
Cùng với đó, thúc đẩy nhanh việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư để triển khai các dự án; nhất là các dự án phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công trình trọng điểm, các dự án của các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn đang triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời quyết liệt thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư để thu hút dòng vốn đầu tư FDI vào tỉnh.
Từ ngày 3/3, thành phố Hải Dương, thị xã Kinh Môn, huyện Cẩm Giàng và Kim Thành cơ bản thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TTg, ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ cho tới ngày 17/3/2021.
8 huyện còn lại thực hiện cơ bản theo Chỉ thị số 19/CT-TTg, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ cho tới khi dập dịch hoàn toàn; các xã, khu, điểm dân cư đang thực hiện quyết định phong tỏa thì tiếp tục thực hiện cho tới khi có quyết định kết thúc phong tỏa.
Các huyện, thành phố, thị xã chủ động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với mức độ nguy cơ đối với từng khu vực, địa điểm cụ thể trên địa bàn, bảo đảm không chủ quan, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực trong hoạt động lưu thông hàng hóa, sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.
>>> Mời độc giả xem thêm video Xử phạt nam thanh niên đăng tin sai sự thật về dịch COVID-19
Thêm một lần nữa, trong ngày truyền thống thiêng liêng của ngành y, những bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch COVID-19 kỷ niệm trong thầm lặng. Sự tri ân của nhân dân cùng lời chúc, sự động viên luôn mang nhiều ý nghĩa để vững vàng nơi tuyến đầu chống dịch.
30 ngày qua, đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại Hải Dương. Trong thời điểm khó khăn, người dân luôn dành trọn niềm tin vào đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch sẽ khống chế, dập tắt đẩy lùi dịch bệnh.
Không phụ lại sự kỳ vọng của nhân dân, các chuyên gia, bác sĩ, cán bộ y tế của Trung ương và địa phương đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm, nhiệt huyết, chung sức đồng lòng cùng Hải Dương chống dịch. Sự đóng góp của các bác sĩ, nhân viên y tế bằng trái tim, khối óc đã giúp Hải Dương kiểm soát dịch bệnh với gần 300 bệnh nhân đã được điều trị khỏi trong thời gian ngắn.
Đường xuất khẩu rộng mở, nông sản Hải Dương nhộp nhịp trở lại
Hải Phòng tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, nông sản Hải Dương, Hàn Quốc nhập cà rốt trở lại là những tín hiệu vui cho nông sản Hải Dương xuất khẩu.
Hải Phòng dừng chốt kiểm soát dịch COVID-19 và không kiểm soát với hàng hóa đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp và người dân trồng cà rốt Hải Dương thuận lợi xuất khẩu nông sản qua cảng Hải Phòng. Một tín hiệu vui khác đối với nông sản Hải Dương là việc Hàn Quốc sẽ nhập khẩu cà rốt trở lại từ ngày 4/3 giúp đẩy nhanh việc tiêu thụ lượng cà rốt đang tồn đọng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Mới đây, Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương cho biết, 2 ngày qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đã liên hệ đặt mua cà rốt để xuất khẩu đi Hàn Quốc. Hàng hoá thông thương thuận tiện hơn là tín hiệu đáng mừng đối với nông dân tại “thủ phủ” cà rốt ở huyện Cẩm Giàng. Cà rốt được giải phóng, nông dân thu bạc tỷ giữa mùa dịch COVID-19.