Hồ sơ chi tiết quá trình phát triển máy bay Su-17/22 (5)

(Kiến Thức) - Giai đoạn 1974-1976, Sukhoi tiếp tục công việc hiện đại hóa mạnh mẽ phiên bản huấn luyện máy bay tiêm kích bom Su-17/22.

Hồ sơ chi tiết quá trình phát triển máy bay Su-17/22 (5)
Máy bay tiêm kích bom huấn luyện Su-17UM (S-52U)
Văn phòng Thiết kế Sukhoi tiếp tục công việc hiện đại hóa Su-17, bước hiện đại hóa cơ bản tiếp theo là tăng sự tiện nghi cho phi công. Kết quả của những cuộc thử nghiệm của tất cả các phiên bản trước liên tục bị chỉ trích vì một nhược điểm khá cơ bản: trường nhìn của buồng lái kém. Lý do vì khung thân của các phiên bản Su-17 trước đều dựa trên khung cơ bản của Su-7, vốn được thiết kế từ những năm 1950. 
Đến khi Không quân Liên Xô yêu cầu nghiêm ngặt hơn về việc tăng trường nhìn và góc nhìn cho phi công, các nhà thiết kế cho biết rằng phải thay đổi phần khung thân trước, hạ thấp mũi máy bay xuống để tăng trường nhìn cho phi công, và công việc này sẽ được thực hiện trên một phiên bản máy bay tiêm kích bom mới.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (5)
 Nguyên mẫu Su-17UM (S-52U) đầu tiên. Buồng lái 2 chỗ ngồi cùng với việc được nâng cao hơn (mũi tên đỏ), mũi máy bay hạ thấp xuống tăng góc nhìn cho phi công (mũi tên xanh) và không trang bị pháo NR-30 (khoanh tròn vàng)
Tháng 10/1974, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã đưa ra chỉ thị yêu cầu Văn phòng Thiết kế Sukhoi thiết kế 2 mẫu máy bay mới: phiên bản hiện đại hoá của máy bay tiêm kích bom Su-17M2 với việc tăng trường nhìn của phi công, và phiên bản huấn luyện chuyển loại cho Su-17. Phiên bản huấn luyên chuyển loại được ưu tiên cao hơn nên Văn phòng Thiết kế Sukhoi bắt đầu với phiên bản này trước.
Văn phòng Thiết kế Sukhoi từng có ý định phát triển các phiên bản huấn luyện cho Su-17M và Su-17M2 và sản xuất chúng song song với 2 phiên bản này. Tuy nhiên các phiên bản ấy bị chết non vì chúng không khác gì so với 2 mẫu huấn luyện Su-7U và Su-9. 
Và bây giờ Sukhoi thiết kế một máy bay huấn luyện hoàn toàn mới, mang mã là S-52U, được thiết kế lại phần mũi máy bay hạ thấp xuống để tăng trường nhìn cho phi công ở góc dưới khoảng 6 độ. Nắp buồng lái được mở rộng ra và buồng lái được nâng lên cao hơn. Góc nhìn phía trước và góc dưới trong khoảng 9 độ và 15 độ.
Phiên bản này có 2 chỗ ngồi trước sau, phía trước dành cho học viên và phía sau dành cho sĩ quan huấn luyện, với 2 bộ điều khiển bay và bảng hướng dẫn cùng với bộ liên lạc nội bộ. Nắp buồng lái ở 2 vị trí hoạt động độc lập, sĩ quan huấn luyện có một kính tiềm vọng thu lại được gắn ở bản lề nắp buồng lái trước nhằm quan sát kỹ khi máy bay cất/ hạ cánh. 
S-52U trang bị 2 bộ ghế phóng thoát hiểm K-36D, có thể giúp phi công thoát hiểm ở mọi tốc độ và độ cao cũng như khi máy bay cất cánh và hạ cánh, với tốc độ trên 75km/h.
Vì tăng thêm một vị trí ngồi cho phi công thứ hai nên lượng nhiên liệu bị giảm đi còn 3.720 lít hay 3.050kg, làm giảm tầm hoạt động của máy bay, trọng lượng máy bay tăng lên thành 10.900kg.
Phiên bản huấn luyện này không có gì khác so với Su-17M2, trừ buồng lái và mũi máy bay cùng 2 bộ điều khiển máy bay. S-52U có hệ thống điều khiển tự động SAU-22MU, bộ liên lạc nội bộ SPU-9 có thiết bị ghi âm lại.
Tải trọng mang vũ khí của S-52U giảm xuống còn 3.000kg, 2 pháo 30mm NR-30 được tháo đi, còn các tên lửa như Kh-25 và R-60 máy bay vẫn mang được. Sau khi được bắt đầu bước vào dây chuyền sản xuất, máy bay được đặt tên là Su-17UM.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (5)-Hinh-2
Một góc nhìn khác của nguyên mẫu Su-17UM  
Nguyên mẫu đầu tiên mang mã “53 Xanh” được lắp ráp tại Komsomol’sk-on-Amure và hoàn thành vào giữa năm 1975. Su-17UM thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 11/1975 bởi phi công thử nghiệm V.A.Krechetov. Nguyên mẫu thứ 2 được hoàn thành sớm sau đó. Công việc sản xuất Su-17UM kéo dài từ năm 1976 đến năm 1981, tổng cộng có 75 chiếc được sản xuất. NATO đặt biệt danh là “Fitter-E”.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (5)-Hinh-3
Su-17UM của Không quân Liên Xô.
Máy bay tiêm kích bom huấn luyện xuất khẩu Su-22U (S-52UK)
Máy bay huấn luyện Su-22U (Izdeliye S-52UK) là một phiên bản xuất khẩu của Su-17UM. Điểm khác biệt giữa 2 phiên bản này là Su-22U dùng động cơ Turmanskiy R29BS-300 thay vì dùng động cơ AL-21F-3 như Su-17UM với sự thay đổi phần khung thân sau tương tự Su-22 (S-32M2K). 
Phiên bản này lắp một số hệ thống điện tử khác với bản nội địa như sử dụng ăng ten liên lạc R-802V, các loại vũ khí như tên lửa Kh-25, Kh-28, Kh-23 cũng như tên lửa không đối không R-3S hay R-60 không được trang bị trên Su-22U. Hệ thống pháo có vỏ bọc UPK-23-250 thay thế SPPU-22.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (5)-Hinh-4
Su-22U (S-52UK) của Không quân Peru.
Nguyên mẫu Su-22U đầu tiên được chuyển đổi từ Su-17UM và hoàn thành vào tháng 10/1976, phi công thử nghiệm Yevgeniy.S.Soloyov bay chuyến bay đầu tiên trên Su-22U vào tháng 12/1976. Su-22 hoàn thành chuyến bay thử nghiệm của nhà sản xuất tại Viện Nghiên cứu Hàng không Dân dụng Quốc gia Cờ đỏ. Họ kết luận rằng Su-22U đã sẵn sàng cho việc xuất khẩu đến các nước sử dụng Su-20 (S-32MK) và Su-22 (S-32M2K). Có tổng cộng 45 chiếc Su-22U được sản xuất.

Điểm danh vũ khí “khủng” Iran tham gia duyệt binh (2)

(Kiến Thức) - Lực lượng vũ khí choáng ngợp nhất tham gia duyệt binh kỷ niệm Ngày Quân đội Iran chính là một loạt hệ thống tên lửa của nước này.

Điểm danh vũ khí “khủng” Iran tham gia duyệt binh (2)
Diem danh vu khi “khung” Iran tham gia duyet binh (2)
Trong lễ duyệt binh, Quân đội Iran đã khoe đủ loại tên lửa đối không, đối đất, đối hải với đủ kiểu tên gọi. Trong ảnh là tên lửa phòng không Sayyad 4 (“Hunter 4”).
Diem danh vu khi “khung” Iran tham gia duyet binh (2)-Hinh-2
 Giàn ống phóng tên lửa đất đối không.

Hồ sơ chi tiết quá trình phát triển máy bay Su-17/22 (3)

(Kiến Thức) - Phải tới giữa những năm 1970, Sukhoi mới bắt đầu phát triển biến thể xuất khẩu của dòng máy bay tiêm kích bom Su-17, mẫu này có tên là Su-20.

Hồ sơ chi tiết quá trình phát triển máy bay Su-17/22 (3)
Máy bay tiêm kích bom Su-17M (S-32M) “Fitter-C”

Xe tăng Leopard 1 vượt sông như…tàu ngầm

(Kiến Thức) - Sở hữu khả năng tương tự xe tăng Nga, xe tăng Leopard 1 do Đức chế tạo có khả năng đi ngầm dưới mặt nước khi vượt sông ngòi. 

Xe tăng Leopard 1 vượt sông như…tàu ngầm
Xe tang Leopard 1 vuot song nhu…tau ngam
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện là một trong số ít quốc gia trên thế giới còn duy trì thế hệ đầu dòng tăng Leopard Đức – Leopard 1. Gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành diễn tập vượt sông với xe tăng Leopard 1

Tin mới