John Button gửi đơn tới các quan chức chính phủ để yêu cầu họ xem lại vụ án giết người, nhưng bị từ chối.
Theo Zing News
Xem toàn bộ ảnh
Khi xem lại những bài báo về vụ án giết người của Rosemary Anderson, nữ nhà báo phát hiện một tình tiết quan trọng mà tòa án bỏ qua. Tên tử tù Eric Edgar Cooke, kẻ từng nhận tội giết Rosemary, khai rằng hắn từng tông xe vào 6 phụ nữ ở những đoạn đường vắng vào ban đêm nhưng họ đều thoát chết.
Estelle viết xong cuốn sách "Broken Lives" (tạm dịch là "Những cuộc đời tan vỡ") về số phận bi thảm của Rosemary Anderson và John Button. Sau đó Bret Christian, chủ một tờ báo ở Australia và là bạn của Estelle, chi tiền để phát hành tác phẩm. Bret Christian cũng cảm thấy nghi ngờ những chứng cứ mà tòa án sử dụng để kết tội John Button.
Cuốn sách của Estelle khiến nhiều người ở Australia tin rằng luật pháp đã bất công với John. Nhưng sự đồng cảm của người dân không thể giúp John ra khỏi danh sách những kẻ giết người. Ông cần một phán quyết của tòa án. Bret giúp John tìm một chuyên gia về phục dựng tai nạn giao thông để chứng minh John không tông xe vào Rosemary. Người mà Bret chọn là là Rusty Haight (người trong ảnh), một cựu cảnh sát ở bang Texas, Mỹ. Rusty là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về phục dựng các vụ tai nạn đường bộ.
Với trường hợp của John, ông Rusty tin rằng nếu xe hơi đâm vào cô Rosemary, cơ thể nạn nhân sẽ gập xuống và đập vào nắp capo. Cú va đập sẽ để lại vết lõm hoặc máu trên nắp capo, chứ không phải ở phía dưới đèn trước.
Để tái hiện vụ tai nạn, Rusty phải tìm loại xe Simca đời 1963, loại xe mà John sử dụng (trong ảnh) khi án mạng xảy ra. Chiếc xe của John đã hỏng, song Rusty tìm được 3 chiếc cùng loại vẫn hoạt động bình thường. Họ cũng tìm ra một xe Holden đời 1963, loại ôtô mà tên giết người hàng loạt Eric Edgar Cooke nói rằng hắn đã sử dụng để giết Rosemary. Nhưng cảnh sát không tin câu chuyện của Eric vì họ không thấy bất kỳ dấu vết nào trên kính chắn gió phía trước của xe. Theo họ, nếu thực sự Eric đâm cô gái từ phía sau, cơ thể nạn nhân sẽ đập vào kính chắn gió, gây nên vết nứt hoặc làm vỡ kính.
Nhóm phục dựng vụ tai nạn sử dụng một hình nộm cao su để phân tích phản ứng của cơ thể nạn nhân khi va chạm với xe. Rusty treo hình nộm lơ lửng trên không để xe Holden đời 1963 lao vào nó từ phía sau.
Sau khi xe Holden đời 1963 đâm vào hình nộm, không bộ phận nào đập vào kính trước. Như vậy cảnh sát đã suy luận sai khi họ cho rằng cơ thể nạn nhân gây nên vết lõm hoặc rạn nứt trên kính chắn gió.
Ngoài ra hình nộm cũng nằm sấp sau khi rơi xuống, giống tư thế của Rosemary tại hiện trường vụ án mạng.
Thử nghiệm với xe Simca đời 1963 còn mang lại kết quả ấn tượng hơn. Trong tất cả những lần va chạm, đầu của hình nộm đều đập vào nắp capo, để lại vết lõm lớn. Hình nộm không gây nên vết lõm ở phía dưới đèn giống như tình trạng ở xe Simca của John Button. Một điều đáng kinh ngạc nữa là: Trong tất cả những lần xe đâm, hình nộm đều rơi xuống đất ở tư thế nằm ngửa. Những yếu tố đó chứng minh xe của John không đâm Rosemary.
Với những chứng cứ khoa học từ các thử nghiệm xe hơi đâm hình nộm, ngày 25/2/2002, Tòa án Phúc thẩm Hình sự Australia tuyên bố John Button không gây nên cái chết của Rosemary Anderson vào năm 1963. Thẩm phán bình luận rằng việc kết án ông vì tội giết người là một sai sót của hệ thống tư pháp.
Sau khi chờ đợi gần 40 năm, John Button bật khóc khi thẩm phán xóa tội giết người cho ông. Hành trình đòi công lý của ông kéo dài nửa đời người và đôi khi người đàn ông bất hạnh tưởng rằng ông sẽ phải đầu hàng số phận. Hành động giận dỗi của Rosemary, phán đoán sai lầm của nhân viên điều tra, hành vi tra tấn nghi phạm để ép cung của cảnh sát đã biến cuộc đời của John Button thành một bi kịch. Hiện nay John Button thành lập một tổ chức tình nguyện giúp những người bị kết án oan ở Australia.