Hồ tiêu bỗng nhiên bị coi là... dược liệu!

Là nông sản chủ lực xuất khẩu của nước ta nhiều năm nay, nay hồ tiêu bị xếp vào danh mục dược liệu và bị hải quan đưa vào luồng vàng phải kiểm tra hồ sơ.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), một số doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu phản ánh gần đây, tỉ lệ tờ khai luồng vàng (hải quan kiểm tra hồ sơ) đối với hồ tiêu xuất khẩu đã tăng từ 8% lên đến 60% và tập trung chủ yếu ở mặt hàng tiêu đen. Có doanh nghiệp phải khai luồng vàng trên 95% lô hàng xuất khẩu.

Nguyên nhân là hồ tiêu bị coi là mặt hàng dược liệu xuất khẩu có điều kiện. Sau khi VPA có văn bản đề nghị xem xét vướng mắc về phân luồng với mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu thì Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) phúc đáp cho rằng mặt hàng hồ tiêu hiện nằm trong danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện, cơ quan hải quan phải thực hiện phân luồng kiểm tra theo văn bản quản lí chuyên ngành.

Cụ thể, cơ quan hải quan cho biết trường hợp xác định doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu là dược liệu không dùng cho mục đích làm thuốc theo quy định tại điều 2 Thông tư số 03/2021 của Bộ Y tế.

Trong khi đó, Thông tư số 37/2018 của Bộ NN&PTNT ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, hồ tiêu là 1 trong 13 mặt hàng chủ lực có trong danh sách. Đáng nói, nhiều năm qua, Việt Nam luôn là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Khối lượng xuất khẩu mỗi năm tới hàng trăm ngàn tấn.

Ho tieu bong nhien bi coi la... duoc lieu!

Thu hoạch hồ tiêu.

Theo đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu, quy định bất cập trên đã gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi chi phí gia tăng, đặc biệt là trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát thì việc đi lại để xử lý thông quan tờ khai sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro phơi nhiễm COVID-19.

Theo VPA, mặt hàng hồ tiêu đen xuất khẩu chiếm 80% trên tổng số lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Các mặt hàng còn lại bao gồm: Tiêu đen xay, tiêu trắng, tiêu trắng xay, tiêu ngâm giấm…, được các doanh nghiệp xuất khẩu theo dạng tiêu hạt chủ yếu được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm tại thị trường nhập khẩu.

Về việc hồ tiêu có xuất khẩu làm dược liệu không, đại diện VPA cho biết dù tiêu có thể làm dược liệu nhưng trước tới nay vẫn chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào đáp ứng được các tiêu chuẩn dược liệu đối với hồ tiêu xuất khẩu.

VPA cho biết đã gửi Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan, VPA đã đề nghị Bộ Y tế xem xét bỏ mặt hàng hồ tiêu đen ra khỏi danh mục xuất khẩu có điều kiện và không thuộc đối tượng quản lí rủi ro trong việc phân luồng kiểm tra của Hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 154.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 497 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 7,5% tuy nhiên kim ngạch tăng gần 40%.

Hàng nghìn tỷ phú hồ tiêu thành con nợ của ngân hàng

Thủ phủ hồ tiêu trù phú của Tây Nguyên giờ trở thành mảnh đất nợ nần, nhiều gia đình tán gia, bại sản, phải xa xứ làm ăn để trả nợ.

Hơn 800 ha hồ tiêu ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai bị chết vì dịch bệnh và khô hạn trong những năm qua, đã đẩy hàng nghìn hộ dân lâm vào cảnh trắng tay, hơn 6.500 hộ khác mất khả năng trả nợ khoảng 1.400 tỷ đồng tại các ngân hàng.

Giữa khủng hoảng, anh cử nhân lên núi làm chuyện "ngược đời" thu tiền tỷ

Khủng hoảng thừa cung, giá tiêu chạm đáy khiến nhiều người nông dân ở Tây Nguyên nợ nần thì anh Nguyễn Tấn Công lại đều đặn thu tiền tỷ mỗi năm nhờ cách làm mà mọi người cho là 'ngược đời' của mình.

Kể về hành trình gầy dựng cơ nghiệp từ cây hồ tiêu đúng vào lúc thời khủng hoảng, anh Nguyễn Tấn Công ở xã Nam Yang (Đăk Đoa, Gia Lai) chia sẻ, cây tiêu có mặt ở vùng đất Lệ Chí (tên cũ của Nam Yang) từ năm 1960.

Tin mới