Hóa thạch chim non nguyên vẹn nhất trong hổ phách 99 triệu năm

Xác chim non 99 triệu năm tuổi là hóa thạch chim hoàn chỉnh nhất tìm thấy từ mỏ hổ phách ở Myanmar mà các nhà khoa học từng biết tới.

Cơ thể bị đè ép của con chim non sống cách đây 99 triệu năm được phát hiện bọc trong một phiến hổ phách đục ở Myanmar, National Geographic hôm 2/2 đưa tin. Dù nhiều con chim tìm thấy trong hổ phách Myanmar trước đây gây chú ý hơn về hình dáng, không có mẫu vật nào chứa nhiều xương như con chim chưa trưởng thành này. Hóa thạch của nó bao gồm phần sau hộp sọ, phần lớn xương sống, mông, các bộ phận cánh và đùi.
Con chim mới phát hiện cũng đặc biệt bởi các nhà nghiên cứu có thể nhìn rõ hơn cấu tạo bên trong của sinh vật tiền sử nhỏ tuổi, theo đồng tác giả nghiên cứu Ryan McKellar ở Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan tại Regina, Canada.
"Khối hổ phách mờ đục, chứa nhiều dằm gỗ nhỏ. Có vẻ như nó được tạo ra ở bên trên hoặc gần nền rừng", McKellar nhận xét. Điều này có nghĩa hình dáng bên ngoài của con chim không đặc sắc nhưng bên trong cơ thể lại thú vị hơn nhiều. "Khi chuẩn bị cho nghiên cứu ở Myanmar, họ đánh bóng nửa mặt trước của mẫu vật, cho phép chúng tôi quan sát khoang ngực và hộp sọ", McKellar nói.
Phát hiện giúp bổ sung vào bộ sưu tập đặc biệt những hóa thạch kỷ Phấn trắng từ mỏ hổ phách ở phía bắc thung lũng Hukawng ở Myanmar. Trong vài năm qua, khu vực này cung cấp một số hóa thạch cánh chim đẹp mắt, chiếc đuôi còn nguyên lông của một con khủng long ăn thịt nhỏ và bộ xương của một con chim mới nở. Tháng 12 năm ngoái, các nhà nghiên cứu thậm chí còn tìm thấy xác những con ve hút máu khủng long trong hổ phách.
Lida Xing, tác giả chính của nghiên cứu mô tả chi tiết mẫu vật trên tạp chí Science Bulletin, chia sẻ lần đầu tiên trông thấy con chim được bán làm đồ trang sức ở Myanmar năm 2015, tim ông đập rất nhanh. Nhóm nghiên cứu gặp may khi có thể mua lại con chim cho Viện Cổ sinh vật học Dexu ở Triều Châu, Trung Quốc. Những con chim bọc hổ phách đôi khi có thể được bán với mức giá 500.000 USD, vượt ngoài khả năng của các nhà khoa học, theo Xing, nhà cổ sinh vật học ở Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc tại Bắc Kinh.
Phục dựng con chim mắc kẹt trong khối nhựa cây sau này hóa thành hổ phách. Ảnh: National Geographic.
 Phục dựng con chim mắc kẹt trong khối nhựa cây sau này hóa thành hổ phách. Ảnh: National Geographic.
Dựa trên kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu kết luận con chim nhỏ tuổi dính vào dòng nhựa cây khi còn sống hoặc đã chết. Độ ẩm khiến nhựa cây sủi bọt nhẹ, sau đó tạo ra khối hổ phách đục. Một số xương và mô mềm bị mất và trầm tích mắc lại bên trong những khoảng trống.
Con chim dài khoảng 6 cm. Cấu trúc lông và xương cho thấy đó là một con enantiornithine, loài chim nguyên thủy đã tuyệt chủng cùng với khủng long không biết bay 66 triệu năm trước. "Dù mới nở, chúng đã có đầy đủ lông trên cánh và đuôi. Chúng có cột sống yếu, do đó có thể không phải loài bay cừ khôi", McKellar suy đoán.
Khi còn sống, con chim có răng ở mỏ và cơ thể màu nâu hạt dẻ hoặc màu hạt óc chó, với đám lông xù ở đầu và cổ. Điều đáng tiếc là hóa thạch thiếu mất hai đặc trưng giúp nhận dạng loài là chiếc mỏ đầy răng và móng vuốt trên cánh. Các nhà nghiên cứu cho rằng con chim non có thể bị thú săn mồi tấn công và rơi khỏi tổ xuống nhựa rỉ ra từ cùng thân cây. Một số mẩu thực vật và con gián mắc trong khối hổ phách có thể có nguồn gốc từ chiếc tổ.

Phát hiện hóa thạch vi khuẩn cổ đại biết “trốn nắng“

(Kiến Thức) - Hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi vừa được phát hiện núp mình trong các lớp trầm tích để tránh tia bức xạ mãnh liệt từ Mặt trời.

Cụ thể, hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này được tìm thấy tại vành đai địa chất Barberton ở Nam Phi, chúng được đánh giá là lớp sinh vật đầu tiên, cổ xưa nhất trên Trái đất biết cách "trốn" khỏi các tia bức xạ Mặt trời khốc liệt. Hành vi này của vi khuẩn cổ đại được đánh giá giống như con người, khi nắng sẽ biết kiếm chỗ mát, miễn sao có thể an toàn sinh tồn là được.

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“
 
Thời kỳ vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này sinh sống thuộc vào kỷ Aeon Archae. Lúc này, Trái đất chưa có tầng ozon bao phủ, tia bức xạ Mặt trời chiếu thẳng xuống bề mặt Trái đất với sức công phá khắc nghiệt hơn so với thời bây giờ.

Các nhà khoa học tin rằng loài vi khuẩn này là dạng sống cổ đầu tiên ý thức được tác hại của tia UV nên đã ẩn mình trong những bọt khí nhỏ li ti trên bề mặt đá trầm tích có niên đại 3,2 tỷ năm tuổi.

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“-Hinh-2
 

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“-Hinh-3
 
Qua khảo sát, đo đạc hóa thạch cùng với biểu đồ photomicrographs và bản đồ nhiệt Raman. Kết quả cho thấy hóa thạch vi khuẩn độc đáo này có dạng hình que, cấu trúc cơ thể hình thảm lượn.

Hình dạng một số hóa thạch khác của loài vi khuẩn này được xác định là khá đồng nhất, đồng thời, vi chất hóa thạch được tìm thấy gồm các hệ thống DNA, protein, chất béo, hydrogen cyanide, hydrogen sulphide …- Alessandro Airo, thuộc trường Đại học Freedom Berlin, Đức nói.

Hóa thạch vi khuẩn hình que này có xu hướng sống cộng sinh và kết thành một chuỗi dài trong các bọt khí trầm tích. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về sự liên kết cộng sinh kỳ diệu, bí ẩn của loài vi khuẩn 3,2 tỷ năm này.

Hóa thạch 3,7 tỷ năm báo hiệu sự sống trên sao Hỏa

Một hóa thạch lâu đời nhất thế giới, có niên đại 3,7 tỷ năm mới được tìm thấy, có thể là chỉ dấu sự sống tồn tại trên sao Hỏa.

Hoa thach 3,7 ty nam bao hieu su song tren sao Hoa
Các tảng đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở dải băng Isua, phía tây nam Greenland. 
Các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng vật chất lâu đời nhất về sự sống trên Trái đất, một hóa thạch ở Greenland được hình thành 3,7 tỷ năm trước.

Tin mới