Hé lộ bí ẩn hàng trăm xác ướp vẹn nguyên trên Con đường tơ lụa

Nằm trên Con đường Tơ lụa, lòng chảo Tarim là nơi các chuyên gia tìm thấy hàng trăm xác ướp còn gần như nguyên vẹn. Từ đây, nhiều bí ẩn được hé lộ.

He lo bi an hang tram xac uop ven nguyen tren Con duong to lua
 Lòng chảo Tarim thuộc Khu tự trị của người Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương, Trung Quốc từng là một ngã tư giao thoa giữa văn hóa Đông - Tây trên Con đường Tơ lụa. Chính tại khu vực này, các chuyên gia đã tìm thấy hàng trăm xác ướp cổ xưa. 
He lo bi an hang tram xac uop ven nguyen tren Con duong to lua-Hinh-2
 Cụ thể, vào những năm 1990, các chuyên gia phát hiện nhiều xác ướp trong tình trạng gần như vẹn nguyên. Theo kết quả kiểm tra, xác ướp lâu đời nhất được tìm thấy ở lòng chảo Tarim có niên đại vào khoảng năm 2.000 trước Công nguyên. Trong khi đó, xác ướp trẻ nhất được tìm thấy tại lòng chảo Tarim có niên đại vào năm 200 sau Công nguyên. 
He lo bi an hang tram xac uop ven nguyen tren Con duong to lua-Hinh-3
 Với việc phát hiện nhiều xác ướp vẹn nguyên tại khu vực này, các chuyên gia đã bắt tay vào nghiên cứu và giải mã thành công nhiều bí ẩn. 
He lo bi an hang tram xac uop ven nguyen tren Con duong to lua-Hinh-4
 Điển hình là việc các chuyên gia phát hiện đa số xác ướp ở lòng chảo Tarim ở trong tình trạng gần như nguyên vẹn là nhờ yếu tố không khí khô nóng trên sa mạc.
He lo bi an hang tram xac uop ven nguyen tren Con duong to lua-Hinh-5
Theo đó, các xác ướp được bảo quản tự nhiên mà không cần tới bất cứ hóa chất hay phương pháp ướp xác phức tạp nào. 
He lo bi an hang tram xac uop ven nguyen tren Con duong to lua-Hinh-6
 Không những vậy, trang phục mặc trên xác ướp còn khá nguyên vẹn. Điều này giúp các chuyên gia tìm hiểu về các loại quần áo làm từ len, nỉ của người xưa. 
He lo bi an hang tram xac uop ven nguyen tren Con duong to lua-Hinh-7
Đặc biệt, kết quả kiểm tra ADN của các xác ướp cho thấy những người này là hậu duệ của một quần thể người châu Á cổ đại ở kỷ Băng Hà. 
He lo bi an hang tram xac uop ven nguyen tren Con duong to lua-Hinh-8
 Nghiên cứu của các chuyên gia cũng chỉ ra những xác ướp được tìm thấy ở lòng chảo Tarim không có dấu hiệu lai tạp với cộng đồng dân cư khác sống cùng thời kỳ. 
He lo bi an hang tram xac uop ven nguyen tren Con duong to lua-Hinh-9
Các xác ướp là hậu duệ trực hệ của của một quần thể người châu Á cổ đại sống vào kỷ Băng Hà nhưng đã biến mất phần lớn cách đây khoảng 10.000 năm.  
He lo bi an hang tram xac uop ven nguyen tren Con duong to lua-Hinh-10
Tại địa điểm phát hiện các xác ướp, giới chuyên gia tìm thấy phô mai, lúa mì, len và kê. Điều này hé lộ thực đơn ăn uống thường ngày của họ. 

Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.

Dân mạng phẫn nộ vì áo dài Việt bị gọi là 'phong cách Trung Quốc'

(Vietnamdaily) - Chiều 21/11, mạng xã hội Việt Nam xôn xao với một bài đăng từ Nhật báo Trung Quốc. Nội dung bài viết bên trong với tiêu đề “ Phong cách Trung Quốc làm tỏa sáng thời trang Trung Quốc”.

Sự việc một thương hiệu thời trang ra mắt bộ sưu tập với trang phục giống áo dài Việt cùng với tên gọi "phong cách Trung Quốc" từ một tờ báo của Trung Quốc khiến dư luận phẫn nộ.

Chiều 21/11, mạng xã hội Việt Nam xôn xao với một bài đăng từ Nhật báo Trung Quốc. Nội dung bài viết bên trong với tiêu đề “ Phong cách Trung Quốc làm tỏa sáng thời trang Trung Quốc”.

Kèm theo đó, một loạt hình ảnh trang phục với thiết kế, tạo hình gần như hoàn toàn tà áo dài Việt Nam từ phom dáng cho tới sử dụng phụ kiện là chiếc nón lá.

Dan mang phan no vi ao dai Viet bi goi la 'phong cach Trung Quoc'

Các mẫu trang phục được trình làng tại khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân - Hè 2019 vào tháng 10/2018 giống hệt áo dài Việt.

Những chia sẻ từ bài viết nhanh chóng vấp phải phản ứng từ dư luận Việt Nam. Đa số ý kiến sau khi xem xong đều khẳng định nhãn hiệu thời trang Trung Quốc này đã có hành vi cố tình sao chép thiết kế mẫu áo dài truyền thống của Việt Nam rồi gọi là sáng tạo, cách tân.

Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của khán giả với quan điểm Trung Quốc đang có hành động ăn cướp trắng trợn với một sản phẩm vốn dĩ được coi là “Quốc phục” của nước nhà. Bên cạnh đó, không ít nhà thiết kế tên tuổi như: Minh Hạnh, Sỹ Hoàng, Võ Việt Chung, Thủy Nguyễn hay Hoa hậu Ngọc Hân... cũng lên tiếng bày tỏ bức xúc về sự việc.

Dan mang phan no vi ao dai Viet bi goi la 'phong cach Trung Quoc'-Hinh-2
Các nhà thiết kế nổi tiếng về áo dài trong nước lên tiếng về vụ việc.

“Cách đây 2 năm cũng từng có vụ việc ồn ào liên quan đến trang phục của Trung Quốc na ná áo dài nhưng đến bây giờ thì họ làm giống hệt luôn rồi", NTK Sỹ Hoàng nói.

Về phía NTK Thuỷ Nguyễn cho rằng "Thật vô lý khi nhận áo dài là phong cách Trung Quốc". Phía nhãn hàng này cũng đồng thời cung cấp bằng chứng chứng minh từ phom dáng, sắc màu và hoạ tiết trong trang phục Trung Quốc giống đến 99% thiết kế của mình.

Tuy nhiên, một thông tin khác trên mạng xã hội lại đưa ra quan điểm khác biệt về vụ việc. Theo đó, những hình ảnh nằm trong chuỗi những buổi trình diễn kéo dài và là sản phẩm tổng hòa của nhiều nền văn hóa Đông Nam Á.

Dan mang phan no vi ao dai Viet bi goi la 'phong cach Trung Quoc'-Hinh-3
Ne-Tiger là thương hiệu thời trang cao cấp ở Trung Quốc.

Theo Ne Tiger – đại diện nhãn hàng thực hiện bộ sưu tập này cho biết họ lấy ý tưởng từ câu chuyện Trịnh Hòa thông Tây dương vào thời nhà Minh, tạo nên con đường tơ lụa trên biển nối liền Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á từ 613 năm trước.

Đội ngũ thiết kế gồm nhiều thành viên đã dành hơn một tháng tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia và các quốc gia khác để tìm hiểu về văn hóa và nét đặc sắc trong từng trang phục vùng miền – để từ đó tinh chỉnh các yếu tố thiết kế như chất liệu, hình dáng và kết hợp để cho ra những thiết kế đậm văn hóa Trung Quốc.

Trong đó, Ne Tiger đặc biệt nhấn mạnh các thiết kế được họ học hỏi từ nền tảng trang phục của nhà Minh và sườn xám của nhà Thanh, sau đó kết hợp với các phụ kiện khác nhau như quần dài, mấn, nón để thêm phần độc đáo.

"Khi sáng tạo ra bộ sưu tập, chúng tôi đã nhấn mạnh vẻ kiêu sa cũng như phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc. Trong khi vẫn bảo lưu truyền thống, tôi cũng đã luôn chú ý tới việc hòa quyện vào đó tính hiện đại và các yếu tố toàn cầu gần đây để được người tiêu dùng chấp nhận trên toàn thế giới", ông Zhang Zhifeng, nhà sáng lập thương hiệu phát biểu.

Dan mang phan no vi ao dai Viet bi goi la 'phong cach Trung Quoc'-Hinh-4
Phía nhãn hàng cho đăng tải các trang phục được cách điệu từ trang phục từ các nước khác để chứng minh mình “vô tội”. Trong ảnh là một thiết kế lấy cảm hứng từ Kimono của Nhật Bản trong BST.

Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc tính chất của bộ sưu tập là mang tính tổng hợp từ nền tảng các trang phục truyền thống của nhiều quốc gia chứ không phải “đạo nhái” hay “ăn cắp” như suy luận nhiều người.

Mặt khác, việc tờ Nhật Báo Trung Quốc giật tít với tiêu đề như trên đã làm sai lệch hoàn toàn tinh thần, ý nghĩa mà nhà sản xuất trang phục này muốn hướng đến – đồng thời vô tình gây ra sự phẫn nộ không hề nhỏ từ người Việt.

Mục đích ít ngờ của những chiếc la bàn cổ nhất thế giới

(VietnamDaily) - Những chiếc la bàn đầu tiên đã được chế tạo ở Trung Hoa thời nhà Hán. Điều bất ngờ là ban đầu chúng được dùng chủ yếu cho một mục đích mà ít người nghĩ đến.

Muc dich it ngo cua nhung chiec la ban co nhat the gioi
Là dụng cụ dùng để xác định phương hướng dựa trên từ tính, la bàn được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử thế giới.
Muc dich it ngo cua nhung chiec la ban co nhat the gioi-Hinh-2
Theo các tư liệu lịch sử, những chiếc la bàn đầu tiên đã được chế tạo ở Trung Hoa thời nhà Hán. Loại lan bàn sơ khai này do Tổ Xung Chi phát minh, có thể xác định hướng Nam qua một hình nhân luôn chỉ về hướng Nam, còn được gọi là kim chỉ Nam.