Hiệu quả của vaccine COVID-19 trước biến thể Delta tới đâu?

(VietnamDaily) - Theo kết quả một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), hai loại vaccine COVID-19 là Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả chống lại biến thể Delta, song khả năng bảo vệ của vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian. 

The Nature ngày 19/8 dẫn một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) chỉ ra rằng vắc xin COVID-19 Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả chống lại biến thể Delta, song khả năng bảo vệ của vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford đã phân tích dữ liệu khổng lồ, bao gồm kết quả của 2.580.021 mẫu xét nghiệm PCR từ 385.543 người trưởng thành ở Anh trong khoảng thời gian từ ngày 1/12/2020 đến 16/5/2021 và kết quả của 811.624 mẫu xét nghiệm từ 358.983 người trong khoảng thời gian từ ngày 17/5/2021 đến ngày 1/8/2021.
Hieu qua cua vaccine COVID-19 truoc bien the Delta toi dau?
Vắc xin có hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ bệnh nhân COVID-19 trở nặng và nhập viện. Ảnh: Getty. 
Kết quả nghiên cứu, được công bố trước ngày 19/8, cho thấy rằng cả hai loại vắc xin đều có hiệu quả chống lại Delta sau khi tiêm đủ hai liều, nhưng khả năng ngăn chặn lây nhiễm của vắc xin sẽ giảm dần trong 90 ngày sau khi tiêm.
Cụ thể, vắc xin Pfizer có hiệu quả 92% trong việc ngăn chặn lây nhiễm trong 14 ngày sau mũi tiêm thứ hai, nhưng hiệu quả của nó sẽ giảm xuống lần lượt là 90%, 85% và 78% sau 30, 60 và 90 ngày.
Trong khi đó, vắc xin AstraZeneca có hiệu quả 69% trong việc ngăn chặn lây nhiễm trong 14 ngày sau mũi tiêm thứ hai, nhưng giảm xuống 61% sau 90 ngày.
Sarah Walker, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết việc vắc xin giảm hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm không phải là vấn đề đáng lo ngại. "Đối với cả hai loại vắc xin này, việc tiêm đủ hai mũi vẫn đang thực sự hiệu quả trong việc chống lại biến chủng Delta”, bà Sarah nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Oxford cũng nhận thấy tải lượng virus của những người đã tiêm vắc xin nhưng bị nhiễm biến thể Delta cao tương đương người chưa tiêm và mắc bệnh.
Nghiên cứu của Anh khẳng định vắc xin vẫn có hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ bệnh nhân COVID-19 trở nặng và nhập viện.
Tiến sĩ Paul Offit, Giám đốc Trung tâm giáo dục vắc xin tại Bệnh viện Nhi Philadelphia (Mỹ) nhấn mạnh: "Điều quan trọng là vắc xin vẫn đang làm tốt nhiệm vụ ngăn ngừa những ca nhập viện và tử vong do COVID-19”.
Nghiên cứu của Anh cũng khẳng định khoảng cách thời gian giữa hai mũi tiêm không ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin và những người từng mắc COVID-19 cũng như được tiêm hai liều vắc xin có khả năng bảo vệ tốt nhất chống lại sự lây nhiễm sau này.
Hieu qua cua vaccine COVID-19 truoc bien the Delta toi dau?-Hinh-2
 
Hieu qua cua vaccine COVID-19 truoc bien the Delta toi dau?-Hinh-3
 

Mời độc giả xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới (Nguồn video: THĐT)

Sống động hình ảnh Afghanistan 140 năm trước

Afghanistan đang là tâm điểm của cả thế giới khi liên tục chìm đắm trong chiến tranh và bất ổn. Hãy cùng tìm lại quá khứ bình yên cách đây 140 năm trước của quốc gia này qua loạt ảnh hiếm. 

Song dong hinh anh Afghanistan 140 nam truoc

Những người đàn ông cưỡi lạc đà và chăn cừu đang đứng trước cửa thành Durrani tại Kandahar, Afghanistan. Ảnh: sohu.com. 

Sát nhân gây nỗi ám ảnh kinh hoàng khi săn nhãn cầu phụ nữ

Charles Albright trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân Mỹ khi là gã sát nhân bệnh hoạn thích lấy đôi mắt của phụ nữ. Tên tội phạm nguy hiểm này ra tay tàn độc để có được thứ mình muốn. 

Sat nhan gay noi am anh kinh hoang khi san nhan cau phu nu
 Vào mùa đông năm 1990 - 1991, cảnh sát ở Dallas, Mỹ điều tra một vụ án đặc biệt. Ba nạn nhân trong vụ án đều là phụ nữ. Họ bị một gã sát nhân bệnh hoạn giết chết một cách tàn khốc.