Hoa hậu đầu tiên xứ Nam Kỳ và cái kết oan nghiệt bởi tình yêu chiếm đoạt

Cô Ba không chỉ sở hữu nhan sắc tuyệt trần mà còn là người đẹp có tri thức, có lối sống được nhiều người ngưỡng mộ. Thế nhưng, cuộc đời của giai nhân nức tiếng Sài Gòn xưa lại kết thúc bi thảm bằng cái chết đầy oan nghiệt.

Hoa hậu đầu tiên xứ Nam Kỳ và cái kết oan nghiệt bởi tình yêu chiếm đoạt
Tuyệt thế giai nhân Sài thành xưa
Nói đến các người đẹp vang bóng một thời của đất Sài Gòn xưa không thể không nhắc đến cô Ba Thiệu (còn gọi là cô Ba). Cô Ba là con của một gia đình quyền thế nên được cho ăn học tử tế. Dù sống giữa chốn phồn hoa nhưng cô lại nhất mực đoan trang chứ không bị lối sống phóng khoáng của phương Tây ảnh hưởng.
Trong cuốn Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển kể lại rằng, ngày xưa, Sài Gòn là kinh đô của những cô gái đẹp. "Các cô mỗi chiều ngồi trên xe Delage để mui trần, có tài xế riêng", hoặc ngồi trên xe Mỹ mới cáu cạnh để lượn đi lượn lại quanh các đường phố chính của Sài Gòn từ chợ Bến Thành qua đường Bonard (đường Lê Lợi ngày nay) vòng qua trường Chasseloup - Laubat (trường Lê Quý Đôn ngày nay) xuống khu Chợ Lớn, khoe sắc trên đường nhựa "để lên Thủ Đức ăn nem hoặc đến tắm suối Xuân Trường...
Tối lại dưới bóng đèn, các cô như bướm tề tựu đủ mặt cạnh sòng bài sòng me, hoặc năm ba người gầy mâm hút có đờn ca giúp vui, báo hại các cậu con chủ điền muốn lên mặt với chị em đành phải trốn về bán lúa, vay bạc Chà, cố cầm sự nghiệp ông bà để lại" mà chạy theo cho kịp nếp ăn chơi của các hoa khôi đương thời. Nhưng cô Ba Sài Gòn lại không như vậy. Người ta bảo, cô Ba không bị Tây hóa, không bị lôi cuốn vào chốn ăn chơi sa đọa là do xuất thân từ một gia đình công chức nên không quen sống buông thả.
Về chuyện cô Ba là Hoa hậu thì một số tài liệu ghi lại rằng năm 1865 cuộc thi nhan sắc mang tên Miss Sài Gòn được tổ chức với sự tham gia của 100 cô gái. Tại cuộc thi, người giành vương miện “là cô Ba, con gái của ông Chánh, làm nghề thư ký". Sau khi cô Ba đăng quang ngôi vị Hoa hậu, nhiều phóng viên người Pháp đã đề nghị cô chụp ảnh mặc áo tắm để đăng trên báo Pháp nhưng cô Ba nhất định từ chối. Sau này, cô Ba đồng ý sử dụng ảnh vẽ chân dung và được in thành tem với số lượng lớn.
Trong cuốn Sài Gòn năm xưa học giả Vương Hồng Sển viết, trong giới huê khôi thời Pháp mới đến Việt Nam thì cô Ba Thiệu đẹp không ai bì được: “Cô đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực cao su nhân tạo. Tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng. Đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi Nhà nước in hình vào con tem bưu điện".
Cái chết oan nghiệt
Sau khi đăng quang ngôi vị Miss Sài Gòn, cô Ba dù nổi tiếng khắp Đông Dương nhưng vẫn giữ lối sống bình dị, chân chất. Sở hữu nhan sắc hơn người, danh hiệu nhan sắc danh giá nên cô Ba được nhiều thiếu gia, quan Tây giàu có ngưỡng mộ, theo đuổi. Tuy nhiên, là một người đẹp tri thức nên cô Ba không bị cám dỗ với những thứ vật chất phù phiếm.
Cô Ba Thiệu sống giản dị như một thôn nữ chứ không ăn chơi sa đọa như nhiều mỹ nhân chốn thị thành hồi đó.
 Cô Ba Thiệu sống giản dị như một thôn nữ chứ không ăn chơi sa đọa như nhiều mỹ nhân chốn thị thành hồi đó.
Sau một thời gian đăng quang Hoa hậu, cô Ba quyết định lấy chồng trong sự tiếc nuối của nhiều chàng trai. Cô Ba lấy một người đàn ông Việt Nam bình thường và chọn cho mình lối sống giản dị, bỏ lại đằng sau ánh hào quang.
Cô Ba còn được gọi là cô Ba xà bông do hình ảnh của cô được in nổi trên các sản phẩm của Hãng xà bông Việt Nam do ông Trương Văn Bền lập ra. Với những hình ảnh này, nhiều người nói rằng cô Ba chính là người mẫu đầu tiên của xứ Nam kỳ và cả của Việt Nam.
Tuy nhiên, một số tài liệu ghi rằng người phụ nữ trên bánh xà bông ấy không phải là cô Ba Thiệu mà chính là cô Ba có tên Trà, vợ của ông Trương Văn Bền. Theo lời ông Philippe Trương, cháu của ông Bền, bà Ba khi còn trẻ vốn là người đẹp nổi tiếng miền Nam, từng được mệnh danh là Hoa khôi Lục tỉnh. Sở dĩ ông Bền gọi thương hiệu của mình là xà bông cô Ba vì quá yêu vợ.
Nguồn tin này thực hư đến đâu chưa ai có thể xác nhận, nhưng với nhiều người Sài Gòn xưa, nhắc đến xà bông cô Ba là họ nghĩ đến cô Ba con thầy Thông Chánh - người phụ nữ đầu tiên của Sài Gòn đăng quang Hoa hậu.
Cô Ba hội tụ mọi điều của một phụ nữ tuyệt vời nhưng cuộc đời lại có những lối rẽ bất ngờ, đôi khi quá oan nghiệt. Chuyện là mẹ cô Ba Thiệu dù đã ở độ tuổi tứ tuần nhưng vẫn sở hữu nhan sắc mặn mòi. Vẻ đẹp đằm thắm của mẹ cô Ba lọt vào mắt của tên biện lý người Pháp tên Jaboin. Tên này thường xuyên ngang nhiên tới nhà cha mẹ cô Ba Thiệu để tán tỉnh, trêu ghẹo. Quá tức giận với hành vi của Jaboin, cha của cô Ba, thầy Thông Chánh đã rút súng bắn chết Jaboin.
Sự việc này khiến gia đình của cô Ba lâm vào nghịch cảnh, cô Ba cũng vì nó mà bị mất mạng. Đến nay, lý do dẫn đến cái chết của cô Ba vẫn được truyền miệng với nhiều câu chuyện khác nhau. Có người kể, sau khi thầy Thông Chánh bị xử tử, cô Ba toan trả thù cho cha nhưng vừa đưa súng lên bắn thì bị bắt giam.
Trong tù, cô Ba kết thúc cuộc đời mình bằng cách tự tử. Tuy nhiên, theo cuốn Hỏi đáp về Sài Gòn – TP.HCM xuất bản năm 2006 lại cho rằng cô Ba mới là người cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin. Cô bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19/6/1893 rồi xử tử ngày 18/1/1894 tại Trà Vinh.
Những câu chuyện liên quan đến cái chết của cô Ba Thiệu khá nhiều. Có nhiều giai thoại đến vậy là vì cô Ba quá nổi tiếng và được quá nhiều người quan tâm. Nhưng, dù câu chuyện phía sau là gì thì cuối cùng cuộc đời của người đẹp nức tiếng Sài Gòn xưa - cô Ba xà bông cũng là kết cục vô cùng buồn thảm.

Những địa danh thiêng liêng của người phụ nữ Việt Nam

(Kiến Thức) - Những địa danh thiêng liêng này gắn với sự hi sinh to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Những địa danh thiêng liêng của người phụ nữ Việt Nam
Nhung dia danh thieng lieng cua nguoi phu nu Viet Nam
Những địa danh thiêng liêng này gắn với sự hi sinh to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Ảnh: Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), TP Huế  là một quần thể kiến trúc hoành tráng nằm trên diện tích rộng đến 28ha, được khánh thành năm 2007 để vinh danh công chúa Huyền Trân nhân kỷ niệm 700 năm xứ Huế trở thành một phần của nước Việt.
Nhung dia danh thieng lieng cua nguoi phu nu Viet Nam-Hinh-2
7 thế kỷ trước, châu Lý (xứ Huế) đã trở thành vùng đất của người Việt sau cuộc hôn nhân huyền thoại giữa Huyền Trân và vua Chế Mân của nước Chămpa. Sau sự kiện này, Huyền Trân công chúa đã được người dân thờ phụng ở nhiều nơi. Bà cũng được coi là một vị công chúa nổi tiếng bậc nhất trong sử Việt.

Cuộc tình của Bạch Công Tử với đệ nhất mỹ nhân Nam kỳ

Trên chiếc xe hơi thuộc loại lộng lẫy nhất, Bạch công tử đưa người đẹp vào khách sạn Bungalow ở Cần Thơ...

Cuộc tình của Bạch Công Tử với đệ nhất mỹ nhân Nam kỳ
Tuổi thơ bất hạnh
Trước khi vào phòng tắm, Bạch công tử lột chiếc nhẫn kim cương có giá trị hơn 3000đ để trên bàn. Tắm xong, từ phòng tắm bước ra, cậu tư Phước thấy người đẹp đang ướm thử chiếc nhẫn trong tay và ngắm nghía.

Ly rượu giá nửa kg vàng của Hắc công tử mời nữ ca sĩ

Thói thường những người lắm vợ nhiều con về cuối đời thường sống trông cô độc. Hắc công tử Trần Trinh Huy không thoát ra được cái qui luật muôn đời đó.

Ly rượu giá nửa kg vàng của Hắc công tử mời nữ ca sĩ
Người vợ thứ 4
Ông lên Sài Gòn ở hẳn vào khoảng năm 1960. Lúc này ông đã già. Một mình ông suốt ngày thui thủi trong căn nhà đồ sộ trên đường Nguyễn Du. Một buổi sáng, ông đứng trên ban công nhìn bâng quơ xuống đường. Bỗng, từ xa xuất hiện một cô gái còn rất trẻ đang oằn lưng với gánh nước trên vai.

Tin mới