Hình ảnh cực ấn tượng vựa cá miền Tây 4.000 đồng/kg

Hình ảnh cực ấn tượng vựa cá miền Tây 4.000 đồng/kg

Đây chủ yếu là các loại cá được nuôi trên đồng trong mùa lũ như: mè vinh, mè hoa, cá chép... với giá bán chỉ 4.000 – 15.000 đồng/kg.

Xem toàn bộ ảnh
Mô hình nuôi cá trên đồng ruộng trong mùa lũ với hình thức không cho ăn, cá lớn nhờ gốc rạ và rong rêu, đang nở rộ ở các tỉnh miền Tây. Cá được nuôi chủ yếu là các giống chép, rô phi, mè...
Mô hình nuôi cá trên đồng ruộng trong mùa lũ với hình thức không cho ăn, cá lớn nhờ gốc rạ và rong rêu, đang nở rộ ở các tỉnh miền Tây. Cá được nuôi chủ yếu là các giống chép, rô phi, mè...
Sau 3 - 4 tháng thả nuôi, người dân bắt đầu thu hoạch. Hiện giá bán loại cá này chỉ dao động 4.000 đến 12.000 đồng/kg. Mức giá này thậm chí còn rẻ hơn một bó rau bán tại các chợ trong vùng.
Sau 3 - 4 tháng thả nuôi, người dân bắt đầu thu hoạch. Hiện giá bán loại cá này chỉ dao động 4.000 đến 12.000 đồng/kg. Mức giá này thậm chí còn rẻ hơn một bó rau bán tại các chợ trong vùng.
Thời điểm này, các hộ dân bắt đầu thu hoạch cá đồng được nuôi ăn "ké" nước lũ.
Thời điểm này, các hộ dân bắt đầu thu hoạch cá đồng được nuôi ăn "ké" nước lũ.
Từ 14h kéo dài đến 17h mỗi ngày, thương lái khắp nơi tập trung về các ao, vuông, ruộng... của bà con nông dân để thu mua cá đưa đến các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh tiêu thụ. Lượng cá thu mua mỗi ngày khá lớn, trung bình khoảng 30 - 50 tấn cá đồng, có thời điểm tới 70 - 90 tấn.
Từ 14h kéo dài đến 17h mỗi ngày, thương lái khắp nơi tập trung về các ao, vuông, ruộng... của bà con nông dân để thu mua cá đưa đến các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh tiêu thụ. Lượng cá thu mua mỗi ngày khá lớn, trung bình khoảng 30 - 50 tấn cá đồng, có thời điểm tới 70 - 90 tấn.
Anh Lê Văn Lâm, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ cho biết, thông thường khi kết thúc vụ lúa hè thu, thấy nước chớm lên là người dân bắt đầu mua cá giống về thả xuống ruộng nuôi.
Anh Lê Văn Lâm, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ cho biết, thông thường khi kết thúc vụ lúa hè thu, thấy nước chớm lên là người dân bắt đầu mua cá giống về thả xuống ruộng nuôi.
Tuy nhiên, nuôi cách này tỷ lệ hao hụt rất cao. Do vậy, những người như anh Lâm chọn cách mua cá giống về thả nuôi trước dưới ao (cách thời gian thu hoạch lúa khoảng 1 tháng). Khi cá to bằng 2 ngón tay thì bắt lên nuôi trên ruộng.
Tuy nhiên, nuôi cách này tỷ lệ hao hụt rất cao. Do vậy, những người như anh Lâm chọn cách mua cá giống về thả nuôi trước dưới ao (cách thời gian thu hoạch lúa khoảng 1 tháng). Khi cá to bằng 2 ngón tay thì bắt lên nuôi trên ruộng.
Anh Lâm cho biết, làm theo cách này, tỷ lệ hao hụt rất thấp, vì con cá thả lên ruộng đã khỏe mạnh sau thời gian nuôi dưới ao. Ngoài ra, do cá đã lớn nên biết tự bảo vệ trước những loài khác lớn hơn.
Anh Lâm cho biết, làm theo cách này, tỷ lệ hao hụt rất thấp, vì con cá thả lên ruộng đã khỏe mạnh sau thời gian nuôi dưới ao. Ngoài ra, do cá đã lớn nên biết tự bảo vệ trước những loài khác lớn hơn.
Sau 3 – 4 tháng thả nuôi là có thể thu hoạch cá mà không cần tốn thức ăn.
Sau 3 – 4 tháng thả nuôi là có thể thu hoạch cá mà không cần tốn thức ăn.
Anh Tâm, người nuôi cá ruộng ở huyện Thới Lai, Cần Thơ cho biết, giá rẻ, nên các hộ nuôi thường bán xô cả ruộng cá cho thương lái.
Anh Tâm, người nuôi cá ruộng ở huyện Thới Lai, Cần Thơ cho biết, giá rẻ, nên các hộ nuôi thường bán xô cả ruộng cá cho thương lái.
Ông Lê Văn Hiếu, một thương lái ở Cần Thơ cho biết, mỗi ngày có khoảng 40-50 bạn hàng từ nhiều tỉnh miền Tây và cả TP. HCM đổ về thu mua cá đồng giá rẻ rồi đưa đi các chợ khác tiêu thụ.
Ông Lê Văn Hiếu, một thương lái ở Cần Thơ cho biết, mỗi ngày có khoảng 40-50 bạn hàng từ nhiều tỉnh miền Tây và cả TP. HCM đổ về thu mua cá đồng giá rẻ rồi đưa đi các chợ khác tiêu thụ.
Được giá nhất là cá mè vinh, mức thu mua tại ruộng từ 10.000 – 12.000 đồng/kg; các loại cá chép, mè hoa chỉ 4.000 – 5.000 đồng/kg.
Được giá nhất là cá mè vinh, mức thu mua tại ruộng từ 10.000 – 12.000 đồng/kg; các loại cá chép, mè hoa chỉ 4.000 – 5.000 đồng/kg.
Theo ông Đỗ Xuân Phúc, Phó Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ, mùa lũ về là thời điểm nông dân tận dụng đất ruộng để nuôi các loại cá mè vinh, mè hoa, cá chép... Năm nay, diện tích nuôi cá ruộng của toàn huyện là 4.861 ha, tăng hơn 1.086 ha so với năm 2013.
Theo ông Đỗ Xuân Phúc, Phó Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ, mùa lũ về là thời điểm nông dân tận dụng đất ruộng để nuôi các loại cá mè vinh, mè hoa, cá chép... Năm nay, diện tích nuôi cá ruộng của toàn huyện là 4.861 ha, tăng hơn 1.086 ha so với năm 2013.
Diện tích nuôi cá ruộng năm nay tăng do con nước cuối tháng 7, đầu tháng 8 cao, nông dân không gieo sạ được nên chuyển sang nuôi cá. Dù giá thấp, nhưng năng suất trung bình nuôi cá ruộng đạt khá cao, từ 900 kg - 1,2 tấn/ha, nông dân trừ hết các khoảng chi phí vẫn lãi từ 8-10 triệu đồng/ha/vụ.
Diện tích nuôi cá ruộng năm nay tăng do con nước cuối tháng 7, đầu tháng 8 cao, nông dân không gieo sạ được nên chuyển sang nuôi cá. Dù giá thấp, nhưng năng suất trung bình nuôi cá ruộng đạt khá cao, từ 900 kg - 1,2 tấn/ha, nông dân trừ hết các khoảng chi phí vẫn lãi từ 8-10 triệu đồng/ha/vụ.
Đặc biệt, nuôi cá ruộng sau khi thu hoạch xong, cá để lại một lớp phân hữu cơ giàu dinh dưỡng, giúp cho vụ lúa kế tiếp giảm được chi phí phân bón và cả sâu bệnh mà đem lại năng suất cao.
Đặc biệt, nuôi cá ruộng sau khi thu hoạch xong, cá để lại một lớp phân hữu cơ giàu dinh dưỡng, giúp cho vụ lúa kế tiếp giảm được chi phí phân bón và cả sâu bệnh mà đem lại năng suất cao.

GALLERY MỚI NHẤT