Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ nói gì việc mở ngành Y?

(Kiến Thức) - Trong buổi họp báo sáng nay, Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ cho biết rằng việc trường mở ngành Y dược không nhằm mục đích lợi nhuận.

Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã ký quyết định cho phép trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học, trình độ đại học, hệ chính quy. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, tức ngày 19/11/2015.
Đáng lưu ý, trước đó, tháng 12/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định tạm dừng mở ngành đào tạo mới các ngành Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền trình độ đại học và ngành Dược trình độ đại học, cao đẳng ở các trường đa ngành không thuộc khối chuyên ngành y, dược.
Do đó, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học, trình độ đại học đã khiến nhiều người khá bất ngờ và không khỏi lo ngại. Bởi vốn dĩ, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ chuyên đào tạo nhóm ngành kinh tế-kinh doanh, kỹ thuật-công nghệ và ngoại ngữ.
Quyết định mang tính lạ lùng này không chỉ dư luận xôn xao mà ngay cả lãnh đạo nhiều trường đào tạo chuyên ngành y khoa cũng vô cùng lo lắng. Sáng nay (28/11), trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ đã mở cuộc họp báo để giải đáp các vấn đề này.
Hieu truong DH Kinh doanh va Cong nghe noi gi viec mo nganh Y?
 GS Trần Phương - Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ.
Tại buổi họp báo, GS Trần Phương - Hiệu trưởng trường chia sẻ, tên trường chỉ phản ánh những lĩnh vực chủ yếu, không bao gồm toàn bộ nội dung đào tạo. Trường sẽ đào tạo bất cứ ngành nào đất nước cần.
Vị giáo sư này cho rằng, ngành Y và Dược đòi hỏi trình độ công nghệ cao nhất nên nói rằng trường Kinh doanh và Công nghệ “ngoại đạo” là sai.
Ông Trần Phương nói thêm là, hiện nước ta mới có 8 bác sĩ và 1,5 dược sĩ trên một 10.000 dân. Trong khi đó, các nước tiên tiến đạt 40 bác sĩ trên một vạn dân. Điều đó cho thấy, người Việt Nam được chăm lo đến sức khỏe quá ít nên trường muốn mở ngành đào tạo về lĩnh vực này. Thế nên, động cơ mở ngành không vì mục đích lợi nhuận mà muốn bổ khuyến nhân lực tăng cường chăm sóc sức khỏe nhân dân.
“Động cơ mở ngành không có mục đích lợi nhuận hay kinh doanh, chỉ muốn bổ khuyết nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam”, ông Phương nói.
Trả lời câu hỏi tại sao Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được đào tạo Y, Dược, trong khi năm 2014, Bộ GD&ĐT tạm dừng cấp phép cho ngành học này, GS Phương cho rằng, không có gì bất thường.
Theo Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, tháng 6/2012, trường đề nghị Bộ GD&ĐT cho mở ngành Y đa khoa, Dược học. Đến tháng 12/2014, Bộ GD&ĐT mới có quyết định tạm dừng việc xem xét mở ngành đào tạo trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Răng - Hàm - Mặt, Y học cổ truyền và trình độ đại học, cao đẳng đối với ngành Dược học tại trường đa ngành, không thuộc khối chuyên ngành Y, Dược. Như vậy, trường đặt vấn đề mở ngành trước đó 2 năm, không phạm phải qui định mới của Bộ.
Về việc ông Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học - Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), cho rằng, trường giới thiệu 47 cán bộ giảng dạy, tuy nhiên Bộ Y tế yêu cầu tối thiểu phải có 50 người trình độ thạc sĩ trở lên, GS Phương cho biết, ông Lợi không đủ đại diện cho Bộ Y tế. Người ký quyết định là Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường.
Tuy nhiên, phía trường cũng thừa nhận chưa hoàn thiện đủ tiêu chí. “Chúng tôi xác nhận chưa đủ về số lượng người giảng dạy, tuy nhiên, 50 người là sử dụng trong 6 năm. Trường đã mời 47 người, còn 3 người nữa có khó khăn gì đâu”, GS Phương nói. Ngoài ra, nhà trường đã chuẩn bị 28 phòng thực hành và mua trang thiết bị trong 2 năm.
Liên quan tới số người giảng dạy, chiều qua 27/11, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã cho biết, có một số giảng viên chưa cam kết khi Đoàn về trường thẩm định; khi Bộ GD&ĐT ra quyết định cho phép mở mã ngành thì đã có cam kết người ta dạy ở trường.
Trong buổi họp báo thường kỳ chính phủ tháng 11/2015, vị Thứ trưởng cũng tuyên bố rằng, kết quả thẩm định điều kiện mở mã ngành của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (đoàn có cán bộ của cả 2 Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT) cho thấy trường đã chuẩn bị đủ điều kiện để mở mã ngành theo Thông tư số 08 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Dẫu vậy, rất nhiều lãnh đạo các trường Y trên cả nước và nhiều chuyên gia về nghành Y rất không đồng tình trước quyết định của Bộ GD&ĐT.

Tiết lộ danh tính người dùng bằng giả chấn động ngành y

Bộ Y tế vừa gửi công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa báo cáo việc sử dụng bằng chuyên môn giả của nhiều cán bộ ngành y

Bộ Y tế xử lý thông tin Bệnh viện K "vòi tiền"

(Kiến Thức) -Thứ trưởng Bộ Y tế vừa họp khẩn cấp với lãnh đạo Bệnh viện K để xử lý thông tin người bệnh tố Bệnh viện K "vòi tiền" người bệnh.

Theo đó ngày 19/3, trên mạng internet xuất hiện một đoạn clip ghi lại hình ảnh một người nhà bệnh nhân rất bức xúc, làm loạn Bệnh viện K và tố cáo y tá viện K vòi tiền bệnh nhân.

Ngay chiều 20/3/2015, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì buổi làm việc với Ban Giám đốc bệnh viện K Trung ương và lãnh đạo một số khoa, phòng liên quan của bệnh viện để làm rõ thông tin vụ việc gây bức xúc trên.

Bo Y te xu ly thong tin Benh vien K voi tien
 Hình ảnh người nhà bệnh nhân tố y tế Bệnh viện K vòi tiền bệnh nhân trong clip. Ảnh cắt clip

Theo báo cáo của PGS.TS Bùi Diệu, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương: “Sau khi có điện thoại từ đường dây nóng phản ảnh, cùng với sự xuất hiện của clip nói trên, bệnh viện K Trung ương đã nghiêm túc xem xét nội dung, tổ chức cuộc họp để kiểm điểm, đánh giá nếu có sai phạm xử lý nghiêm. Trước mắt, bệnh viện đã đã quyết định tạm đình chỉ công tác của chị Nguyễn Thị Lan để làm rõ vụ việc.

Y tá được nói đến trong đoạn clip là chị Nguyễn Thị Lan, hiện là điều dưỡng viên công tác tại Khoa Nội soi - Thăm dò chức năng.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Lan trước đó đã nghỉ chế độ. Tuy nhiên vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồng bị bệnh Ung thư đang điều trị tại bệnh viện K nên bệnh viện đã ký hợp đồng làm thêm, để giúp nữ điều dưỡng này trang trải cuộc sống.

Người phụ nữ trong clip là người nhà bệnh nhân Vũ Đình Linh, 48 tuổi, quê ở Hòa Bình. Bệnh nhân này được chẩn đoán là thành sau họng có tổn thương sùi loét lớn. Clip ghi lại hình ảnh người phụ nữa này liên tục chửi bới và cho rằng y tá Nguyễn Thị Lan “đòi” người nhà bệnh nhân 200.000 đồng để có kết quả sớm.

Tuy nhiên, theo giải trình của điều dưỡng Lan thì do điều dưỡng này giải thích không thấu đáo dẫn đến sự hiểu nhầm của người bệnh. Khi trao đổi với người nhà bệnh nhân, điều dưỡng Lan nói rằng: “Em muốn làm kết quả nhanh, thì phải mất 200.000 đồng đưa ra ngoài mà làm”, chứ không phải “Trả 200.000 đồng thì có kết quả ngay, không có 200.000 đồng thì 10 ngày sau mới có kết quả”, như người phụ nữ đó nói.

Cũng liên quan tới sự việc xảy ra tại Bệnh viện K, BS. Phạm Văn Hạnh, Trưởng khoa Nội soi - Thăm dò chức năng cho biết: “Thời điểm xảy ra sự việc, tôi đang tiến hành mổ cho bệnh nhân khác. Khi thấy ồn ào tôi đã ra và đã giải thích cho người phụ nữ đó nhưng người nhà bệnh nhân vẫn không đồng ý, cố tình không nghe.

Tôi cũng đã mời người nhà bệnh nhân vào Khoa để giải thích rõ và có lời xin lỗi. Tuy nhiên, người phụ nữ này không hợp tác mà càng lớn tiếng, thậm chí giằng co với y tá Lan, đập bàn, giật cả kính, khẩu trang của điều dưỡng Lan".

Theo BS Hạnh, tại Bệnh viện K quy trình nội soi đối với các bệnh nhân thông thường phải làm có xét nghiệm sinh thiết để giúp chuẩn đoán xác định và sau 5-7 ngày. Còn không làm sinh thiết, theo quy định là 14 giờ sẽ trả kết quả.

Tại một số cơ sở xét nghiệm dịch vụ, giá làm các kết quả xét nghiệm sinh thiết thường là 200.000 đồng, và phải mất 2 ngày mới có kết quả. Vì lý do đó nên khi trao đổi với người bệnh y tá Nguyễn Thị Lan đã giải thích chưa rõ ràng dẫn đến người nhà bệnh nhân hiểu lầm.

Tin mới