Hồ sơ Việt Tân bị tố sát hại các nhà báo ở hải ngoại

Nhiều nhân chứng cáo buộc K9 và Việt Tân là thủ phạm sát hại nhà báo gốc Việt có quan điểm bất đồng với hoạt động của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn.

Ngày 17 và 30/3/2017, ông Nguyễn Thanh Tú, người có cha là nhà báo Đạm Phong bị “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”- tiền thân của “Việt Tân” sát hại, đã tổ chức liên tiếp hai buổi họp báo tại Westminster và San Jose, Hoa Kỳ để vạch mặt tội ác của tổ chức này.
“Sát thủ K – 9”
Tang-Wilcox, cựu đặc vụ FBI chỉ huy cuộc điều tra về các vụ sát hại nhà báo gốc Việt những năm 80, đã trích thông tin từ nhiều cựu thành viên của “mặt trận”, cho rằng tổ chức này đã lập ra một đội sát thủ có mật danh là K-9, do các thành viên cốt cán cầm đầu, chuyên tiến hành các hoạt động đe doạ, ám sát những tiếng nói đối lập khi cần thiết.
Nhiều nhân chứng đã cáo buộc K9 và “mặt trận Việt Tân” chính là thủ phạm đã sát hại những nhà báo gốc Việt có quan điểm bất đồng với các hoạt động do Hoàng Cơ Minh và đồng bọn tiến hành trong suốt những năm 80 của thế kỷ trước.
Lần lượt 5 cái tên đã bị sát hại gồm các ông Dương Trọng Lâm (bị giết năm 1981), Nguyễn Đạm Phong (1982), Phạm Văn Tập (1987), Đỗ Trọng Nhân (1989) và Lê Triết (1990).
Ho so Viet Tan bi to sat hai cac nha bao o hai ngoai
 Nhà báo Duong Trong Lam bị tổ chức ám sát K-9 của nhóm Mặt trận, tiền thân của tổ chức phản động Việt Tân, bắn chết ở San Francisco (Mỹ) năm 1981 (Nguồn ảnh: Thanhnien.vn)
Nạn nhân đầu tiên là ông Dương Trọng Lâm, bị bắn chết chỉ vì có thiện cảm với chính quyền nước CHXHCN Việt Nam. Hay như nạn nhân thứ tư là ông Phạm Văn Tập, bị sát hại chỉ vì “đăng quảng cáo ủng hộ những người Cộng sản”. Thậm chí, một vụ mưu sát khác mà nạn nhân là ông Đỗ Trọng Nhân đã gây bất ngờ bởi ông không có bất cứ tư thù nào với “mặt trận”.
Ngòi bút của các nhà báo này đã trở thành cái gai nhọn đâm vào vỏ bọc giả dối của “Việt tân”: Đạm Phong đã có các bài viết cáo buộc Hoàng Cơ Minh là kẻ gian lận, lừa bịp, và gọi “mặt trận” là “lũ hề”. Ông chỉ ra lỗ hổng trong đoạn phim về đội quân của Minh đã được phát sóng toàn nước Mỹ và đăng bài viết trên tờ Tự do với nhan đề “Sự thực về đề đốc Minh trở về Việt Nam”.
Nguyễn Thanh Tú, con trai của nhà báo Đạm Phong cho biết, “mặt trận” đã cố bịt miệng cha của anh bằng tiền hay lời đe dọa nhưng đều không thành công. Vài ngày sau đó, Nguyễn Đạm Phong bị phát hiện chết trước cổng nhà với 7 phát đạn trên người.
Trong khi nhà báo Lê Triết, người bằng ngòi bút châm biếm sâu cay, đã đặt nghi vấn về các hoạt động của “mặt trận”, cũng đã bị đe dọa, sau đó bị sát hại cùng vợ ngay trong xe ô tô khi vừa về tới nhà sau một buổi chiêu đãi.
Trong quá trình điều tra chuỗi vụ án, Cục điều tra Liên bang Mỹ FBI đã nghi ngờ “mặt trận” sử dụng tên giả là VOECRN (viết tắt Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation - tạm dịch là: “Tổ chức của người Việt Nam diệt trừ cộng sản và phục hồi quốc gia”).
Cựu đặc vụ FBI K.Tang-Wilcox cho biết: “Những gì cho thấy mối quan hệ giữa chúng là các thông điệp”, “có những lời đe dọa giết người, các vụ tấn công, vụ giết người”. Bà tin “mặt trận” đã ra tay với vợ chồng Lê Triết, Nguyễn Đạm Phong.
Một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng hòa vốn là thành viên của “mặt trận” nói ông biết những người chịu trách nhiệm về cái chết của Nguyễn Đạm Phong. Nguyễn Xuân Nghĩa, người phát ngôn của “mặt trận”, sau nhiều cuộc chất vấn, cuối cùng cũng thừa nhận đã có một phe phái chủ trương bạo lực trong tổ chức, ông ta đã từng tham gia một cuộc họp bàn việc ám sát một biên tập viên báo chí nổi tiếng ở quận Cam.
Sự việc bị chìm đi trong nhiều năm, cho đến khi một bên độc lập khác là các nhà báo Mỹ, A.C Thompson và đồng sự, nhà sản xuất bộ phim “Khủng bố ở Little Saigon”, cho biết đã tìm thấy 5 thành viên của “mặt trận”, trong đó có Trần Văn Bé Tư. Những người này thừa nhận nhóm sát thủ K-9 đã ra tay sát hại các nhà báo và người phản đối “mặt trận”.
Bé Tư là người chống cộng cực đoan. Ông ta cho biết được tuyển chọn tham gia K-9 nhưng không đồng ý, dù rất ngưỡng mộ. “K-9 làm tốt lắm, họ là dân chuyên nghiệp mà”, ông ta nói. “Họ chưa bao giờ bị tóm gáy”. Ông ta cũng nghĩ K-9 đã giết Nguyễn Đạm Phong, có khả năng là chịu trách nhiệm về cái chết của Phạm Văn Tập, Lê Triết cùng vợ.
Nhiều năm sau, cựu thành viên “mặt trận” và những người tự coi mình là nạn nhân của tổ chức này vẫn sống tại California và Virginia, Houston và New Orleans. Họ chọn sự im lặng, thường là sợ hãi vì không muốn dính vào rắc rối. Đoàn Văn Toại, một người thường chỉ trích “mặt trận” trên mặt báo đã ngừng viết, lui vào ở ẩn sau khi bị bắn gần nhà vào năm 1989.
Việt Tân thực sự che đậy điều gì?
“Việt Nam canh tân cách mạng đảng”, hay “Việt Tân” là một sản phẩm của số tướng lĩnh chế độ cũ từng có nhiều nợ máu với nhân dân, nuôi mộng lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ban đầu, phương châm hoạt động của chúng là “trong nổi dậy, ngoài đánh vào”.
Trong những năm đầu thống nhất đất nước, với sự tiếp tay của các thế lực bên ngoài, cấu kết với các tổ chức phản động trong nước, Việt Tân không ngừng tiến hành nhiều thủ đoạn nhằm đưa người và vũ khí xâm nhập Việt Nam, tiến hành các hoạt động ám sát, gây bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền.
Nhưng qua thời gian, với xu thế quốc tế hoà bình, tiến bộ, đồng thời với việc bị giới truyền thông vạch mặt vì những tội ác và hoạt động bịp bợm của mình, Việt Tân đã thay đổi phương thức hoạt động, từ bạo động chuyến sang cái gọi là “đấu tranh ôn hoà” nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, với mục tiêu xuyên suốt là lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để thực hiện mưu đồ này, tổ chức này ra sức tuyên truyền nhằm “tẩy sạch” quá khứ bất minh của mình, song những “mặt trận”, những “biệt đội K-9” luôn là bóng đen ám ảnh bất kỳ người hiểu chuyện nào khi đề cập tới “Việt Tân”.
Để bịt miệng, đe doạ tiếng nói phản biện của dư luận, che giấu bản chất khủng bố của “Việt Tân” và từng gương mặt tạo ra nó, “Việt Tân” một mực phủ nhận đã đang tâm sát hại 5 nhà báo chỉ vì họ bất đồng ý kiến với mình, đồng thời hăm doạ hàng loạt cây bút khác có ý định đưa sự thật ra trước cộng đồng người Việt.
Xét việc làm của Việt Tân với những người là đồng bào mình cho thấy tổ chức này đã tự chà đạp những giá trị phổ quát về nhân quyền, tự do dân chủ, mà chính họ luôn rao giảng./.

Chiêm ngưỡng những bộ tem “độc” kỷ niệm Quốc khánh 2/9

(Kiến Thức) - Trong lịch sử Tem Bưu chính VN, tem kỷ niệm Quốc khánh 2/9 luôn có vị trí thiêng liêng, đánh dấu những chặng phát triển khác nhau của đất nước.

Chiem nguong nhung bo tem “doc” ky niem Quoc khanh 2/9
Bộ tem "Kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng tháng Tám và ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà" gồm 05 mẫu, phát hành ngày 2/9/1946, là một bộ tem lịch sử, mở đầu thời kỳ chính quyền cách mạng trực tiếp tổ chức thiết kế và sản xuất các mẫu tem. Bộ tem cũng mang dấu ấn của thời kỳ chuẩn bị toàn quốc kháng chiến, với việc tem có phụ thu cứu quốc. Ảnh: Vnpost.vn. 
Chiem nguong nhung bo tem “doc” ky niem Quoc khanh 2/9-Hinh-2
 Bộ tem "Kỷ niệm lần thứ 12 Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà" gồm 02 mẫu, phát hành năm 1957 (bên trái) và bộ tem "Kỷ niệm lần thứ 13 Cách mạng Tháng Tám" gồm 02 mẫu, phát hành năm 1958.

Những con số lịch sử của Việt Nam tại Thế vận hội

(Kiến Thức) - Thế vận hội Moscow năm 1980 là kỳ Thế vận hội đầu tiên đoàn thể thao của nước CHXHCN Việt Nam chính thức tham dự sau ngày đất nước thống nhất.

Nhung con so lich su cua Viet Nam tai The van hoi
Việt Nam lần đầu tiên tham dự Thế vận hội vào năm 1952 tại Helsinki (Phần Lan) với tư cách Quốc gia Việt Nam - một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp. Đoàn Việt Nam có 4 vận động viên trong kỳ Thế vận hội này.

Tin mới