Hết 'ham muốn' vì bệnh nhạy cảm

Ngại không muốn đi khám, chị ra hiệu thuốc mua nước rửa vệ sinh phụ nữ về rửa hàng ngày nhưng không đỡ.

Sau đó, hiệu thuốc bán cho chị viên đặt âm đạo về đặt, chị thấy đỡ nhưng chỉ sau một chu kỳ kinh nguyệt lại thấy ngứa. Mỗi lần đi vệ sinh là nỗi ám ảnh đối với chị nhưng vì tự viện cho mình những lý do bận công việc, ngại ngùng mà chị Dương không đến cơ sở khám chữa bệnh. Mang những thắc mắc trong lòng chưa được giải đáp khiến “chuyện ấy” với chị Dương không còn nhiều ham muốn như trước. 
Het 'ham muon' vi benh nhay cam
Ảnh minh họa. 
Theo GS.TS. Thầy thuốc nhân dân Trần Thị Phương Mai (Phòng khám Phương Mai, Hà Nội), trường hợp này đã bị viêm âm đạo, còn nguyên nhân cụ thể là do vi khuẩn hay nấm thì phải chờ xét nghiệm. Bác sĩ cho biết thêm, tình huống của chị Dương không phải là hiếm, vì nhiều phụ nữ chưa lập gia đình thường ngại đi khám phụ khoa. Tuy nhiên viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở phụ nữ đã có quan hệ tình dục kể cả đã lập gia đình hay chưa.
Nguyên nhân của viêm nhiễm phụ khoa thường do vi khuẩn, nấm trichomonas trực khuẩn, thậm chí có thể gặp giang mai, bệnh lậu, HIV. Đây là những tác nhân gây bệnh thường lây qua đường tình dục do không được bảo vệ. Để điều trị phải đến cơ sở y tế, đặc biệt là phải khám chuyên khoa phụ sản để tìm nguyên nhân điều trị đặc hiệu, tránh lây nhiễm tái phát và đặc biệt phải điều trị cho cả bạn tình.
4 nguyên nhân gây viêm âm đạo
- Do bị nhiễm ký sinh trùng roi Trichomonas: Nhiễm ký sinh trùng roi Trichomonas có thể dẫn đến các bệnh như viêm niệu đạo, viêm bàng quang và viêm bể thận. Trùng roi Trichomonas còn có thể “nuốt” tinh trùng, gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
- Do nấm Candida: Đây là một bệnh khó chữa trị và dễ bị tái phát nếu như không điều trị đúng cách, dễ dẫn đến bị dị tật bào thai và những bệnh nhiễm trùng khác.
- Do vi khuẩn (bacterial vaginosis): Đây là nguyên nhân gây ra việc nhiễm trùng bộ phận sinh dục, viêm thận, bệnh viêm vùng chậu và đau khi quan hệ.
- Việc vệ sinh vùng kín hàng ngày, sử dụng thuốc đặt phụ khoa, thuốc kháng sinh lâu dài, sự suy giảm về miễn dịch, mất cân bằng nội tiết (do sử dụng thuốc ngừa thai và corticoid, bệnh lý ở tuyến giáp, thời kì mãn kinh, bị stress...), bệnh tiểu đường không thể kiểm soát được...

Triệu chứng ung thư lưỡi thường bị bỏ qua vì nhiều người từng mắc

Ung thư lưỡi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm nhưng hầu hết bệnh nhân đều bỏ qua dấu hiệu ban đầu và chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.

Dấu hiệu bệnh dễ gây nhầm lẫn
Theo thạc sĩ, bác sĩ nhân dân Hứa Văn Đức - Trưởng khoa Ung bướu - bệnh ung thư lưỡi dễ nhầm nhẫn với bệnh ở miệng thông thường. Đây là yếu tố dễ gây chủ quan cho người bệnh, vì vậy khi có những biểu hiện bất thường vùng khoang miệng cần đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Trường hợp của một bệnh nhân nam ở Phú Thọ là một ví dụ điển hình. Theo lời kể, trước đó, bệnh nhân bị sưng đau vùng lưỡi, ăn kém, sút 4 kg liên tục trong vòng 20 ngày.
Đến khi tới khám tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), kết quả chụp cộng hưởng từ của bệnh nhân cho thấy: Hình ảnh khối kích thước 15x11mm. Giải phẫu bệnh khối kích thước cho kết quả ung thư biểu mô vảy.
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn nhập bệnh viện ở Phú Thọ và đã được phẫu thuật loại bỏ khối u tại khoa Ung bướu.
Trieu chung ung thu luoi thuong bi bo qua vi nhieu nguoi tung mac
Đừng bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư lưỡi. Ảnh minh họa 
Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: Hút thuốc lá, rượu, bia, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhai trầu, nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D, sắt, hoa quả. Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ. Ung thư lưỡi thường gặp ở lứa tuổi 50-60, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ 3/1. Ung thư lưỡi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh ung thư lưỡi đến điều trị ở giai đoạn muộn nước ta còn cao. Do đó, cần chẩn đoán sớm và phải có sự kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả. Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lưỡi Theo các bác sĩ, giai đoạn đầu của bệnh ung thư lưỡi, các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ở giai đoạn này, lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc vết loét nhỏ. Tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có hạch cổ ngay ở giai đoạn này. Giai đoạn toàn phát: Người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm trùng, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Đau: Tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi có đau lan lên tai. Tăng tiết nước bọt. Chảy máu: Nhổ ra nước bọt lẫn máu. Hơi thở hôi thối: Do tổn thương hoại tử gây ra. Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt. Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Thương tổn sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm. Đôi khi không có dấu hiệu loét mà là một nhân lớn gắn chặt xuống lớp dưới, nhô lên dưới lớp niêm mạc căng nhẵn, có màu tím nhạt, lớp niêm mạc lỗ rỗ khi ấn vào sẽ làm rỉ ra chất trắng, sản phẩm của hoại tử ở phía dưới. Giai đoạn muộn: Giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng. Đa số tổn thương u gặp ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi gặp ở mặt lưỡi dưới, mặt trên lưỡi hoặc đầu lưỡi.

Dấu hiệu cho thấy người đàn ông của bạn chán ngán “chuyện ấy”

(Kiến Thức) - Có những biểu hiện rất nhỏ nhưng đủ để một người phụ nữ nhạy cảm có thể biết người đàn ông của mình không còn hứng thú với "chuyện ấy".

Luôn để bạn chủ động trước
Đàn ông thường là người khơi mào "cuộc yêu", nhưng nếu bất chợt thời gian gần đây anh ấy xao nhãng, không mặn mà, thường kiếm lý do để trốn tránh thì bạn nên chú ý. Nếu không phải do mệt mỏi hay bận rộn thì đây có thể là dấu hiệu anh ấy đã chán ngán “chuyện ấy” với bạn hoặc anh ta đang có ai khác bên ngoài rồi.

Tin mới