Hiểm họa từ vết nứt mới ở tảng băng lớn nhất tách khỏi Nam Cực

Một vết nứt dài 6 km được phát hiện chỉ một tuần sau khi tảng băng trôi A68 rộng 6.600 km², nặng 1.000 tỷ tấn tách khỏi Nam Cực, theo RT.

Hiểm họa từ vết nứt mới ở tảng băng lớn nhất tách khỏi Nam Cực
Nhóm các nhà khoa học tới từ dự án MIDAS đã phát hiện ra điều này sau khi phân tích các dữ liệu vệ tinh Sentinel-1 thu thập được.

Nhóm này cũng là những người theo dõi chặt chẽ hoạt động trên thềm băng Larsen C và là nhóm đầu tiên phát hiện vết nứt của A68, tảng băng trôi rộng 6.600 km², lớn nhất lịch sử tách ra khỏi Nam Cực khiến diện tích Larsen C giảm hơn 12%.

Hiem hoa tu vet nut moi o tang bang lon nhat tach khoi Nam Cuc
Vết nứt khổng lồ mới được phát hiện tại thềm băng Larsen C ở Nam Cực. (Ảnh: RT)

"Vết nứt này dường như đang mở rộng về phía Bắc và có thể sẽ khiến băng ở khu vực này mất thêm", RT dẫn lại tuyên bố của MIDAS. 

Tuy nhiên, giáo sư ngành sông băng tại Đại học Swansea cũng là người đứng đầu dự án MIDAS cho rằng "không có gì lo lắng về điều này" bởi đầu của vết nứt vẫn đang bị mắc kẹt trong đới khâu, một vùng băng mềm hơn và có thể sẽ không lan rộng trong một thời gian.

Với sự "ra đi" của A68, thềm băng Larsen C đang ở quy mô nhỏ nhất trong lịch sử. Nhiều người cho rằng quá trình biển đổi khí hậu đã khiến A68 tách khỏi Larsen C.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Bryn Hubbard thuộc dự án MIDAS cho rằng, chưa thể khẳng định được điều này. Ông này cũng nói thêm rằng việc những tảng băng trôi đang vỡ ra từ thềm băng là một quá trình hoàn toàn bình thường.

Những hình ảnh mới nhất về vùng Nam Cực lạnh giá

(Kiến Thức) - 6 nhóm khoa học khác nhau đã tới Nam Cực để theo dõi những tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, băng tan tác động tới nơi đây ra sao.

Những hình ảnh mới nhất về vùng Nam Cực lạnh giá
Các hoạt động nghiên cứu của 6 nhóm khoa học cùng cảnh quan, các tác động đến vùng Nam Cực đều được ghi nhận trong bộ phim tài liệu của National Geographic với tên gọi "Nam Cực". Ảnh: Bầu trời trong xanh tương phản với những đỉnh núi tuyết trắng xóa vô tận ở Nam Cực là một cảnh đẹp được các nhà quay phim ghi lại khi đặt chân tới đây. Ảnh Daily Mail
 Các hoạt động nghiên cứu của 6 nhóm khoa học cùng cảnh quan, các tác động đến vùng Nam Cực đều được ghi nhận trong bộ phim tài liệu của National Geographic với tên gọi "Nam Cực". Ảnh: Bầu trời trong xanh tương phản với những đỉnh núi tuyết trắng xóa vô tận ở Nam Cực là một cảnh đẹp được các nhà quay phim ghi lại khi đặt chân tới đây. Ảnh Daily Mail

Phát hiện gây kinh ngạc vật thể giống cầu thang ở Nam Cực

Các nhà điều tra trên Internet vừa phát hiện ra một cầu thang khổng lồ ở Nam cực.

Phát hiện gây kinh ngạc vật thể giống cầu thang ở Nam Cực
Phat hien gay kinh ngac vat the giong cau thang o Nam Cuc
Cầu thang khổng lồ ở Nam Cực là tác phẩm của người ngoài hành tinh? 
Cầu thang khổng lồ ở Nam Cực được phát hiện trong các bức ảnh vệ tinh của Google Earth, làm dấy lên nhiều suy đoán về nguồn gốc của nó.
Phát hiện về cầu thang được chia sẻ trên diễn đàn thuyết âm mưu Godlike Productions. Nhiều thành viên diễn đàn nói rằng đây là những gì còn lại của một thành phố bị giấu kín do Đức quốc xã xây dựng. Những người khác lại cho rằng đây là tác phẩm của một loài người khổng lồ đã tuyệt chủng hoặc người ngoài hành tinh.
Trên diễn đàn, một nhà lý luận âm mưu viết: “Tôi nghĩ đây là tác phẩm của người khổng lồ và những thiên thần hạ thế, không phải người ngoài hành tinh”.
Phat hien gay kinh ngac vat the giong cau thang o Nam Cuc-Hinh-2
Người khác lại cho rằng có thể một nền văn minh cổ đại đã xây dựng cầu thang này 

Những sự thật lạ lùng mà thú vị ở châu Nam Cực

Châu Nam Cực chứa đựng những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết: là sa mạc lớn nhất, không có múi giờ hay có một dòng thác Máu…

Những sự thật lạ lùng mà thú vị ở châu Nam Cực
Nhung su that la lung ma thu vi o chau Nam Cuc
 Châu Nam Cực là sa mạc lớn nhất thế giới: Mặc dù không mang những đặc trưng thông thường của sa mạc như nắng nóng, bão cát nhưng châu Nam Cực là sa mạc lớn nhất thế giới vì việc phân loại sa mạc dựa vào lượng mưa trung bình hằng năm. Do nhiệt độ ở Nam Cực rất lạnh nên nó đã làm chậm quá trình bay hơi khiến cho mưa ở Nam Cực rất ít, chỉ khoảng 50mm/năm.

Tin mới