Nhà giáo Trịnh Lương (80 tuổi ở đường Xuân La, xã Xuân Đỉnh, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) kể: "Tôi là hậu duệ đời thứ 16 của chúa Trịnh. Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, con trai tôi là Trịnh Hồng Sơn sang làm nhiệm vụ ở Bungari bị giết hại và nhiều lao động người Việt bị mắc kẹt bên đó. Tôi xin Bộ Ngoại giao sang đó tìm hiểu cái chết của con trai mình và đòi công lý cho lao động Việt Nam...”.
Ngân hàng cho vay 5.000USD
Ngân hàng cho vay 5.000USD
Ông Trịnh Lương nhớ lại: "Con trai tôi là kiến trúc sư, trung úy công an thuộc Bộ Công an. Lúc đó có một nhóm anh em thuộc binh chủng khác, đứng ra tự ý ký kết với Bộ Công an Bungari đưa sang đó 3.000 người (lúc đó mới đưa được 300 người trong đó có con trai ông Lương) để giúp Bungari trong lĩnh vực xây dựng. Điều không may là thời điểm đó phe xã hội chủ nghĩa bị suy thoái, Goóc-Ba-Chốp lên làm Tổng thống Liên Xô cũ, chủ trương chống cộng. Kinh tế Nga bị suy sụp, kéo theo nhiều nước đồng phe chao đảo, trong đó có Bungari.
Anh Sơn con trai ông Lương lúc đó có nhiệm vụ làm an ninh cho Đại Sứ quán Việt Nam ở Bungari. Trên đường đi làm về, khi đến ký túc xá dành cho cộng đồng người Việt, anh Sơn thấy người bạn của mình bị hai kẻ lạ mặt đến xin tiền. Người bạn của Sơn không cho, đã bị bọn chúng đánh đập. Anh Sơn vào can thì bọn chúng đánh ngất đi. Mọi người đưa đi cấp cứu, nhưng Sơn không qua khỏi.
Bộ Ngoại giao nước ta đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Bungari để lo liệu chôn cất con trai ông Lương, nhưng ở nhà vợ chồng ông nóng lòng muốn đưa con trai trở về với đất mẹ. Muốn sang đưa những người Việt đang bị mắt kẹt về nước. "Tôi làm đơn lên Bộ Công an để được bảo lãnh sang đưa thi thể con trai về, hứa sẽ tìm mọi cách để đưa những người lao động Việt Nam về nước. Cả gia đình tôi được 4 hộ chiếu công vụ, ngân hàng ngoại thương cho vay 5 nghìn USD để đi đường", ông Lương cho biết.
Nhà giáo Trịnh Lương đang xem lại tư liệu vụ giải cứu lao động. |
Giải cứu 300 lao động về nước
Không chỉ riêng con trai ông Lương bị giết hại, mà bọn khủng bố còn bao vây khu ở người Việt, giết hại hai người lao động vô tội. Nhiều người sợ hãi, muốn về nước nhưng không có tiền mua vé máy bay. Đứng trước tình hình đó, ông Lương đã trao đổi với Đại Sứ quán Việt Nam tại Bungari, gửi thư tới các nhà lãnh đạo Bungari để kêu gọi sự giúp đỡ.
Chính phủ Bungari lấy lý do lao động Việt Nam sang làm việc chỉ là thỏa thuận của nhóm người. Vì thế không được hưởng bảo hiểm và phải tự túc về nước. Ông Lương đã gửi thư kêu gọi sự hỗ trợ của tổ chức nhân quyền thế giới ở Lisbon Bồ Đào Nha và nhiều tổ chức quốc tế khác.
Tại khu nhà dành cho người Việt Nam ở Bungari, ông Lương đã tập hợp nguyện vọng và ý chí của người lao động. Việc cấp thiết nhất là phải đưa bằng được họ trở về nước, tránh sự khủng bố của quân dã chiến. Vì thế, ông Lương đã dẫn đầu cuộc biểu tình đòi Chính phủ Bungari có trách nhiệm đưa người Việt về nước.
Nhà giáo Trịnh Lương dẫn đầu đoàn biểu tình ở Bungari (ảnh nhân vật cung cấp). |
"Lúc đó có nhiều hãng thông tấn báo chí quốc tế đến đưa tin, nhiều tổ chức nhân quyền biết đến sự khó khăn của người lao động nước ta. Và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cho Chính phủ Bungari vay 20 triệu USD để giải quyết khó khăn về kinh tế. Trong số tiền đó, Chính phủ Bungari dành một phần để mua vé máy bay cho người lao động Việt Nam về nước", ông Lương nhớ lại.
Đây là thành quả cho những nỗ lực đấu tranh không biết mệt mỏi của ông Lương và những người Việt Nam lao động ở nước ngoài. Điều đó tưởng chừng không bao giờ thực hiện được. Bởi có lúc cuộc biểu tình do ông Lương dẫn đầu bị quân dã chiến ngăn cản.
TIN BÀI LIÊN QUAN
TIN BÀI LIÊN QUAN