Hiện tượng bất thường trên dòng Mekong

Mực nước sông Mekong tại Nakhon Phanom, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Thái Lan giáp với Lào, đã xuống mức thấp nhất trong gần 100 năm qua. Trong lúc tình trạng khô hạn vẫn tiếp diễn, mực nước sông Mekong giảm khoảng 10-20cm mỗi ngày.

Tờ The Nation của Thái Lan dẫn lời các chuyên gia về môi trường nhận định việc mực nước sông Mekong xuống rất thấp do các dự án thủy điện đã làm cho cá chết hàng loạt và làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều thủy sinh vật tại lưu vực sông Mekong. Các chuyên gia này cho rằng tình trạng mất đa dạng sinh học tiếp diễn ở lưu vực sông Mekong đang đặt ra một mối đe dọa lớn đối với an ninh lương thực và cuộc sống của hàng trăm triệu người dân trong khu vực.

Hien tuong bat thuong tren dong Mekong
Một đoạn sông Mekong. 
Narit Art-harn, một đại diện cho những người địa phương tại huyện Bung Khla thuộc tỉnh Bueng Kan, cho biết mực nước sông Mekong trong tuần đã thấp hơn mức thấp nhất trong mùa khô, mặc dù thời điểm giữa tháng 7 là mùa mưa và dòng sông thường sẽ đầy và thậm chí còn tràn bờ. “Chúng ta đang phải đối mặt với một tình hình khác thường, thay vì lũ lụt theo mùa thường thấy vào thời điểm này trong năm, chúng ta giờ đây gặp phải hạn hán, điều tồi tệ cho cả người dân và hệ sinh thái,” ông Narit nói.
Theo ông Narit, mặc dù các ngư dân ở Bueng Kan có thể bắt được nhiều cá hơn do mực nước sông xuống rất thấp, nhưng cá mà họ đánh bắt được là cá trứng vì thời điểm này là mùa sinh sản đối với rất nhiều sinh vật ở sông Mekong. Mực nước cực thấp đang giết chết cá, vì cá không thể bơi vào những phụ lưu để đẻ trứng trong các khu rừng và đầm lầy ngập nước, điều có nghĩa là toàn bộ một thế hệ cá sẽ biến mất. Ông Narit kêu gọi Chính phủ Thái Lan có những bước đi tích cực hơn để bảo vệ người dân sinh sống dọc theo bờ sông Mekong và các phụ lưu trước những tác động xuyên biên giới gây ra bởi các đập thủy điện ở Trung Quốc và Lào.
Nonn Panitvong, người sáng lập trang mạng Siamensis.org và là một chuyên gia nổi bật về cá nước ngọt, khẳng định cá trên sông Mekong là nguồn an ninh lương thực quan trọng nhất đối với người dân sinh sống trên khắp lưu vực sông. Do đó, khi phớt lờ tổn thất nghiêm trọng đối với đa dạng sinh thái vì lợi ích của các đập thủy điện, các chính phủ trong khu vực đang đánh đổi những hệ sinh thái nuôi sống hàng chục triệu người lấy sự giàu có một một nhóm nhỏ các nhà đầu tư. “Khi họ (các nhà chức trách và nhà đầu tư) xây dựng những đập thủy điện mới, họ viện dẫn ổn định năng lượng là lý do, nhưng cuối cùng, người dân không thể ăn điện. Cá và rau xanh từ dòng sông mới thực sự là thức ăn của chúng ta,” ông Nonn nhấn mạnh.

Tận mục "thủy quái" khổng lồ sông Mekong cực hiếm

(Kiến Thức) - Do bị đánh bắt quá nhiều, loài cá da trơn khổng lồ sông Mê Kông đã trở nên cực hiếm, rất khó gặp.

Tan muc
 Cá da trơn khổng lồ sông Mê Kông là loài cá rất lớn thường được tìm thấy xung quanh lưu vực sông Mê Kông ở Đông Nam Á. (Nguồn Boredomtherapy)

Top 8 bí ẩn "xuyên không" nhiều thế kỷ vẫn không tìm được lời giải

Làm cách nào mà nhẫn đồng hồ Thụy Sĩ có thể xuất hiện trong ngôi mộ cổ nhà Minh, hay người khổng lồ có thực sự tồn tại trên Trái Đất hay không là những câu hỏi khoa học gây tranh cãi nhất mọi thời đại.

1. Nhẫn đồng hồ Thụy Sĩ trong ngôi mộ cổ triều Minh, Trung Quốc

Tin mới