Trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc, nhắc đến Vương Cương người ta nghĩ ngay đến vai diễn kinh điển Hòa Thân. Ngược lại, nhắc đến “đệ nhất gian thần Trung Hoa” không có ai vượt qua được cái bóng quá lớn của nam diễn viên gạo cội người Liêu Ninh.
Vương Cương trong tạo hình kinh điển của vai Hòa Thân. |
Tuổi trẻ kiếm tiền từ phim ảnh, kinh doanh, mới đây trong một show truyền hình Vương Cương gây sốt khi khoe căn tứ hợp viện của mình khiến khán giả “há hốc” về độ hoành tráng.
Theo đó, “tứ hợp viện” là kiểu kiến trúc nhà ở truyền thống của người Trung Quốc. Nó nổi tiếng với kiểu cấu trúc nhà cửa theo nguyên lý âm dương của trường phái Đạo gia, ngũ hành, cân bằng lâu dài, luân lý đạo đức và phong thủy.
Căn tứ hợp viện của Vương Cương sẽ không có gì đáng nói nếu như không có hàng loạt đồ cổ như viện bảo tàng. Bao gồm: Bình gốm sứ thời Càn Long, gốm sứ thanh hoa thời Khang Hy, tấu chương của Hoà Thân, tranh của Tề Bạch Thạch, chữ của Hàn Mỹ Lâm, bàn làm bằng hoàng gỗ lê tuổi đời 300 năm,...
Cận cảnh căn tứ hợp viện của "Hòa Thân". |
Hơn nữa, tứ hợp viện này ở Bắc Kinh, khu vực mệnh danh “đắt xắt ra miếng” của Trung Quốc. Theo cư dân mạng, tứ hợp viện này trị giá ít nhất 500 triệu NDT.
Trước đó, Vương Cương cũng từng thổ lộ niềm đam mê đồ cổ của mình. Ông cho hay, lượng đồ cổ sưu tập được từ trước đến nay đang chiếm tới 70% toàn bộ gia sản của diễn viên này.
Tất cả đồ dùng trong nhà của “Hòa Thân” đều là đồ cổ ngoại trừ bộ sa lông đặt trong phòng khách. “Ngay cả chiếc giường ngủ của tôi cũng đã có 180 lịch sử," diễn viên này tự hào khoe.
Vương Cương không chỉ đam mê sưu tập mà còn tỏ ra là người rất am hiểu và sành sỏi trong lĩnh vực đồ cổ. Rất nhiều người bị lừa, khuynh gia bại sản phải “rửa tay gác kiếm” còn “Hòa Thân” chưa chọn sai một lần nào.
Bên trong nhà có nhiều đồ cổ từ đời Khang Hy, Càn Long. |
Vương Cương sinh năm 1948 trong một gia đình công nhân bình thường tại Trường Xuân, Cát Lâm. Là con trai duy nhất trong nhà nên Vương Cương chịu sự dạy bảo nghiêm khắc của cha.
Năm 1994, Vương Cương nhận được lời mời tham gia bộ phim Tể tướng Lưu gù. Khi đó, Vương Cương được mời đóng vai Hòa Thân - một vai quan trọng quyết định đến sự thành công của bộ phim.
Dù là vai phản diện nhưng Hòa Thân Vương Cương lại nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả bởi lối diễn hóm hỉnh, duyên dáng. Từ đó, tên tuổi Vương Cương gắn liền với vai diễn Hòa Thân. Nhiều khán giả còn thật sự quên mất tên thật của ông và gọi bằng tên của vai diễn.
Với vai diễn Hòa Thân, Vương Cương vinh dự đoạt giải thưởng nghệ thuật của Đài truyền hình Bắc Kinh, và giải "nam phụ xuất sắc nhất" trong liên hoan phim truyền hình Trung Quốc lần thứ 14.
Từ đó, tên tuổi của Vương Cương gần như gắn liền với nhân vật Hòa Thân. Ông tiếp tục được mời vào vai này trong hàng chục bộ phim đình đám khác như Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam, Mộng đoạn Tử Cấm Thành, Hoàng đế thường dân, Thiết tướng quân,…
Sau hai cuộc hôn nhân tan vỡ, Vương Cương tìm lại được tình yêu ở tuổi 57, hơn nữa còn tìm được vợ qua mạng. Vào năm 2008, Vương Cương đã kết hôn lần ba khi đã 60 tuổi.
Đám cưới diễn ra hết sức kín đáo, ngoài bố mẹ hai bên ra không một ai hay biết. Mãi đến gần 1 năm sau, một tờ báo chộp được cảnh Vương Cương bên cô vợ trẻ đang mang bầu thì dư luận mới vỡ lẽ.
Khi con trai và cháu gái chào đời, Vương Cương tuyên bố chính thức giải nghệ, lui khỏi làng giải trí để tập trung thời gian cho gia đình. Ông biết rằng việc làm cha khi đã U70 không hề đơn giản và sẽ khiến ông phải tập trung toàn bộ thời gian và sức lực.
*)Title do Kiến Thức biên tập lại