Hồ sơ tiêm kích hạm F/A-18 danh tiếng của Mỹ (5)

(Kiến Thức) - Phiên bản F/A-18E/F Super Hornet của dòng tiêm kích hạm F/A-18 ra đời có một chút gọi là máy mắn khi mà hàng loạt dự án bị hủy bỏ.

Hồ sơ tiêm kích hạm F/A-18 danh tiếng của Mỹ (5)
Chương trình Hornet 2000 - Nguồn gốc hình thành Super Hornet
Trong suốt những năm 1980, Tổng thống Ronald Reagan tham gia vào việc xây dựng quốc phòng khổng lồ, với kinh phí lớn cung cấp cho một loạt các hệ thống vũ khí. Một câu nói đùa của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Caspar Weinberger khi miêu tả về việc này: "Chưa bao giờ nhìn thấy một hệ thống vũ khí nào mà anh ta không thích."
Ho so tiem kich ham F/A-18 danh tieng cua My (5)
Nguyên mẫu máy bay tấn công đêm Grumman A-6F Intruder II, đây là chương trình nâng cấp dòng máy  bay tấn công A-6 Intruder với khả năng tấn công đêm. Vì đây dòng máy bay này có tầm bay xa và tải trọng mang vũ khí nhiều hơn so với F/A-18C+/D+ Night Attack Hornet. Tuy nhiên chương trình này đã bị hủy và Hải quân Mỹ muốn tài trợ cho chương trình A-12 Avenger II.
Vào thời điểm đó, lực lượng không quân Hải quân Mỹ sử dụng các loại máy bay chỉ thực hiện đơn lẻ các nhiệm vụ, như máy bay tiêm kích đánh chặn/ bảo vệ hạm đội F-14 Tomcat, F/A-18A Hornet; máy bay tấn công mặt đất A-7 Corsair II, F/A-18A Hornet; máy bay tấn công đêm A-6E Intruder; máy bay trinh sát RF-8.
Vì một số máy bay thế hệ cũ như A-7 Corsair II, A-6E Intruder hay RF-8 đã “có tuổi” và hết niên hạn sử dụng, còn F-14 thì không có khả năng tân công mặt đất và F/A-18A/B Hornet thì bị giới hạn ở tầm bay và tải trọng mang vũ khí. Cho nên Hải quân Mỹ đã có một số chương trình để nâng cấp và thay thế, điển hình là các chương trình chế tạo máy bay tấn công đêm A-6F Intruder II, máy bay tiêm kích đa chức năng F-14D Tomcat, cũng như một máy bay tấn công tàng hình tiên tiến hoạt động trên tàu sân bay, McDonnell Douglas/General Dynamics A-12 Avenger II. Ngoài ra còn có chương trình phát triển một phiên bản cải tiến cho dòng Hornet để giải quyết một số những hạn chế về tầm bay cũng như tải trọng mang vũ khí.
Ho so tiem kich ham F/A-18 danh tieng cua My (5)-Hinh-2
Mô hình thử nghiệm của máy bay tấn công tàng hình tiên tiến hoạt động trên tàu sân bay McDonnell Douglas/General Dynamics A-12 Avenger II. Một dự án đầy tham vọng của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên chương trình A-12 Avenger II cũng bị loại bỏ vì khó khăn trong mặt kỹ thuật và tài chính cũng như không đáp ứng được thông số do Hải quân yêu cầu.
Hải quân Mỹ cho rằng tài trợ cho các chương trình phát triển vũ khí lớn như vậy và để duy trì trong thời gian dài là chỉ có trong thiên đường của những kẻ ngốc, và dần dần các chương trình bắt đầu được loại bỏ. Chương trình phát triển A-12 Avenger II đã được lựa chọn thay vì A-6F Intruder II, và do đó, các phiên bản Intruder tiên tiến đã ngừng bay và chương trình phát triển đã đóng lại. Thật không may, chương trình A-12 Avenger II cũng bị loại bỏ vì khó khăn trong mặt kỹ thuật và tài chính. Do đó A-12 đã bị hủy trong đầu năm 1991.
Hải quân Mỹ vẫn đang lên kế hoạch để có được một máy bay tấn công tiên tiến, Hải quân và Không quân Mỹ cùng hợp tác phát triển chương trình máy bay tấn công thế hệ mới tên là “AX”, nhưng chương trình AX sẽ không thể nào đưa vào hoạt động cho đến năm 2020. Một cái gì đó ít tham vọng hơn là cần thiết trong thời gian tạm thời.
Các lựa chọn thay thế là một phiên bản đa chức năng của F-14D và các khái niệm được phát huy cho việc cải tiến Hornet - được gọi là "Hornet II", hay còn có tên khác là "Hornet 2000" . Những người ủng hộ chương trình Hornet 2000, trong đó bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Dick Cheney, cảm thấy rằng đây là lựa chọn rẻ hơn, với chi phí thấp hơn cho phép Hải quân để có được đủ máy bay tiêm kích thế hệ mới cho Hải quân sử dụng cho đến khi chương trình AX cho ra máy bay mới.
Ho so tiem kich ham F/A-18 danh tieng cua My (5)-Hinh-3
Hình ảnh mô hình giới thiệu tiêm kích hạm F/A-18 mới từ chương trình Hornet 2000.
Ho so tiem kich ham F/A-18 danh tieng cua My (5)-Hinh-4
 Biểu đồ thể hiện sự tiến hóa của dòng máy bay tiêm kích F/A-18 Hornet cho đến F/A-18E/F Super Hornet.
Sau khi chương trình AX đổi tên thành A/F-X và cuối cùng tên chính thức là "Joint Strike Fighter" (Máy bay tiêm kích đa nhiệm), kết quả sau này chính là Lockheed Martin F-35 Lightning II. Nhưng lúc này chương trình JSF vẫn chưa hoàn thành xong các mẫu thiết kế. Vì vậy, Hải quân Mỹ chỉ còn chương trình Hornet 2000 là có thể đáp ứng được nhu cầu của Hải quân vào lúc này.
Ho so tiem kich ham F/A-18 danh tieng cua My (5)-Hinh-5
Lockheed Martin F-35 Lightning II – Kết quả của chương trình Joint Strike Fighter.
Một hợp đồng được trao cho McDonnell Douglas vào tháng 6 năm 1992 để chế tạo 5 mô hình thử nghiệm dưới đất, 7 nguyên mẫu Hornet 2000 bao gồm 5 nguyên mẫu 1 chỗ ngồi và 2 nguyên mẫu 2 chỗ ngồi.
Từ chương trình Hornet 2000, 2 phiên bản đã được lên kế hoạch để sản xuất: F/A-18E 1 chỗ ngồi và F/A-18F 2 chỗ ngồi. F/A-18E/F được xem như là một máy bay tiêm kích đa chức năng thật sự, thay thế cho F-14 Tomcat và F/A-18A/C trong vai trò ưu thế trên không, tấn công và trinh sát.
Tiêm kích hạm F/A-18E/F dự định sẽ được trang bị tên lửa không-đối-không tầm xa AIM-155 nhưng dự án phát triển tên lửa này đã bị hủy, do đó F/A-18E/F vẫn sử dụng AIM-120 AMRAAM để thực hiện nhiệm vụ không chiến ngoài tầm nhìn. Nguyên mẫu F/A-18E 1 chỗ ngồi đầu tiên, tên là E1 (c/n-165164) được ra khỏi nhà máy Saint Louis vào ngày 19 Tháng 9 năm 1995. Các máy bay mới được đặt tên là "Super Hornet" (Siêu Ong bắp cày).
Ho so tiem kich ham F/A-18 danh tieng cua My (5)-Hinh-6
Nguyên mẫu F/A-18E (c/n-165164) “E1” trong một chuyến bay thử nghiệm có vũ khí.
Nguyên mẫu F/A-18E (c/n-165164) thực hiện chuyến bay đầu tiên bay vào ngày 29 tháng 11 năm 1995. Việc sản xuất FA-18E/F đợt đầu bắt đầu vào năm 1995. F/A-18E/F thực hiện hạ cánh trên tàu sân bay vào năm 1997. Sản xuất với tỷ lệ thấp bắt đầu tháng 3 năm 1997 và công việc sản xuất đầy đủ bắt đầu vào tháng 9 năm 1997. Công việc thử nghiệm tiếp tục trong năm 1999 và kết thúc với thử nghiệm trên biển và các nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không. Tổng cộng có 3.100 chuyến bay thử nghiệm và 4.600 giờ bay. Super Hornet của Hải quân Mỹ đã trải qua thử nghiệm vận hành và đánh giá trong năm 1999 và được phê duyệt vào tháng 2 năm 2000.
Ho so tiem kich ham F/A-18 danh tieng cua My (5)-Hinh-7
Nguyên mẫu F/A-18E (c/n-165168) “E4” trong một chuyến bay thử nghiệm góc tấn (AoA) lớn.
Ho so tiem kich ham F/A-18 danh tieng cua My (5)-Hinh-8
Nguyên mẫu F/A-18F (c/n-165166) “F1” thử nghiệm cất cánh trên tàu sân bay.
F/A-18 Super Hornet là một phiên bản thành công, đáp ứng chi phí, lịch trình, và trọng lượng như Hải quân Mỹ đề ra. Mặc dù có thiết kế chung và các hệ thống điện tử giống nhau, nhưng Super Hornet khác nhiều so với các phiên bản F/A-18 Hornet trước. Super Hornet được chính thức gọi là "Rhino" (Tê giác) trong liên lạc radio để phân biệt nó với các phiên bản Hornet trước, điều này giúp hỗ trợ các hoạt động bay an toàn. Và các máy phóng và hệ thống cáp giữ được thiết lập lại để đáp ứng việc hoạt động của Super Hornet trên tàu sân bay do Super Hornet nặng hơn các phiên bản trước.

Quay cuồng trong buồng lái tiêm kích F/A-18 Mỹ

(Kiến Thức) - Dù chỉ là xem clip nhưng bạn có thể cảm thấy chóng mặt với hình ảnh nhìn từ buồng lái tiêm kích F/A-18 Mỹ nhào lộn trên không.

Quay cuồng trong buồng lái tiêm kích F/A-18 Mỹ

Việt Nam nên mua thêm F/A-18 dù đã có Su-27/30, tại sao?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia tin rằng, chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet sẽ là một trong những loại vũ khí đầu tiên mà Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ. 

Việt Nam nên mua thêm F/A-18 dù đã có Su-27/30, tại sao?
Viet Nam nen mua them F/A-18 du da co Su-27/30, tai sao?
Một trong những điểm yếu của Không quân Nhân dân Việt Nam là phải dùng những loại máy bay có cùng nguồn gốc với đối thủ. Điều đó thực sự nguy hiểm vì “đối phương” đã hiểu khá rõ các ưu nhược điểm của các loại vũ khí mà ta đang dùng. Yếu tố bất ngờ về công nghệ và chiến thuật không còn nữa trong khi kẻ địch lại có ưu thế vượt trội về số lượng,công nghệ, chủng loại và năng lực tác chiến. Vì thế việc tìm kiếm những hệ thống vũ khí mới khác biệt để bổ sung cho hệ thống mà ta đang có là việc làm cần thiết, và nên làm ngay. 

Đắng lòng cảnh dàn máy bay chiến đấu hạ cánh bằng “bụng”

(Kiến Thức) - Không thả được càng, bắt buộc phải hạ cánh bằng “bụng” là một trong những tình huống khiến phi công máy bay chiến đấu lo ngại nhất. 

Đắng lòng cảnh dàn máy bay chiến đấu hạ cánh bằng “bụng”
Dang long canh dan may bay chien dau ha canh bang “bung”
Trong huấn luyện – chiến đấu, việc máy bay gặp trục trặc kỹ thuật khiến không thả được càng bánh đáp là “chuyện bình thường”. Trong những trường hợp đó, phi công hoặc là phải nhảy dù hoặc là phải chấp nhận hạ cánh không có càng bánh đáp, hay gọi đơn giản hơn là hạ cánh bằng “bụng” để cứu máy bay. Ảnh: Chiếc Su-30Mk2 của Không quân Uganda hạ cánh bằng bụng.  

Tin mới