Hoa khôi “vắc xin ông ngoại“: Xử luật An ninh mạng hay Nghị định?

Việc hoa khôi "vắc xin ông ngoại" khoe tiêm vắc xin COVID-19 sai sự thật, nếu hậu quả chưa nghiêm trọng sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Nếu gây dư luận xấu, làm giảm uy tín cơ quan, tổ chức... có thể bị truy cứu TNHS.

Thanh tra Bộ Y tế vừa chuyển hồ sơ "hoa khôi" khoe tiêm vắc xin COVID-19 sai sự thật đến Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét xử lý theo quy định.
Thanh tra Bộ Y tế cho biết, quá trình kiểm tra, xác minh tại Bệnh viện Hữu Nghị cho thấy, bà V.P.A (25 tuổi, ở quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) đưa tin về việc: "Tiêm vắc xin COVID-19 không cần đăng ký, được ưu tiên tiêm vắc xin Pfizer" là sai sự thật.
Dư luận đặt câu hỏi, với hành vi đưa tin sai sự thật như trên, hoa khôi "vắc xin ông ngoại" sẽ bị xử lý theo quy định nào?
Hoa khoi “vac xin ong ngoai“: Xu luat An ninh mang hay Nghi dinh?

"Hoa khôi" V.P.A khoe hình ảnh đi tiêm vắc xin.

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, hành vi đưa tin sai sự thật về tiêm vắc xin COVID-19 như trên đã làm ảnh hưởng đến công cuộc phòng chống dịch bệnh, giảm sút niềm tin của người dân đối với việc huy động đóng góp quỹ vắc xin COVID-19 và việc thực hiện tiêm phòng vắc xin để phòng chống dịch bệnh. Do đó, người vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo luật sư Cường, hành vi khoe tiêm vắc xin với thông tin sai sự thật để sống ảo trên mạng xã hội của V.P.A dẫn đến dư luận xấu trong xã hội, làm nghi ngờ đến sự mất công bằng trong hoạt động huy động nguồn lực và tiến hành tiêm vắc xin.
Thông tin từ cơ quan chức năng cho thấy, việc P.A, được tiêm vắc xin là sự thật. Tuy nhiên, thông tin cô gái này đăng tải lên mạng xã hội về việc không cần phải đăng ký mà vẫn được tiêm và được chọn loại vắc xin là sai sự thật.
Do đó, cơ quan chức năng sẽ đánh giá những tác động của thông tin này đối với xã hội đối với niềm tin của người dân trong việc phòng chống dịch bệnh để xem xét xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu sự việc không gây bức xúc trong dư luận, không gây ra dư luận xấu trong xã hội có thể bị xử phạt hành chính theo nghị định 15/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng theo điều 101 quy định về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Theo quy định của luật an ninh mạng, hành vi đưa tin giả, tin sai sự thật lên không gian mạng là hành vi bị cấm theo quy định tại điều 8, điều 16, điều 17, điều 18 của luật an ninh mạng năm 2018. Tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người thực hiện các hành vi bị cấm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó, luật sư Cường cho rằng, trong vụ việc trên, trường hợp hành vi được xác định là ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan, tổ chức, người này có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo điều 288 bộ luật hình sự năm 2015. Việc xử lý hành chính hay hình sự sẽ phụ thuộc vào đánh giá hậu quả của hành vi đã gây ra với xã hội.
Qua vụ việc trên, luật sư Cường cho rằng, đây là bài học cảnh tỉnh cho những ai sống ảo, đã vi phạm pháp luật, thể hiện lòng tham, sự ích kỷ, thiếu ý thức trong việc phòng chống dịch bệnh mà lại còn thích khoe khoang, gây hại cho bản thân và người khác.
Hoa khoi “vac xin ong ngoai“: Xu luat An ninh mang hay Nghi dinh?-Hinh-2
Nguồn: HCDC 

>>> Mời độc giả xem thêm video Xếp hàng xét nghiệm COVID-19:

 

COVID-19: Vắc xin Vaxzevria và AstraZeneca giống - khác nhau điểm gì?

(Kiến Thức) - Vaxzevria tiền thân là vắc xin COVID-19 AstraZeneca. Theo thông tin đăng tải trên website của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cho biết, vắc xin AstraZeneca của Anh - Thụy Điển được đổi tên thành Vaxzevria vào ngày 25/3.

Cổng thông tin của Cơ quan Sản phẩm Y tế Thụy Điển tuyên bố, do tình hình đình chỉ sử dụng vắc xin AstraZeneca ở một số quốc gia Châu Âu, vắc xin này đã được đổi tên thành Vaxzevria. Việc đổi tên vắc xin sẽ không kéo theo bất kỳ thay đổi nào khác, nhưng các chuyên gia tiêm chủng cần lưu ý về việc đổi tên, vì thông tin sản phẩm, nhãn và bao bì có thể trông khác đi.
COVID-19: Vac xin Vaxzevria va AstraZeneca giong - khac nhau diem gi?
Vaxzevria tiền thân là vắc xin COVID-19 AstraZeneca. 
Việc thay đổi tên AstraZeneca diễn ra trong bối cảnh có một số báo cáo về các biến chứng ở những người đã tiêm vắc xin. Tuy nhiên, các chuyên gia của EMA nhấn mạnh về tính an toàn và hiệu quả của loại vắc xin này và lưu ý rằng, lợi ích của vắc xin và khả năng bảo vệ người dân không bị COVID-19 vượt xa những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến vắc xin.
Ngoài ra, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu các tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca, dữ liệu về các tác dụng phụ sẽ được thêm vào thông tin chung về sản phẩm này.
1. Nguồn gốc
Vắc xin COVID-19 AstraZeneca là vắc xin phòng bệnh do virus SARS-CoV2 (COVID-19). Thành phần vắc xin gồm vector Adenovirus tinh tinh tái tổ hợp và mất khả năng sao chép, gắn gen tổng hợp protein gai bề mặt của SARS-CoV2 có tên gọi là Spike (S protein).
Vắc xin COVID-19 của hãng AstraZeneca được nghiên cứu và phát triển bởi đại học Oxford và được Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng vắc xin trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Vắc xin này đã được nhiều quốc gia chấp thuận lưu hành và sử dụng như Argentina, Bahrain, Bangladesh, Brazil, Chile, Việt Nam…. Đến ngày 08/03/2021, vắc xin đã được sử dụng ở 98 quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, vắc xin COVID-19 AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 01/2/2021.
2. Bảo quản vắc xin
Bảo quản ở 2 – 8°C và không được để đóng băng vắc xin.
Lọ vắc xin chưa mở bảo quản ở 2 – 8°C được phép sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ ngày sản xuất. Lọ vắc xin đã mở chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ kể từ khi mở và được bảo quản ở 2– 8 °C. Bảo quản tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.
3. Lịch tiêm chủng
Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên.
Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 4-12 tuần
4. Liều lượng, đường tiêm:
0,5ml, tiêm bắp.
5. Chỉ định, chống chỉ định:
Chỉ định
Tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho một số nhóm đối tượng đặc biệt:
Nhóm người từ 65 tuổi trở lên: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 nặng và tử vong tỷ lệ thuận với tuổi nên được xác định là nhóm đối tượng nguy cơ. Tuy nhiên, dữ liệu an toàn và hiệu quả của vắc xin COVID-19 AstraZeneca trên người từ 65 tuổi trở lên còn hạn chế.
Nhóm người mắc bệnh nền: Người có bệnh nền, bệnh mạn tính là đối tượng có nguy cơ nhiễm và mắc COVID-19 nặng. Tuy nhiên, tiêm vắc xin khi bệnh đã ổn định.
COVID-19: Vac xin Vaxzevria va AstraZeneca giong - khac nhau diem gi?-Hinh-2
Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Ảnh minh họa 

Thực hư thông tin yêu cầu người dân phải trả phí tiêm vắc-xin COVID-19

UBND thị trấn Đông Anh (huyện Đông Anh, Hà Nội) đã thu hồi văn bản có nội dung "kinh phí tiêm vắc-xin COVID-19 sẽ do người sử dụng tự chi trả".

Ngày 10/6, trên mạng xã hội lan truyền thông tin, hình ảnh về việc UBND thị trấn Đông Anh (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) ban hành văn bản số 178 về việc khảo sát nhu cầu sử dụng vắc-xin COVID-19. Nội dung văn bản cho biết người dân phải trả tiền nếu tiêm vắc-xin COVID-19.
Thuc hu thong tin yeu cau nguoi dan phai tra phi tiem vac-xin COVID-19
Nhiều người phản ứng sau khi UBND thị trấn Đông Anh ra văn bản có nội dung người dân phải trả tiền nếu tiêm vắc-xin phòng dịch COVID-19 

Tin mới