Hình ảnh oai hùng Không quân Tiêm kích Việt Nam

(Kiến Thức) - Không quân Tiêm kích Việt Nam là một binh chủng thuộc Không quân Nhân dân Việt Nam lãnh nhiệm vụ bảo vệ vùng trời Tổ quốc. 

Mời độc giả xem clip Không quân Tiêm kích bảo vệ đất nước Việt Nam:
Không quân Tiêm kích Việt Nam được thành lập ngày 30/5/1963 (đơn vị không quân tiêm kích đầu tiên ra đời - Trung đoàn 921), ngày truyền thống 3/4/1965 (ngày không quân tiêm kích ra quân đánh thắng trận đầu tiên).
Đây là binh chủng thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ và chức năng sử dụng các loại máy bay tiêm kích phối hợp cùng lực lượng phòng không đánh chặn nhằm tiêu diệt các máy bay cường kích, máy bay ném bom hoặc bất kỳ khí cụ bay nào của kẻ địch, bảo vệ vùng trời lãnh thổ Việt Nam.
Hinh anh oai hung Khong quan Tiem kich Viet Nam
 Không quân tiêm kích Việt Nam hiện được trang bị nhiều loại máy bay mới, nâng cao đáng kể sức chiến đấu.
Hinh anh oai hung Khong quan Tiem kich Viet Nam-Hinh-2
 Tiêm kích Su-30MK2 tuần tra bảo vệ không phận.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Không quân tiêm kích Việt Nam đã giành được hàng trăm thắng lợi trên bầu trời, bắn rơi nhiều loại máy bay hiện đại nhất của Mỹ, gồm cả "pháo đài bay" B-52 góp phần vào chiến thắng chung của toàn dân tộc.
Hôm nay, không quân tiêm kích đang từng bước hiện đại hóa mạnh mẽ nhằm bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc trên đất liền, trên mặt biển.
Từ giữa những năm 1990, Đảng và Nhà nước đã chăm lo đầu tư nâng cấp đáng kể sức mạnh không quân tiêm kích với việc mua sắm tiêm kích đa năng Su-27SK/UBK, rồi sau đó là Su-30MK và Su-30MK2. Chúng ta cũng bắt đầu tính tới việc thay thế hoàn toàn các chú "én" MiG-21 bằng loại tiêm kích đa năng kiểu mới.

Điểm mặt chiến đấu cơ KQND Việt Nam 60 năm qua

(Kiến Thức) - Không quân Nhân dân Việt Nam có 10 loại máy bay chiến đấu tham gia phục vụ trong 60 năm lịch sử (3/3/1955-3/3/2015).

Diem mat chien dau co KQND Viet Nam 60 nam qua
  Năm 1964, đơn vị chiến đấu đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam – Trung đoàn 921 ra đời. Đơn vị được trang bị 36 tiêm kích MiG-17F. Vào thời điểm đó, đây là chiến đấu cơ phản lực hiện đại nhất của không quân ta.

Bật mí chuyện Việt Nam “độ” tiêm kích F-5E Mỹ

(Kiến Thức) - Để phục vụ chiến đấu ở Campuchia, các kĩ sư Việt Nam đã "độ" lốp máy bay F-5A dùng cho tiêm kích F-5E mạnh mẽ hơn.

* Nguồn tư liệu tham khảo: 60 năm Không quân Nhân dân Việt Nam

Từ đầu năm 1975, trước thế công vũ bão của quân giải phóng, các máy bay chiến đấu F-5A và A-37 của Quân đội Sài Gòn không còn đủ sức chống đỡ, Washington viện trợ thêm cho Sài Gòn một số tiêm kích F-5E. Chúng được lắp ráp ở Philippines rồi mới chuyển về Biên Hòa nên không có khí tài, phụ kiện thay thế kèm theo. 
Mới chuyển được 20 chiếc thì ta giải phóng miền Nam, số máy bay này đã không thể hoạt động được vì thiếu phụ tùng, đặc biệt là thiếu lốp. Lốp máy bay là phụ tùng có lượng tiêu hao lớn, tuổi thọ rất ngắn, cá biệt có lốp chỉ sau một, hai lần cất hạ cánh là đã phải thay. Dẫn đến tuy F-5E còn rất mới, có những chiếc mới được 9 giờ bay, chiếc sử dụng nhiều nhất cũng chỉ 24 giờ bay, tính năng kỹ, chiến thuật vượt trội hơn hẳn F-5A nhưng lại bị lưu cất.
Tới năm 1978, chiến dịch biên giới Tây Nam trở nên ác liệt, chiến đấu cơ F-5A và A-37 không thể vươn tới các mục tiêu quan trọng ở phía Tây Campuchia, rất cần khôi phục F-5E để tham chiến.

Tin mới