HBC "giấu" thông tin thoái vốn và tăng sở hữu loạt công ty con

(Vietnamdaily) - Sở GDCK TPHCM (HOSE) vừa có văn bản nhắc nhở CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) về nghĩa vụ của công ty niêm yết.

Cụ thể, qua rà soát hồ sơ công bố thông tin của HBC thời gian qua, Sở nhận thấy HBC không thực hiện công bố thông tin quyết định về việc trở thành hay không còn là công ty mẹ của một số công ty như CTCP Kỹ thuật Hòa Bình Oseven, Công ty TNHH Tiến Phát Đông Bắc, Công ty TNHH Bất động sản Pax Land, Công ty TNHH MTV Pax Sky và CTCP Tiến Phát Tân Thuận.

Ngoài ra, HBC cũng thực hiện giao dịch với các bên liên quan chưa đảm bảo tuân thủ quy định.

Do đó, Sở nhắc nhở và đề nghị HBC nghiêm túc tuân thủ các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán để đảm bảo quyền lợi của cổ đông, báo cáo kết quả khắc phục các vi phạm này về Sở trong thời gian sớm nhất. 

Tại thời điểm cuối năm 2022, HBC ghi nhận giảm đầu tư tài chính dài hạn xuống còn 182 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là đầu tư vào liên doanh liên kết (chiếm 157 tỷ đồng), dự phòng gần 17 tỷ đồng.

Được biết, trong danh sách trên, tại thời điểm cuối năm 2021, HBC đang nắm 52,73% vốn của Hòa Bình Oseven, công ty chuyên kinh doanh bất động sản, nhưng trong tình trạng đang làm thủ tục giải thể. Còn tại báo cáo tài chính 2022, Hòa Bình Oseven đã không còn xuất hiện.

Đồng thời, tại báo cáo tài chính 2022, CTCP Tiến Phát Tân Thuận cũng đã không còn xuất hiện, trong khi năm 2021 HBC vẫn đang nắm 50,38% vốn tại công ty kinh doanh bất động sản và sử dụng đất này. 

Còn với Tiến Phát Đông Bắc, HBC đã tăng sở hữu từ 50,89% (cuối 2021) lên 99,74% (cuối 2022). Đây là công ty kinh doanh bất động sản và quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. 

HBC
 

Sau lục đục nội chiến vương quyền, HBC ghi nhận kết quả kinh doanh năm 2022 với doanh thu tăng 14% lên 14.122 tỷ đồng song thu không bù nổi chi khiến công ty báo lỗ kỷ lục gần 1.200 tỷ đồng.

Xét về dòng tiền, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận âm 845 tỷ đồng cả năm 2022 trong khi 2021 dương 611 tỷ. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 614 tỷ trong khi dòng tiền từ hoạt động tài chính dương 1.217 tỷ giúp lưu chuyển tiền thuần cả năm qua chỉ âm 241 tỷ.

Quy mô tài sản cuối năm 2022 của HBC đạt 16.926 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản vẫn là các khoản phải thu ngắn hạn với giá trị 12.110 tỷ và đã phải trích lập dự phòng 774 tỷ đồng.

Tổng nợ phải trả cuối năm là 14.283 tỷ. Trong đó nợ vay là 6.131 tỷ, gấp 2,33 lần vốn chủ sở hữu, bao gồm 1.031 tỷ là vay dài hạn. Năm qua, tập đoàn đã đi vay tổng cộng 10.788 tỷ đồng thời trả nợ gốc vay 9.754 tỷ.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, sau 1 năm báo lỗ do thị trường khó khăn, HĐQT HBC đặt mục tiêu doanh thu 2023 đạt 12.500 tỷ đồng, giảm hơn 11% nhưng có lãi sau thuế 125 tỷ đồng.

HBC: Ông Albert Antoine từ nhiệm sau cuộc chiến vương quyền và lỗ nặng

(Vietnamdaily) - Ngày 8/3, HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HoSE: HBC) đã thông qua đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022 - 2027 của ông Albert Antoine kể từ ngày 1/3.

Theo đó, đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của ông Albert Antoine sẽ được xem xét thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 sắp tới.

Ông Albert Antoine (1959), quốc tịch Pháp. Ông có trình độ Thạc sĩ Khoa học Quản lý Công nghệ của Viện Công nghệ Massachusetts, Trường Quản lý Sloan, Cambridge, MA, Hoa Kỳ và Thạc sĩ Khoa học Máy tính của Viện Quốc tế về Robot và Trí tuệ Nhân tạo Marseille, Pháp. 

HBC: Thêm lãnh đạo không ủng hộ ông Lê Viết Hải từ nhiệm

(Vietnamdaily) - Ông Lê Quốc Duy cũng được biết đến là 1 trong 4 người (ông Nguyễn Công Phú, ông Dương Văn Hùng, ông Albert Antoine) không ủng hộ việc ông Lê Viết Hải tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT HBC.

HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) vừa công bố Nghị quyết thông qua đơn xin từ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Lê Quốc Duy và ông Dương Đình Thanh theo nguyện vọng cá nhân.

Được biết, ông Dương Đình Thanh sinh năm 1956, là Kỹ sư Cầu đường, Cử nhân Kinh tế. Ông Dương Đình Thanh bắt đầu gia nhập vào Tập đoàn HBC từ năm 2015 với vai trò là Phó Tổng Giám đốc, rồi đến Giám đốc Văn phòng Quản lý Dự án (PMO) của HBC. Ông Thanh được bổ nhiệm chức Phó Tổng Giám đốc tập đoàn từ tháng 3/2021.

HBC: Them lanh dao khong ung ho ong Le Viet Hai tu nhiem
 Ông Nguyễn Công Phú và ông Lê Quốc Duy trong cuộc họp đối đầu với ông Lê Viết Hải hồi tháng 1/2023.

Còn ông Lê Quốc Duy cũng được biết đến là 1 trong 4 người (ông Nguyễn Công Phú, ông Dương Văn Hùng, ông Albert Antoine) không ủng hộ việc ông Lê Viết Hải tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT HBC.

Ông Duy là người đã gắn bó lâu năm với HBC, hiện là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc HBC. Ông Duy sinh năm 1981, theo giới thiệu là Cử nhân Đại học Washington, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – Maastricht Hà Lan.

Ông Duy sớm tham gia HBC từ năm 2007, với xuất phát điểm là Giám đốc Đầu tư, Phó Tổng giám đốc CTCP XD & KD Địa ốc Hòa Bình kiêm Tổng giám đốc Nhà Hòa Bình.

Vào tháng 2 và đầu tháng 3, ông Nguyễn Công Phú và ông Albert Antoine cũng đã nộp đơn xin rút khỏi HĐQT của HBC. Đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT sẽ được xem xét thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Như vậy, sau khi 3 nhân vật trong nhóm không ủng hộ việc ông Lê Viết Hải tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT HBC rút khỏi thì số lượng thành viên HĐQT Hòa Bình chỉ còn 5 người gồm ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT và 4 thành viên là ông Lê Viết Hiếu (con ông Hải), ông David Martin Ruiz, ông Nguyễn Tường Bảo và ông Dương Văn Hùng.

Như vậy với việc rời đi của hai nhân sự trên, ban điều hành của HBC còn 5 người, gồm ông Lê Viết Hiếu là Phó Tổng Giám đốc thường trực, các Phó Tổng Giám đốc là ông Trường Quang Nhật, ông Nguyễn Tấn Thọ, ông Nguyễn Hùng Cường và ông Đinh Văn Thanh.