Hé lộ về cuộc đời của người khai sinh ra mạng World Wide Web
Không phải ai cũng biết mạng toàn cầu World Wide Web (WWW) - không gian chính của Internet hiện đại - ra đời như thế nào, và ai là "cha đẻ" của nó.
T.B (tổng hợp)
Xem toàn bộ ảnh
Ngày nay, mạng Internet là một phần quan trọng trong cuộc sống của hàng tỉ người trên thế giới. Nhưng không phải ai cũng biết mạng toàn cầu World Wide Web (WWW) - không gian chính của Internet hiện đại - ra đời như thế nào, và ai là "cha đẻ" của nó.
Lịch sử World Wide Web gắn liền với tên tuổi của Timothy John Berners-Lee, một cư dân London sinh năm 1955. Thuở sinh viên, Berners-Lee học ngành vật lý tại Đại học Oxford và sau đó trở thành kĩ sư phần mềm.
Năm 1980, khi còn làm việc tại CERN, phòng thí nghiệm vật lý hạt Châu Âu tại Geneva, lần đầu tiên Berners-Lee mô tả khái niệm về một hệ thống toàn cầu.
Hệ thống này dựa trên khái niệm "siêu văn bản" (hypertext) mà nhờ đó các nhà nghiên cứu ở khắp mọi nơi có thể chia sẻ thông tin dễ dàng hơn. Ông cũng xây dựng một mô hình mẫu có tên "Enrique".
Năm 1984, Berners-Lee trở lại CERN – nút (node) Internet lớn nhất Châu Âu. Năm 1989, ông công bố bài viết có tựa đề “Một đề xuất về Quản lý Thông tin” (Information Management: A Proposal). Theo đó ông kết nối siêu văn bản với Internet để tạo ra một hệ thống chia sẻ và đóng góp thông tin, không chỉ trong phạm vi một công ty mà rộng khắp toàn cầu. Ông đặt tên cho nó là World Wide Web - Mạng Toàn cầu.
Berners-Lee cũng tạo ra công cụ tìm kiếm và biên tập mạng đầu tiên. Website đầu tiên trên thế giới được đưa vào hoạt động vào ngày 6/8/1991, tại địa chỉ http://info.cern.ch.
Trang web "cổ sơ" này có thiết kế đơn giản, với nội dung là giải thích khái niệm World Wide Web và hướng dẫn người dùng lập trình những website cá nhân.
Năm 1994, Berners-Lee thành lập Tập đoàn World Wide Web Consortium (W3C) tại Phòng thí nghiệm Khoa học máy tính (LCS) tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Boston.
Từ đó đến nay ông là giám đốc của tập đoàn, đồng thời cũng là một nhà khoa học nghiên cứu cao cấp tại LCS (nay trở thành Phòng thí nghiệp Khoa học máy tính và Trí tuệ nhân tạo).
Mời quý độc giả xem video: Những câu chuyện thú vị xung quanh hạt gạo tại thị trường Châu Âu | VTV24.