Hé lộ nguyên nhân khiến tỷ phú Phạm Nhật Vượng đóng cửa hãng bay Vinpearl Air

(Vietnamdaily) - Ngày 14/1, Tập đoàn Vingroup (VIC) công bố chính thức rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không. Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không VinAviation sẽ vẫn duy trì hoạt động theo cam kết với các học viên.

Tập đoàn Vingroup vừa gửi văn bản lên Bộ Giao thông vận tải, chính thức xin rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không. Đây là bước đi nhất quán trong việc tập trung tối đa nguồn lực cho mục tiêu chiến lược là Công nghệ và Công nghiệp của Vingroup.

Theo Tập đoàn này, quyết định trên không ảnh hưởng đến mảng đào tạo phi công do Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng Không VinAviation đảm nhiệm. Khoá Đào tạo đang triển khai vẫn tiếp tục được duy trì với đầy đủ những cam kết đã có với học viên.

Đồng thời, Vingroup khẳng định vẫn tiếp tục tham gia các dự án xây dựng, cải tạo hạ tầng hàng không trên cả nước .

He lo nguyen nhan khien ty phu Pham Nhat Vuong dong cua hang bay Vinpearl Air
 

Thông tin rút chỉ đưa ra 2 tuần sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương thành lập hãng hàng không Vinpearl Air với tổng vốn đầu tư 4.700 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 1.300 tỷ đồng, chiếm 28%. Đây sẽ là bước gần cuối trước khi được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không sau hơn nửa năm Vingroup công bố thành lập pháp nhân.

Theo tờ trình, dự án vận tải hàng không Vinpearl Air có quy mô 6 tàu bay trong năm đầu tiên, trung bình mỗi năm đưa vào khai thác thêm 6 tàu bay, đạt 30 tàu vào năm 2024. Dự kiến Vinpearl Air chính thức đưa vào vận hành, khai thác bay thương mại trong tháng 7.

Như vậy, vận tải hàng không là lĩnh vực tiếp theo mà Vingroup thông báo thu hẹp hoạt động.

Trước đó, ngày 24/7/2019, tập đoàn Vingroup công bố hợp tác với tập đoàn CAE (Canada) trong việc đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không nhằm cung cấp nguồn lực kỹ thuật cao cho Việt Nam và thế giới. Vingroup cũng xúc tiến các thủ tục để thành lập hãng hàng không Vinpearl Air. 

Phát biểu về quyết định trên - ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết: “Thị trường Hàng không Việt Nam rất tiềm năng và đang phát triển mạnh, nhưng cũng có các Công ty lớn đang tham gia. Việc Vingroup đầu tư mạnh vào hàng không có thể dẫn đến dư thừa nguồn cung, gây lãng phí cho xã hội, đồng thời chúng tôi cũng cần tập trung nguồn lực cho việc phát triển mảng Công nghệ - Công nghiệp của mình, vì vậy chúng tôi quyết định rút lui”.

Trong chiến lược phát triển đã được công bố năm 2018, Vingroup đặt mục tiêu sẽ trở thành tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Thương mại Dịch vụ hàng đầu Việt Nam trong 10 năm tới. 

Để thực hiện chiến lược này, tháng 12/2019, Vingroup đã rút khỏi mảng bán lẻ và nông nghiệp. Quyết định dừng đầu tư kinh doanh vận tải Hàng không là bước đi nhất quán trong việc tái cơ cấu hoạt động, tập trung vào các ưu tiên cốt lõi của tập đoàn.

Trước đó, để dồn lực cho 2 ngành mũi nhọn là công nghiệp (VinFast sản xuất ôtô, xe máy điện) và công nghệ (VSmart sản xuất điện thoại, tivi), tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam công bố rút lui khỏi mảng bán lẻ trực tiếp.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air

(Vietnamdaily) - Tập đoàn Vingroup quyết định thành lập Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air và hãng hàng không cùng tên. Đây là hãng hàng không thứ 6 của Việt Nam. 

Ngày 9/7, Tập đoàn Vingroup ra thông cáo chính thức về việc thành lập hãng hàng không. Theo tập đoàn này, nhằm đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không dân dụng Việt Nam và khu vực; góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực phi công và kỹ thuật bay, Tập đoàn Vingroup quyết định mở trường đào tạo phi công và - thợ máy.

Bên cạnh đó, Vingroup cũng đào tạo các nhân sự khác trong ngành hàng không như huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy; huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không; quản trị hàng không, kinh tế vận tại hàng không và kỹ sư máy bay…

Ty phu Pham Nhat Vuong thanh lap Trung tam huan luyen bay Vinpearl Air
 

Để triển khai chủ trương trên, Vingroup đã ký kết thoả thuận hợp tác với CAE Oxford Aviation Academy - tổ chức đào tạo hàng không hàng đầu thế giới - thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao Ngành Hàng Không (VinAviation School) và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt nam.

Trong đó, VinAviation School đào tạo phi công, thợ máy cơ bản theo tiêu chuẩn CAAV và tiêu chuẩn quốc tế được FAA và IASA công nhận tại Việt Nam; chỉ tiêu dự kiến là 400 phi công và thợ máy/năm.

Vinpearl Air đào tạo huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy, huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không khác. Riêng nhóm ngành quản trị hàng không, kinh tế vận tại hàng không và kỹ sư máy bay sẽ do trường đại học VinUni đảm nhiệm.

Phát biểu về việc này, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang cho biết: Tình trạng khan hiếm phi công và kỹ thuật bay đang diễn ra không chỉ Việt Nam mà trên khắp thế giới.

Mức lương trong ngành này rất cao, từ 100 triệu đồng trở lên với phi công bay thương mại và 200 triệu đồng trở lên với cơ trưởng - giáo viên, trong khi thời gian đào tạo chỉ từ 18-21 tháng.

Vì thế Vingroup đặt mục tiêu góp phần giải quyết được bài toán khan hiếm phi công trong nước, đồng thời tiến tới xuất khẩu phi công ra thế giới, nhằm tham gia phát triển các nguồn lực quốc gia, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ.

Ông Al Contrino, đại diện CAE nói: “Chúng tôi tin tưởng ý chí mạnh mẽ của Tập đoàn Vingroup và kinh nghiệm của Tập đoàn CAE sẽ giúp dự án gặt hái được thành công trong thời gian ngắn”.

Việc tuyển sinh dự kiến sẽ được tiến hành ngay trong tháng 8/2019.

Ngoài ra, đại diện Tập đoàn Vingroup cho biết tập đoàn này vừa thành lập Công ty Vinpearl Air có vốn điều lệ 1.300 tỉ đồng.

Trước đó, ngày 29/5, phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch - đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp đăng ký thay đổi cho Công ty CP Phát triển thương mại và dịch vụ VinAsia đổi tên thành Công ty CP Hàng không Vinpearl Air.

Vinpearl Air có 3 cổ đông sáng lập gồm Công ty CP Phát triển du lịch VinAsia góp vốn 45%, ông Hoàng Quốc Thủy góp vốn 30% và ông Phạm Khắc Phương góp vốn 25%. Ông Phạm Khắc Phương từng giữ nhiều chức vụ chủ chốt tại Vingroup và Vinpearl.

Hiện tại, cả nước đang có 5 hãng hàng không trên thị trường, gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Jetstar Pacific Airlines, Vasco Airlines.

Vì sao Vinhomes và Vincom Retail cùng dự chi hàng ngàn tỷ mua hơn 56 triệu cổ phiếu quỹ?

(Vietnamdaily) - Vinhomes dự kiến mua lại tối đa 60 triệu cổ phiếu quỹ, còn Vincom Retail là 56,5 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.

Hội đồng quản trị của Vinhomes (HoSE: VHM) thông qua mua lại tối đa 60 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 1,79% vốn. Đồng thời, Hội đồng quản trị Vincom Retail (HoSE:VRE) cũng muốn mua tối đa 56,5 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 2,426%.

Mục đích giao dịch đều nhằm nhằm bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông do nhận định thị giá đang ở mức thấp hơn giá trị thực.