Hòa Thân chết tức tưởi vì coi thường hoàng đế Gia Khánh?

Hòa Thân chết tức tưởi vì coi thường hoàng đế Gia Khánh?

(Kiến Thức) - Khi hoàng đế Càn Long tại vị, Hòa Thân nhận được ẩn ủng lớn nên lộng hành gây ra nhiều thị phi. Sau khi Càn Long băng hà, Hòa Thân xem thường hoàng đế Gia Khánh khi coi nhà vua như một đứa trẻ để rồi cuối cùng phải treo cổ tự sát.

Xem toàn bộ ảnh
Trong thời gian hoàng đế Càn Long trị vì đất nước,  tham quan Hòa Thân dùng tài ăn nói, nịnh bợ khéo léo và biết chiều lòng nhà vua nên từng bước leo lên đỉnh cao quyền lực. Ông giữ chức thống lĩnh quân cơ đại thần và nhiều chức vụ khác.
Trong thời gian hoàng đế Càn Long trị vì đất nước, tham quan Hòa Thân dùng tài ăn nói, nịnh bợ khéo léo và biết chiều lòng nhà vua nên từng bước leo lên đỉnh cao quyền lực. Ông giữ chức thống lĩnh quân cơ đại thần và nhiều chức vụ khác.
Lợi dụng việc được Càn Long sủng ái, Hòa Thân kết bè kết phái, ngang nhiên nhận hối lộ, mua quan bán chức... Dù Càn Long biết chuyện nhưng đều nhắm mắt bỏ qua không trừng phạt y.
Lợi dụng việc được Càn Long sủng ái, Hòa Thân kết bè kết phái, ngang nhiên nhận hối lộ, mua quan bán chức... Dù Càn Long biết chuyện nhưng đều nhắm mắt bỏ qua không trừng phạt y.
Sau khi Càn Long nhường ngôi và trở thành Thái thượng hoàng, hoàng đế Gia Khánh nắm quyền. Khi ấy, Hòa Thân vẫn được Càn Long che chở nên không coi tân vương ra gì. Vậy nên, đại tham quan Hòa Thân tiếp tục lộng quyền, tác oai tác quái, gây ra nhiều "sóng gió" trong triều.
Sau khi Càn Long nhường ngôi và trở thành Thái thượng hoàng, hoàng đế Gia Khánh nắm quyền. Khi ấy, Hòa Thân vẫn được Càn Long che chở nên không coi tân vương ra gì. Vậy nên, đại tham quan Hòa Thân tiếp tục lộng quyền, tác oai tác quái, gây ra nhiều "sóng gió" trong triều.
Thậm chí, Hòa Thân và bè đảng ngang nhiên chèn ép, cô lập hoàng đế Gia Khánh vì cho rằng tân vương chỉ là một đứa trẻ không hiểu chuyện và là nhà vua không có thực quyền.
Thậm chí, Hòa Thân và bè đảng ngang nhiên chèn ép, cô lập hoàng đế Gia Khánh vì cho rằng tân vương chỉ là một đứa trẻ không hiểu chuyện và là nhà vua không có thực quyền.
Theo đó, hoàng đế Gia Khánh nhiều lần không thể thực hiện quyết định của mình vì bị Hòa Thân và vây cánh phản đối.
Theo đó, hoàng đế Gia Khánh nhiều lần không thể thực hiện quyết định của mình vì bị Hòa Thân và vây cánh phản đối.
Sau khi Thái thượng hoàng băng hà năm 1799, Hòa Thân mất chỗ dựa vững chắc. Thế nhưng, tham quan này cho rằng bản thân có "kim bài miễn tử" là mật chỉ do Càn Long ban cho trước khi chết. Càn Long nói rằng khi rơi vào tình huống nguy cấp thì Hòa Thân mới được mở ra xem.
Sau khi Thái thượng hoàng băng hà năm 1799, Hòa Thân mất chỗ dựa vững chắc. Thế nhưng, tham quan này cho rằng bản thân có "kim bài miễn tử" là mật chỉ do Càn Long ban cho trước khi chết. Càn Long nói rằng khi rơi vào tình huống nguy cấp thì Hòa Thân mới được mở ra xem.
Không lâu sau khi Càn Long chết, hoàng đế Gia Khánh điều tra các tội ác của Hòa Thân và thực hiện khám xét nơi ở.
Không lâu sau khi Càn Long chết, hoàng đế Gia Khánh điều tra các tội ác của Hòa Thân và thực hiện khám xét nơi ở.
Khi ấy, Hòa Thân biết được rằng bản thân rơi vào tình thế nguy cấp nên nhanh chóng lấy mật chỉ ra. Thế nhưng, đại tham quan không thể ngờ rằng bên trong mật chỉ mà Càn Long ban cho chỉ có 3 chữ "Cho toàn thây".
Khi ấy, Hòa Thân biết được rằng bản thân rơi vào tình thế nguy cấp nên nhanh chóng lấy mật chỉ ra. Thế nhưng, đại tham quan không thể ngờ rằng bên trong mật chỉ mà Càn Long ban cho chỉ có 3 chữ "Cho toàn thây".
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Càn Long biết trước rằng sau khi ông chết thì Hòa Thân sẽ khó lòng giữ được tính mạng vì đã phạm nhiều tội nghiêm trọng.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Càn Long biết trước rằng sau khi ông chết thì Hòa Thân sẽ khó lòng giữ được tính mạng vì đã phạm nhiều tội nghiêm trọng.
Với những bằng chứng phạm tội không thể chối cãi, Hòa Thân bị hoàng đế Gia Khánh khép vào tội chết và cho treo cổ tự vẫn tại phủ vào ngày 22/2/1799 để tham quan này chết toàn thây theo đúng mật chỉ của Càn Long. Toàn bộ gia sản của Hòa Thân bị tịch thu.
Với những bằng chứng phạm tội không thể chối cãi, Hòa Thân bị hoàng đế Gia Khánh khép vào tội chết và cho treo cổ tự vẫn tại phủ vào ngày 22/2/1799 để tham quan này chết toàn thây theo đúng mật chỉ của Càn Long. Toàn bộ gia sản của Hòa Thân bị tịch thu.
Mời độc giả xem video: Kiến trúc sư người Việt bí ẩn phía sau Tử Cấm Thành. Nguồn: VTV4.

GALLERY MỚI NHẤT