Hình ảnh hiếm về Việt Nam, Lào, Campuchia hơn 150 năm trước

Hình ảnh hiếm về Việt Nam, Lào, Campuchia hơn 150 năm trước

Sách "Hành trình thám hiểm Đông Dương" bên cạnh 22 chương còn có 309 hình khắc và phụ bản ảnh tái hiện con người, phong cảnh, văn hóa Đông Dương hơn 150 năm trước.

Xem toàn bộ ảnh
Ngày 5/6/1866, một đoàn thám hiểm Đông Dương rời cảng Sài Gòn, lên đường khám phá. Họ gồm nhà thám hiểm Francis Garnier (1839-1873) - người ghi chép; trung tá Doudart de Lagrée (1823-1868) làm trưởng đoàn; bác sĩ kiêm nhà thực vật học Clovis Thorel (1833-1911); nghệ sĩ Louis Delaporte (1842-1925) - người vẽ lại rất nhiều danh lam thắng cảnh trên suốt hành trình; bác sĩ và chuyên viên địa chất Lucien Joubert (1832-1893); tùy viên ngoại giao Louis de Carné (1844-1870). Hình trên là tranh mô tả trang phục của người An Nam, người  Campuchia và người Xiêm.
Ngày 5/6/1866, một đoàn thám hiểm Đông Dương rời cảng Sài Gòn, lên đường khám phá. Họ gồm nhà thám hiểm Francis Garnier (1839-1873) - người ghi chép; trung tá Doudart de Lagrée (1823-1868) làm trưởng đoàn; bác sĩ kiêm nhà thực vật học Clovis Thorel (1833-1911); nghệ sĩ Louis Delaporte (1842-1925) - người vẽ lại rất nhiều danh lam thắng cảnh trên suốt hành trình; bác sĩ và chuyên viên địa chất Lucien Joubert (1832-1893); tùy viên ngoại giao Louis de Carné (1844-1870). Hình trên là tranh mô tả trang phục của người An Nam, người Campuchia và người Xiêm.
Ngày 29/6/1868, đoàn thám hiểm về lại bến cảng Sài Gòn, hoàn thành lộ trình dài gần 10.000 km, khám phá khu vực thung lũng sông Mekong và nội địa Đông Dương.
Ngày 29/6/1868, đoàn thám hiểm về lại bến cảng Sài Gòn, hoàn thành lộ trình dài gần 10.000 km, khám phá khu vực thung lũng sông Mekong và nội địa Đông Dương.
Nhà thám hiểm Francis Garnier đã viết tường trình về chuyến thám hiểm sông Mekong 1866-1868. Từ năm 1870, các ghi chép được đăng tải trên tạp chí Le Tour de Monde. Năm 1873, các ghi chép được xuất bản thành sách. Mới đây, ấn bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Công ty Đông A thực hiện đã ra mắt bạn đọc. Hình ảnh trên mô tả lễ hội ở chùa Nongkay.
Nhà thám hiểm Francis Garnier đã viết tường trình về chuyến thám hiểm sông Mekong 1866-1868. Từ năm 1870, các ghi chép được đăng tải trên tạp chí Le Tour de Monde. Năm 1873, các ghi chép được xuất bản thành sách. Mới đây, ấn bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Công ty Đông A thực hiện đã ra mắt bạn đọc. Hình ảnh trên mô tả lễ hội ở chùa Nongkay.
Cuốn sách gồm 22 chương với 309 hình khắc và phụ bản ảnh dựa theo phần lớn các tranh vẽ của L. Delaporte, nội dung mô phỏng toàn cảnh lưu vực sông Mekong, vùng nội địa Đông Dương và Nam Trung Hoa vào nửa sau thế kỷ XIX. Trong hình là kỳ thi võ ở Tự Châu, Trung Quốc do L. Delaporte thực hiện.
Cuốn sách gồm 22 chương với 309 hình khắc và phụ bản ảnh dựa theo phần lớn các tranh vẽ của L. Delaporte, nội dung mô phỏng toàn cảnh lưu vực sông Mekong, vùng nội địa Đông Dương và Nam Trung Hoa vào nửa sau thế kỷ XIX. Trong hình là kỳ thi võ ở Tự Châu, Trung Quốc do L. Delaporte thực hiện.
Với đôi chân háo hức khám phá, đôi mắt quan sát tinh nhạy, chắt lọc thông tin từ trải nghiệm của đoàn thám hiểm; kết hợp với kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, Garnier đưa bạn đọc cũng khám phá đất và người qua trang sách. Trong hình là Di tích bảo tháp và ngôi chùa trong rừng ở Vien Chan (hình ảnh do L. Delaporte thực hiện, Đông A phục chế).
Với đôi chân háo hức khám phá, đôi mắt quan sát tinh nhạy, chắt lọc thông tin từ trải nghiệm của đoàn thám hiểm; kết hợp với kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, Garnier đưa bạn đọc cũng khám phá đất và người qua trang sách. Trong hình là Di tích bảo tháp và ngôi chùa trong rừng ở Vien Chan (hình ảnh do L. Delaporte thực hiện, Đông A phục chế).
Đời sống sinh hoạt thường ngày, các lễ hội dân gian bản địa, những tệ đoan của người bản xứ... cũng được mô tả chi tiết. Một số lễ hội dân gian bản địa như lễ đăng cơ, lễ cúng dường, lễ tang, lễ xuất gia, hội đua thuyền, hội mùa ở Lào và Campuchia đều được Garnier tái hiện một cách sinh động. Hình ảnh một gia đình thổ dân Thái (E. Bayard thực hiện, Đông A phục chế).
Đời sống sinh hoạt thường ngày, các lễ hội dân gian bản địa, những tệ đoan của người bản xứ... cũng được mô tả chi tiết. Một số lễ hội dân gian bản địa như lễ đăng cơ, lễ cúng dường, lễ tang, lễ xuất gia, hội đua thuyền, hội mùa ở Lào và Campuchia đều được Garnier tái hiện một cách sinh động. Hình ảnh một gia đình thổ dân Thái (E. Bayard thực hiện, Đông A phục chế).
Theo Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Công ty Đông A, Francis Garnier là người đại diện cho quân viễn chinh Pháp, ắt hẳn mang quan điểm thực dân, muốn khai thác tối đa nguồn lợi từ Đông Dương. Vì vậy, có thể độc giả sẽ bắt gặp một số nhận định có phần cảm tính hoặc sai trái của tác giả và đoàn thám hiểm. Hình ảnh bến cảng Sài Gòn (của Th. Weber, Đông A phục chế).
Theo Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Công ty Đông A, Francis Garnier là người đại diện cho quân viễn chinh Pháp, ắt hẳn mang quan điểm thực dân, muốn khai thác tối đa nguồn lợi từ Đông Dương. Vì vậy, có thể độc giả sẽ bắt gặp một số nhận định có phần cảm tính hoặc sai trái của tác giả và đoàn thám hiểm. Hình ảnh bến cảng Sài Gòn (của Th. Weber, Đông A phục chế).
Tuy vậy, Hành trình thám hiểm Đông Dương vẫn là áng văn khám phá, cung cấp nhiều thông tin, tư liệu về khu vực Đông Dương và sông Mekong thế kỷ XIX. Hình ảnh mặt chính Angkor Wat (E. Thérond thực hiện, Đông A phục chế).
Tuy vậy, Hành trình thám hiểm Đông Dương vẫn là áng văn khám phá, cung cấp nhiều thông tin, tư liệu về khu vực Đông Dương và sông Mekong thế kỷ XIX. Hình ảnh mặt chính Angkor Wat (E. Thérond thực hiện, Đông A phục chế).

GALLERY MỚI NHẤT