Hiệu trưởng trường miền núi: “Trước tri thức, chúng ta đều bình đẳng”

“Dù điểm đầu vào có nhiều em chỉ đạt 2-3 điểm/1 môn, nhưng trước tri thức chúng ta đều bình đẳng”, Hiệu trưởng Trường THPT Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội xúc động nhắn gửi tới các học sinh ngày khai trường.

Hôm nay, mùng 5/9, gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội khai giảng năm học mới. Trong số các trường cấp 3 của Thủ đô Hà Nội, Trường THPT Minh Quang  nằm trên địa bàn Thôn Lặt, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội có nhiều điểm đặc biệt.
Hieu truong truong mien nui: “Truoc tri thuc, chung ta deu binh dang”
Thầy hiệu trưởng Nguyễn Duy Bỉnh phát biểu tại lễ khai giảng. Ảnh: GDTĐ. 
Minh Quang là xã dân tộc miền núi nằm ở sườn Tây núi Ba Vì, gồm 3 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Mường, Dao; trong đó dân tộc Mường chiếm 65% toàn xã. Khác với điểm đầu vào lớp 10 cao chót vót với độ cạnh tranh khốc liệt ở các trường nội đô, thì điểm vào lớp 10 của Trường THPT Minh Quang có sự chênh biệt ở nhiều mức, trong đó, nhiều em chỉ đạt 2-3 điểm mỗi môn.
Trong ngày khai giảng năm học mới, thầy Nguyễn Duy Bỉnh, Trường THPT Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội cho biết, Trường THPT Minh Quang đã có chia sẻ xúc động về sự “đặc biệt” của ngôi trường này.
Thầy Nguyễn Duy Bỉnh cho hay, Trường THPT Minh Quang được xây dựng cũng vì mục tiêu giúp con em của các xã miền núi được đi học mà không phải đi lại quá xa xôi.
Năm học 2024-2025, Trường THPT Minh Quang đón 515 học sinh lớp 10. Điều đặc biệt, điểm trúng tuyển có khoảng cách khá lớn. Có những học sinh có điểm xét tuyển cao trên 40 điểm. Nhưng cũng có nhiều em chỉ đạt 2-3 điểm/1 môn.
Lý do là vì, nhà trường xin Sở GD&ĐT hạ điểm đầu vào thấp nhất thành phố, và cam kết về chất lượng đầu ra. Bởi nhà trường mong rằng các em dù lực học có yếu nhưng vẫn có thể được đi học cấp 3, để bớt phần nào tình trạng các em thiếu phương hướng cuộc sống, không còn ước mơ và dễ sa ngã vào con đường sai trái.
“Nhưng các em ạ, đứng trước tri thức chúng ta đều bình đẳng. Vậy cho nên dù em là ai thì khi vào trường các em cũng sẽ được đối xử công bằng, các thầy cô vẫn sẽ hết lòng cùng đồng hành đưa các em đạt được mục tiêu mơ ước của mình, chỉ cần các em có niềm tin và cùng cố gắng”, thầy Hiệu trưởng nhắn gửi.
Hieu truong truong mien nui: “Truoc tri thuc, chung ta deu binh dang”-Hinh-2
 Cô trò Trường THPT Minh Quang trong Lễ Khai giảng năm học mới. Ảnh: GDTĐ.
Thầy Nguyễn Duy Bỉnh cho hay, thầy biết trong số các em ngồi đây có em là dân tộc Kinh, có em là người Mường, có em dân tộc Dao, có bạn ở gần trường cũng có em ở rất xa lên đây thuê trọ để đi học. Thầy biết có em mong muốn được trở thành bác sĩ, kĩ sư, có người muốn sau này là thầy cô giáo, bạn thì chọn học nghề, có bạn muốn đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền phụ giúp cha mẹ, cũng có em lựa chọn học xong sẽ ở nhà theo nghề làm miến dong truyền thống của gia đình hay phát triển làng nghề thuốc nam vốn đã quen thuộc của dân tộc mình…
Những mục tiêu, mơ ước ấy không phân biệt sang – hèn, không có cao – thấp vì tất cả đều đáng được trân trọng. Thầy Bỉnh mong tất cả các em sẽ đều thực hiện được những ước mơ đó.
“Xuất phát điểm của các em có thể thấp hơn các bạn trường khác nhưng đích đến đều công bằng. Chỉ cần các em dám vượt khó vươn lên, nỗ lực phấn đấu học tập rèn luyện thì thầy tin chắc rằng các em sẽ đều trở thành những công dân tốt”, thầy Nguyễn Duy Bỉnh khẳng định.
Thầy Nguyễn Duy Bỉnh cho hay, năm học này, giáo dục sẽ hoàn tất việc đổi mới SGK theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sẽ thi tốt nghiệp theo chương trình mới. Cuộc sống của thầy cô giáo nơi đây còn nhiều khó khăn, nhưng thầy Bỉnh mong các thầy cô không vì trò học yếu mà nản, không vì trò hư mà buông tay. Bởi các em học sinh ấy là người cần thầy cô nhất.
“Tôi hy vọng các thầy cô sẽ luôn giữ được ngọn lửa yêu trò và yêu nghề trong trái tim mình để tiếp tục góp sức làm rạng danh nhà trường trong thời gian tới”, thầy Nguyễn Duy Bỉnh nhắn nhủ.
Nói với các phụ huynh, thầy Bỉnh khẳng định, giáo dục con người không thể từ một phía, nhà trường luôn cần sự chung tay của gia đình, bởi gia đình chính là nền móng đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn, mơ ước và khát vọng của mỗi học sinh.
Dù biết kinh tế còn thiếu thốn, hoàn cảnh nhiều gia đình éo le, nhưng tất cả đều mong những điều tốt nhất cho tương lai của con em mình. Vì vậy nhà trường mong rằng gia đình sẽ luôn là nguồn động lực, là chỗ dựa vững chắc cho các con học tập, giúp con biết lựa chọn con đường đúng đắn và trở thành người có ích cho xã hội.
Trò chuyện với PV Tri thức và Cuộc sống, thầy hiệu trưởng  bày tỏ niềm phấn khởi, tự hào và niềm tin tưởng vào thành công của năm học mới. 

Nhân dịp năm học mới, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tặng hoa chúc mừng thầy, cô giáo, các em học sinh Trường THPT Minh Quang. Đồng thời, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Bí thư Huyện ủy Ba Vì Dương Cao Thanh đã trao tặng 17 xe đạp cho 17 học sinh nghèo vượt khó và trồng cây lưu niệm tại khuôn viên nhà trường. Nhân dịp này, nhà trường cũng trao thưởng cho các học sinh đỗ đại học điểm cao và thủ khoa đầu vào lớp 10 của Trường THPT Minh Quang năm học 2024 - 2025.

Mời quý độc giả xem video Nhà giáo ưu tú Nguyễn Trọng Vĩnh - Chủ tịch HĐQT Trường THCS-THPT Nguyễn Siêu đánh trống khai giảng năm học mới 2023-2024:

Nhân dân quyết tâm thực hiện di sản Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga nói, di sản lớn nhất Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng thư để lại là chính cuộc đời Ông. Trí tuệ, nhân cách, lối sống… của Tổng Bí thư là ngọn đuốc soi đường thắp sáng niềm tin cho Nhân dân.

Trò chuyện với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, chia sẻ những tình cảm, nhận định của mình về di sản mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho Nhân dân.

Nhan dan quyet tam thuc hien “di san” Tong Bi thu Nguyen Phu Trong de laiTrí tuệ, nhân cách, lối sống… của Tổng Bí thư như ngọn đuốc soi đường, thắp sáng niềm tin cho Nhân dân. Ảnh: Chính phủ.

Đi tiếp con đường Tổng Bí thư một đời tâm huyết

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói tại một hội nghị: “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất. Thế nào là danh dự? Cao hơn tất cả, vật chất không là gì. Cái còn mãi với thời gian là danh dự, trọng liêm, trọng chính, trọng đức. Còn vật chất chỉ là phù vân, nó quý thì quý thật nhưng ông cha ta đã tổng kết, danh thơm thì còn mãi. Đừng ham chức tước, địa vị, vật chất, tiền tài lôi kéo đủ thứ, nhất là chúng ta có quyền lực trong tay, lắm kẻ mơn trớn, xu nịnh”. Đại biểu có suy nghĩ gì về lời dặn dò này?

Tôi nhớ đến câu ca dao rất quen thuộc của Việt Nam: “Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Trong cuộc sống, vật chất luôn có sự hấp dẫn với con người và cũng phải có vật chất, con người mới tồn tại được. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng vật chất, quyền lợi, thậm chí vì nó mà bỏ qua đạo đức, trách nhiệm thì lại là điều cần phê phán.

Nhan dan quyet tam thuc hien “di san” Tong Bi thu Nguyen Phu Trong de lai-Hinh-2Chiếc xe Toyota Crown BKS 80B - 2089 gắn bó với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 18 năm. Có lần, Văn phòng Trung ương Đảng đề xuất thay xe cho Tổng Bí thư vì nó đã cũ, nhưng Ông không đồng ý và nói: "Xe vẫn đi tốt". Ảnh: Tiến Tuấn.

Ông cha ta cũng còn có một câu rất thấm thía: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, chỉ việc tạo dựng danh tiếng, thanh danh khó hơn rất nhiều so với việc làm mất uy tín, danh dự. Và đối với việc bị mất uy tín, danh dự, giá trị vật chất đánh đổi thật nhỏ bé.

Lời nhắc nhở của Tổng Bí thư cũng giống như lời đúc kết của cha ông, đó là so với danh dự, phẩm chất đạo đức của một con người, tất cả mọi vật chất không những chỉ như “phù vân”, mà còn rất rẻ mạt. Chính bởi vậy, chúng ta cần phải chú trọng gìn giữ thứ tài sản lớn nhất của mỗi người, đó chính là nhân cách đạo đức, phẩm giá.
- Bà có sự liên tưởng nào giữa lời dặn dò trên của Tổng Bí thư với công cuộc “đốt lò” vĩ đại?
Không chỉ bây giờ, mà từ xưa, cha ông ta đã rất nỗ lực trong việc phòng, chống tham nhũng. Sử sách còn ghi lại rất nhiều vụ án, trong đó, các quan tham cũng bị xử lý một cách đích đáng. Đơn cử việc Bác Hồ nghiêm khắc xử lý vụ án Trần Dụ Châu với mức án cao nhất.
Nhan dan quyet tam thuc hien “di san” Tong Bi thu Nguyen Phu Trong de lai-Hinh-3Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ chụp ảnh lưu niệm với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương. Ảnh: NVCC.
Thực tế, khi có chức tước, con người dễ bị cám dỗ về vật chất, quyền lực. Nếu không chiến thắng được bản thân, việc sa ngã rất dễ xảy ra. Bởi vậy, công cuộc chống tham nhũng luôn diễn ra ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, và với mọi quốc gia.
Trong giai đoạn vừa qua, hình ảnh “lò bác Trọng” trở nên quen thuộc, Tổng Bí thư cũng được ví như “Người đốt lò vĩ đại”. Rất nhiều đại án được phơi bày, xử lý, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, tạo niềm tin cho Nhân dân. Quan trọng hơn nữa, nó còn là lời cảnh tỉnh đối với những người đang nắm giữ chức vụ.
Ý nghĩa của việc chống tham nhũng, theo tôi, không chỉ dừng lại ở chỗ chúng ta phát hiện, xử lý bao nhiêu trường hợp tham nhũng, mà từ đây, chúng ta có thể ngăn ngừa tham nhũng một cách hiệu quả.
Những nỗ lực mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm để trong sạch bộ máy cũng thể hiện rất rõ quan điểm của Ông trong lời dặn dò về danh dự ở trên.
Ánh sáng thắp từ những điều giản dị

Ồn ào tu bổ Chùa Cầu “do dư luận chưa hiểu về trùng tu di tích“

TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn nhận, Chùa Cầu đã được trùng tu bài bản, khoa học, đúng luật. Dư luận chỉ trích xuất phát từ việc chưa hiểu về công tác trùng tu di tích.

Sau gần 2 năm trùng tu với kinh phí hàng chục tỷ đồng, di tích Chùa Cầu (TP Hội An, Quảng Nam) đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, xuất hiện  sau khi tu bổ, hình ảnh chùa Cầu khoác lên mình tấm áo mới và lập tức thành chủ đề gây tranh cãi giữa 2 luồng dư luận. Trong đó, có nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng, Chùa Cầu từ một công trình hơn 400 năm tuổi đã trở thành công trình “1 tuổi”.
Chùa Cầu đã được trùng tu bài bản, khoa học, đúng luật

50 năm Việt Nam tham dự IMO: Niềm tự hào không chỉ ở huy chương

Trong 50 năm tham dự Olympic Toán quốc tế (IMO), đội Việt Nam nằm trong top 10 thế giới trong phần lớn các năm dự thi với 271 huy chương, trong đó có 69 Huy chương Vàng, đem lại tự hào, vinh quang về cho đất nước.

Ngày 10/8, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán phối hợp cùng Hội Toán học Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (1974 - 2024).
50 nam Viet Nam tham du IMO: Niem tu hao khong chi o huy chuong
 Các chuyên gia, thầy cô giáo, đại biểu, học sinh tham dự hoạt động 50 năm Việt Nam tham dự IMO. Ảnh: Hoài Hương.

Tin mới