Hé lộ nguyên nhân bé 18 tháng tuổi nhiễm HIV ở Phú Thọ

Bé gái 18 tháng tuổi nhiễm HIV ở Phú Thọ dù bố mẹ ruột không hề bị bệnh khiến không ít người băn khoăn nhưng theo các chuyên gia, đường lây cho cháu bé này có thể từ những sinh hoạt, tiếp xúc thường ngày.

Hé lộ nguyên nhân bé 18 tháng tuổi nhiễm HIV ở Phú Thọ
He lo nguyen nhan be 18 thang tuoi nhiem HIV o Phu Tho
Cháu bé 18 tháng tuổi được xác định nhiễm HIV qua đường máu - Ảnh: Huy Thanh. 
Liên quan đến nghi vấn em bé 18 tháng tuổi nằm trong số 42 người nhiễm HIV tại Phú Thọ (xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn), dư luận không khỏi xót xa đặt câu hỏi bố mẹ ruột không nhiễm HIV tại sao con gái lại có HIV.
Theo các chuyên gia đoàn khảo sát của Bộ Y tế, trường hợp này cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên môn. Nguyên nhân ban đầu có thể khẳng định cháu bé 18 tháng tuổi bị nhiễm HIV qua đường máu.
"Theo thông tin ban đầu cho thấy, em bé có tiếp cận 2 người nhiễm HIV giai đoạn AIDS mà chính họ cũng không biết mình mắc bệnh. Có thời gian người phụ nữ bị sùi da, ngứa nhờ em bé gãi. Ngoài ra, em bé còn có người họ hàng gần cũng được phát hiện nhiễm HIV", chuyên gia y tế đặt nghi vấn.
Cũng trong buổi tiếp cận người dân xã Kim Thượng chiều ngày 15/8, một yếu tố khiến các chuyên gia đặc biệt lưu ý là việc người dân vùng này có tập quán nhai mớm cơm cho trẻ em. Trong khi nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất là ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh và giai đoạn cuối của AIDS, lúc này nồng độ virus HIV trong máu rất cao.
Với nồng độ virus đậm đặc, nguy cơ lây truyền càng dễ hơn, lại trong tình trạng không biết mình bị bệnh nên có thể có nhiều hành vi trong sinh hoạt gia đình không cảnh giác.
"Một em bé bị HIV trong khi bố mẹ không bị, chắc chắn em bé bị lây qua đường máu. Có thể do tiếp xúc máu, dịch người nhiễm, vật dụng dính máu của người nhiễm, hoặc tiêm chích vật dụng đã nhiễm HIV. Hiện, rất khó để xác định nguy cơ này ở đâu trong quá trình sinh hoạt hằng ngày"- vị chuyên gia y tế nhận định.
Trước đó, đoàn khảo sát của Bộ Y tế cũng cho biết em bé 18 tháng tuổi nhiễm HIV từng đi tiêm ở phòng khám của y sĩ Th. trên địa bàn nhưng có hay không sự liên quan giữa y sĩ tư làm lây truyền HIV còn phải tiếp tục điều tra.
Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết những ngày qua UBND tỉnh Phú Thọ đã mời công an vào cuộc điều tra có dùng kim tiêm chung như bà con nói không.
"Cho đến thời điểm này, chưa có cơ sở nào khẳng định lây truyền HIV qua y sĩ, việc quy kết một cán bộ y tế cơ sở vùng sâu, vùng xa giúp dân xung quanh trong vùng khám chữa bệnh phải hết sức thận trọng"- ông Cảnh nói.
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có số người nhiễm HIV/AIDS xếp thứ 21/63 tỉnh, thành với hơn 4.300 người nhiễm và hơn 1.500 ca tử vong. Xã Kim Thượng (huyện Tân Sơn) có số người nhiễm trong thời gian qua là 42 người, xếp thứ 2 trên toàn huyện, xã Minh Đài có 46, Mỹ Thuận 36... Nhìn trong mặt bằng chung, đây là xã có số nhiễm cao và cần có nghiên cứu chuyên sâu về dịch tễ để đánh giá nguồn lây.
Các chuyên gia cho rằng có thể trong thời gian tới, số ca nhiễm HIV tại địa phương này sẽ còn tiếp tục tăng bởi có những người dân không đồng ý xét nghiệm HIV và nhiều người vẫn đang trong "giai đoạn cửa sổ", chưa thể phát hiện tại thời điểm này.

Lây nhiễm HIV ở Phú Thọ: Cẩn trọng thông tin thiếu chính xác

(Kiến Thức) - Đó là thông tin được TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV AIDS (Bộ Y tế) chia sẻ liên quan đến nghi vấn nhiều người lây nhiễm HIV ở Phú Thọ do dùng chung kim tiêm.

Lây nhiễm HIV ở Phú Thọ: Cẩn trọng thông tin thiếu chính xác
Liên quan đến nghi vấn nhiều người lây nhiễm HIV ở Phú Thọ do dùng chung bơm kim tiêm tại xã Kim Thượng (Phú Thọ), sáng ngày 13/7, trao đổi với PV Kiến Thức, TS Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV AIDS (Bộ Y tế) cho biết: “Hiện nay, Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Phú Thọ và tiến hành điều tra, nghiên cứu để xác định vụ việc”.

Tiết lộ gây "sốc" vụ lây nhiễm HIV ở Phú Thọ

(Kiến Thức) - Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng huyện Tân Sơn, ông Th - người bị nghi sử dụng chung bơm kim tiêm khiến nhiều người lây nhiễm HIV ở Phú Thọ không phải là bác sĩ.

Tiết lộ gây "sốc" vụ lây nhiễm HIV ở Phú Thọ
Ngày 13/8, trao đổi nhanh với PV Kiến Thức vụ việc nghi vấn lây nhiễm HIV ở Phú Thọ, bà Nguyễn Ngọc Hoa - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) - cho biết ngay sau tiếp nhận thông tin phản ánh qua báo chí cơ quan Công an đã vào cuộc xác minh, làm rõ.

“Ông Th. - người bị nghi vấn sử dụng chung kim tiêm khiến nhiều người bị lây nhiễm HIV không phải bác sĩ. Ông Th., đầu tiên vào công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Tân Sơn là điều dưỡng, sau đó chuyển qua y sĩ. Hiện tại, có thông tin y sĩ Th. dùng chung bơm kim tiêm khi điều trị bệnh nhân thì chúng tôi chưa dám đưa ra ý kiến", bà Hoa cho hay.

"Sau khi báo chí phản ánh, chúng tôi đã mời ông Th. lên làm việc, viết bản tường trình lại sự việc. Trong bản tường trình, ông Th. cũng khẳng định không sử dụng chung bơm kim tiêm cho các bệnh nhân. Chúng tôi đang phối hợp với công an huyện Tân Sơn để làm rõ những nghi vấn trên", bà Hoa thông tin thêm.

Theo bà Hoa, tại xã Kim Thượng không có phòng khám tư nhân nào được cấp phép hoạt động. Qua minh ban đầu, xã Kim Thượng có hai bệnh nhân HIV đã qua đời, 4 người nhiễm mới; trong đó có cả trẻ em, có khả năng số người mắc còn tăng.

Ngay khi phát hiện phơi nhiễm HIV, cần phải làm gì?

(Kiến Thức) - Khi nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV, cần phải tiến hành xử lý, xét nghiệm và điều trị dự phòng bằng thuốc ARV.

Ngay khi phát hiện phơi nhiễm HIV, cần phải làm gì?
Những ngày gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng về thông tin nhiều người dân nghi bị lây nhiễm HIV ở Phú Thọ do dùng chung kim tiêm. Trước thông tin gây xôn xao dư luận trên, câu hỏi xử trí thế nào khi nghi bị phơi nhiễm HIV được rất nhiều người quan tâm.
Giải đáp câu hỏi trên, BS Nguyễn Hải Hà – khoa Nội (Bệnh viện 09 Hà Nội) cho biết trên Khám Phá, thực chất phơi nhiễm HIV chỉ là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Tin mới