1. Mây mammatus, hay mây vảy rồng là một thuật ngữ khí tượng học nói đến những đám mây hình cầu kỳ lạ trên thế giới. Những đám mây kỳ lạ này gập ghềnh được tạo ra bởi nhiều bọng mây nhỏ tụ lại, tạo thành một mảng mây rộng lớn, lơ lửng, dày đặc, trải dài tới hàng trăm mét trên bầu trời.
Mặc dù trông đẹp và hấp dẫn nhưng những đám mây này xuất hiện thường kèm theo dạng thời tiết cực đoan. Theo các nhà nghiên cứu, đây là dấu hiệu của cơn giông bão lớn, kèm theo sấm sét trong các tháng có thời tiết nóng, ấm.
Những bọng mây khổng lồ chính là hình ảnh của một lượng lớn hơi nước trong không khí bị ngưng tụ lại.
Khi luồng không khí chạm vào chướng ngại vật, ngay lập tức sẽ hình thành những đám mây xoáy.
Tuy nhiên, các đám mây xoáy không thể quan sát từ dưới mặt đất mà chỉ có thể quan sát bằng các vệ tinh.
3. Mây xà cừ là một dạng mây được hình thành ở những khu vực cực kỳ lạnh của tầng bình lưu thấp, ở độ cao 15.000 - 25.000m. Theo miêu tả, mây xà cừ trông giống như những tấm màng mỏng, cuộn lại rồi bung ra, trải rộng khắp rồi bỗng co lại trên bầu trời nhá nhem sáng tối.
Nó là có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành của các lỗ hổng ôzôn. Các hiệu ứng của chúng đối với sự suy giảm ôzôn nảy sinh do chúng hỗ trợ các phản ứng hóa học sinh ra clo hoạt hóa.
Là chất xúc tác cho sự phá hủy ôzôn, cũng như do chúng loại bỏ axít nitric dạng khí, làm xáo trộn các chu trình nitơ và clo về hướng phá hủy ôzôn.