HMS Dreadnought: Thiết giáp hạm viết lại lịch sử hải quân thế giới
(Kiến Thức) - Sự ra đời của thiết giáp hạm Dreadnought đã tác động trực tiếp tới dòng chảy của lịch sử hải quân thế giới, khi nó định nghĩa lại hoàn toàn cách con người tạo nên một chiến hạm dành cho đại dương thực thụ.
Tuấn Anh
Tàu to và súng lớn
Cho đến cuối thế kỷ 19, thiết kế của thiết giáp hạm phần lớn đã ổn định theo cấu hình súng hỗn hợp với mỗi tàu được trang bị nhiều loại súng có cỡ nòng khác nhau, từ các loại hải pháo tầm xa đến vũ khí bắn nhanh tầm gần. về lý thuyết, khi mọi con tàu được trang bị như vậy, nó có thể giao chiến ở mọi tầm bắn với những khẩu súng thích hợp theo từng khoảng cách giao tranh.
Thế nhưng, bối cảnh chiến trận đã cho thấy, ý tưởng này thực ra không quá hữu dụng. Đặc biệt, trong các trận đánh của Hải quân Nga-Nhật đã cho thấy, nhiều cỡ súng chỉ làm phức tạp thêm việc điều khiển hỏa lực mà thôi. Ngoài ra, loại súng hữu ích nhất lại chính là các khẩu pháo có nòng lớn nhất (khoảng trên 300 mm) - chúng có thể bắn vào mọi mục tiêu ở khoảng cách lên tới 18 km và phát huy vai trò tốt hơn hẳn những loại vũ khí khác trên tàu.
Thiết giáp hạm Dreadnought. Ảnh: Wiki.
Một ý tưởng khi này đã được nảy sinh - ý tưởng về thiết giáp hạm trang bị hoàn toàn bằng pháo cỡ lớn (không kể các loại pháo phòng không) với kích thước nòng đồng nhất. Thực ra người Nhật đã cho đóng một thiết giáp hạm như thế vào năm 1905, nhưng chính người Anh mới hoàn thiện con tàu đầu tiên. Chiếc HMS Dreadnought có lượng giãn nước 18.410 tấn, giáp dày đến 30,5cm, tốc độ tối đa lên tới 39 km/h và quan trọng nhất là mười khẩu pháo 305mm trên tàu được được đặt trên các tháp pháo với mỗi tháp hai khẩu. Đây là thiết kế độc nhất vô nhị chưa từng được biết tới trước đó.
Sức mạnh và điểm yếu
TàuDreadnought đầu tiên được người Anh hạ thủy lần đầu vào ngày 10/2/1906. Ngay lập tức, thiết kế này đã khiến tất cả các thiết giáp hạm kiểu cũ trở nên lạc hậu, kể cả tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh vào lúc đó. Sự kiện này, cộng thêm căng thẳng giữa các đế quốc đã dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang khổng lồ và cực kỳ tốn kém - đến năm 1918, chỉ riêng người Anh đã chế tạo đến 48 thiết giáp hạm theo kiểu thiết kế của Dreadnought và người Đức chế tạo được 26 chiếc.
Các cường quốc ở châu Âu thi nhau đua đóng thiết giáp hạm để phục vụ các cuộc đại chiến. Nguồn: Pinterest.
Dreadnought trở thành danh từ chung mà người Anh dùng để ám chỉ mọi tàu chiến cỡ lớn mà trong ba thập kỷ tiếp theo đó sẽ ngày càng được đóng với kích cỡ lớn hơn, bọc giáp dày hơn và được trang bị súng lớn hơn. Cũng có một vài biến thể khác, như là tàu tuần dương thiết giáp hạm (battlecruiser) vẫn được trang bị vũ khí hạng nặng nhưng một phần giáp bị cắt giảm bớt để tăng tốc độ.
Một trong những tàu tuần dương thiết giáp nổi thiếng nhất là chiếc HMS Hood, với lượng giãn nước lên tới 47.430 tấn, mang tám pháo 381mm và chạy được với tốc độ tối đa lên tới 57km/h. Tuy nhiên, việc sàn tàu được bọc toàn bằng gỗ đã dẫn tới một nhược điểm chiết người đã dẫn tới thảm họa cho HMS Hood vào ngày 24/5/1941 khi nó bị một viên đạn bắn ra từ thiết giáp Bismark của Đức dội xuyên từ trên không, qua sàn tàu đâm thẳng vào kho đạn khiến tàu phát nổ ngay lập tức. Chỉ ba người may mắn sống sót sau vụ nổ này được tàu Đức cứu vớt.
Vận mệnh của tàu Hood minh họa cho một trong những điều trở nên vĩ đại và đáng buồn của thời đại tàu thiết giáp. Bởi chính những biểu tượng sức mạnh hoàng gia hoành tráng và được đánh giá cao này lại rốt cuộc chỉ là gánh nặng dễ bị tổn thương cho một quốc gia mà thôi.
Thế chiến thứ Nhất ít có những cuộc giao tranh giữa các chủ lực hạm cỡ lớn, ví dụ điển hình là trận Jutland vào tháng 5/1916.
Trận Jutland
Trận Jutland là cuộc đụng độ vĩ đại nhất giữa các chủ lực hạm trong lịch sử hiện đại. Các hạm đội chiến đấu của Đức và Anh lần đầu tiên và là lần duy nhất đối đầu toàn lực với nhau ở Biển Bắc, ngoài khơi Đan Mạch ngày 31/5/1916. Tư lệnh hạm đội Hochseeflotte của Đức, phó đô đốc Reinhard Scheer đã muốn tránh không giao chiến với hạm đội của Hải quân Hoàng gia đang yểm trợ cho lực lượng tàu tuần dương của thiết giáp do Phó đô đốc David Beatty chỉ huy.
Tuy nhiên, một trận đánh lớn đã xảy ra giữa các tàu chiến của Beatty và đội tàu tuần dương thiết giáp hạm của Đức, để rồi cuối cùng kéo cả đội hình chính vào trong một cuộc đấu pháo hạm long trời lở đất. Cả hai bên đều cố giành lợi thế, cuối cùng Scheer cũng phải thoát khỏi móng vuốt của Hạm đội Anh. Cả hai bên phải trả giá đắt trong một trận đấu được coi là... hòa với quân Anh mất ba tàu tuần dương thiết giáp, ba tàu tuần dương hạm và tám khu trục hạm còn Đức mất một thiết giáp hạm, một tàu tuần dương thiết giáp, ba tuần dương hạm và năm khu trục hạm.
Một bức tranh mô tả lạ độ vĩ đại của trận hải chiến lớn nhất lịch sử nhân loại với phía Đức bao gồm 99 tàu chiến, phía Anh có 151 tàu.
Các thiết giáp hạm tốn kém đến độ tất cả các phe đều ngần ngại khi phải đối mặt với nguy cơ "mất trắng" chúng trong các cuộc đụng lớn trên biển. Qua thời gian, tàu ngầm và máy bay đã chứng tỏ chúng là những đao phủ diệt hạm đầy tự tin, đặc biệt là trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Kết quả là sau khi mất chiếc Bismark vào ngày 27/5/1941, Hải quân Đức hầu như chỉ giữ các tàu chiến của họ ở vùng biển an toàn cho tới cuối cuộc chiến tranh và đa số chúng bị phá hủy bởi những cuộc ném bom của không quân Hoàng gia Anh.
Các thiết giáp hạm tỏ ra rất yếu ớt khi bị tấn công bằng bom hoặc ngư lôi - những thứ vũ khí được triển khai từ máy bay và tàu ngầm vốn có giá thành rẻ hơn nhiều so với việc đóng và vận hành thiết giáp hạm.
Các thiết giáp hạm lớn nhất từng được đóng như quái vật Yamato và Musashi của Hải quân Đế quốc Nhật Bản có lượng giãn nước lên tới 73.000 tấn và được trang bị tới 9 pháo cỡ nòng 460 mm - đều đã bị Không quân Mỹ tiêu diệt ở Thái Bình Dương. Đến cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, cách sử dụng thiết giáp hạm hiện hữu nhất là sử dụng chúng như các dàn pháo phòng không nổi trên biển để bảo vệ các tàu sân bay cỡ lớn hoặc bảo vệ bờ biển. Dường như những khẩu súng lớn đã không còn mang tính quyết định trong thế giới của ngư lôi và bom.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim cực hiếm về cuộc hải chiến lớn nhất lịch sử nhân loại.
Sức mạnh khủng khiếp của thiết giáp hạm New Jersey Mỹ
(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng, tận những năm cuối thế kỷ 20, Mỹ vẫn duy trì hoạt động của thiết giáp hạm USS New Jersey với sức tấn công kinh người.
Thiết giáp hạm USS New Jersey (BB-62) hay còn được gọi là Big J là một trong những tàu chiến khổng lồ lớp Iowa. Nó cũng là con tàu có nhiều danh hiệu nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ với 19 huân chương và là con tàu thứ hai được đặt tên để vinh danh bang New Jersey (chiếc đầu tiên là BB-16).
Tàu được hạ thủy vào ngày 7/12/1942 ở nhà máy đóng tàu hải quân Philadenphia. Đi vào hoạt động vào ngày 23/5/1943 cũng tại Philadenphia và ngừng hoạt động vào 8/2/1991 ở Long Beach, California. Trong ảnh là con tàu lúc hạ thủy ở Philadenphia.
Thiết giáp hạm New Jersey có chiều dài 270,6m, rộng 32,92m, cao 8,84m với trọng tải 4.5000 tấn và cần tới thủy thủ đoàn 1.900 người vận hành.
Theo Militaryfactory, vào năm 1943, hệ thống vũ khí trên tàu gồm 9 khẩu pháo chính cỡ nòng 406mm, 20 khẩu pháo cỡ 127mm, 80 khẩu pháo phòng không cỡ 40mm, 49 khẩu phòng không cỡ 20mm.
Tuy nhiên, đến năm 1968 hệ thống vũ khí của tàu có sự thay đổi, chỉ còn giữ lại 9 khẩu pháo 406mm và 20 khẩu cỡ 127mm. Trong ảnh là các khẩu pháo 406mm ở phía mũi tàu.
Năm 1982, một lần nữa tàu được thay đổi bố trí vũ khí, ngoài các khẩu pháo chính như năm 1968, tàu được trang bị thêm 32 quả tên lửa hành trình Tomahawk BGM-109, 16 quả tên lửa chống tàu RGM-84 Harpoon và 4 khẩu pháo cỡ 20mm để chống tên lửa và máy bay.
Theo Wikipedia, các pháo cỡ 406mm trên tàu có thể bắn viên đạn nặng hơn 1 tấn với đầu đạn có khả năng xuyên giáp, tầm bắn 37 km. Trong ảnh là các đầu đạn pháo kích cỡ siêu khủng.
Trong CTTG 2, với sự phát triển của tàu sân bay và các loại máy bay trên hạm, tàu USS New Jersey đã được trang bị hơn 100 khẩu pháo phòng không gồm loại 20mm và 40mm. Trong ảnh là hệ thống điều khiển hỏa lực của con tàu.
Nhờ hỏa lực phòng không hùng hậu nên khi làm nhiệm vụ bảo vệ hạm đội tàu sân bay ngày 19/6/1944 trong trận đấu tay đôi của các phi công Hải quân Mỹ và Hải quân Đế quốc Nhật Bản trên biển Philippines, thiết giáp hạm New Jersey đã hầu như không bị hư hại nào.
Sau 1945, con tàu này còn tham gia vào một số cuộc chiến tranh khác mà quân đội Mỹ có dính lứu như Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh vùng Vịnh và nội chiến Lebanon. Trong ảnh là các khẩu pháo cỡ 127mm bên mạn tàu.
Trong suốt quá trình đó, con tàu này đã 3 lần bị cho tạm ngừng hoạt động vào các năm 1948, 1957 và 1969 trước khi được biên chế vào Hạm đội dự bị vào năm 1991. Đến năm 2001, con tàu này chính thức được cho nghỉ hưu và trở thành một bảo tàng.
(Kiến Thức) - USS Missouri là thiết giáp hạm hoạt động lâu đời nhất thế giới là một trong 5 ông vua biển cả huyền thoại trong lịch sử Hải quân Mỹ.
Một trong những thiết giáp hạm vĩ đại nhất nước Mỹ là USS Texas. Chiến hạm này được đưa vào hoạt động từ năm 1895. Nó cũng là tàu chiến đầu tiên được đặt tên theo bang Texas, Mỹ. Tàu có chiều dài 94,1 m, rộng 19,5 m, mớn nước 7,5 m, lượng giãn nước toàn tải 6.417 tấn.
Thiết giáp hạm Arizona: Biểu tượng bất tử của Hải quân Mỹ
(Kiến Thức) - Đã gần 75 năm kể từ ngày thiết giáp hạm USS Arizona bị đánh chìm tại Trân Châu Cảng, nhưng bài học từ nó vẫn còn nguyên đối với Hải quân Mỹ.
USS Arizona là một trong hai thiết giáp hạm thuộc lớp Pennsylvania được đặt theo tên bang thứ 48 của Mỹ là Arizona. Tuy nhiên số phận của USS Arizona không giống như người anh em của nó là USS Pennsylvania, khi vào ngày 07/12/1941, thiết giáp hạm này bị đánh chìm ngay tại Trân Châu Cảng bởi Hải quân Nhật Bản đồng thời đưa nước Mỹ vào Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: War History
Thiết giáp hạm USS Arizona được khởi đóng vào ngày 16/03/1914 tại xưởng đóng tàu hải quân Brooklyn, New York, lớp Pennsylvania cũng là một trong những thiếp giáp hạm hiện đại nhất của Mỹ khi đó với lượng giãn nước tối đa lên tới hơn 29.000 tấn và dài 183m. Nguồn ảnh: War History
Tàu chiến này được trang bị tới bốn chân vịt cùng bốn hệ thống tuabin hơi nước Parsons, hơi nước được cung cấp bởi 12 nồi hơi Babcock & Wilcox có công suất 29.366shp. Nó vận hành bằng dầu mazut với hơn 2.300 tấn nhiên mang theo cho phép con tàu thực hiện các chuyến đi hơn 11.000km trên biển. Nguồn ảnh: War History