(Kiến Thức) - Hoạt động khai thác tại mỏ than Ptolemaida không chỉ gây ra tình trạng ô nhiễm không khí mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe các công nhân làm việc tại mỏ và cư dân địa phương gần đó.
Thiên An (Theo Al Jazeera)
Xem toàn bộ ảnh
Mỏ than Ptolemaida, ở vùng Ptolemaida, Tây Macedonia (Hy Lạp), là mỏ than lớn nhất vùng Balkan và lớn thứ 6 thế giới. Theo Al Jazeera, hoạt động khai thác than đá tại mỏ than đã gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe các công nhân làm việc tại mỏ cũng như tại Công ty Điện lực Hy Lạp (PPC) và cư dân địa phương gần đó. (Nguồn ảnh: AJ)
Theo một báo cáo của tổ chức Hòa bình Xanh, hoạt động đốt than đã gây ra hơn 1.200 trường hợp tử vong sớm ở Hy Lạp.
Trong một lá thư gửi lên Bộ Y tế Hy Lạp, phó giám đốc y tế vùng Tây Macedonia cho biết cứ 10 ca tử vong ở Ptolemaida lại có 7 trường hợp là do ung thư hoặc bị đột quỵ, tắc mạch phổi,...
Một công nhân PPC thu thập mẫu than đá để làm thí nghiệm.
Giannis, một công nhân PPC, ngồi nghỉ sau khi hoàn thành công việc của mình.
Kostas là một trong những công nhân trẻ nhất tại PPC. Được biết, cha của Kostas là một trong nhiều công nhân PPC chết sớm do khói bụi ô nhiễm từ mỏ than đá ở Ptolemaida.
“Cha của tôi đã qua đời vì ung thư khi tôi mới 12 tuổi”, Kostas chia sẻ.
Do tình trạng ô nhiễm trầm trọng, nhiều công nhân và người dân địa phương gặp phải vấn đề về sức khỏe, như mắc bệnh ung thư.
Aristokratis là một trong 10 cư dân cuối cùng ở Mavropigi, một ngôi làng sắp bị phá dỡ để phục vụ cho hoạt động khai thác than đá. Mặc dù PPC đã hỗ trợ người dân rời khỏi Mavropigi, một số người vẫn quyết định bám trụ nơi này.
Hai công nhân vận hành một máy khai thác than ở Ptolemaida.
Kostas giám sát hoạt động khai thác than tại mỏ phía bắc Ptolemaida.
Hai công nhân PCC dọn bụi xung quanh băng chuyền vận chuyển than đá.
Mời độc giả xem video: Nổ mỏ than ở Trung Quốc hồi năm 2016 (Nguồn: NC/VTC News)