Hoa “Tớ Dày” khoe sắc xua giá lạnh ngày đông trên Mù Cang Chải
Cứ đến những ngày cuối năm, hoa Tớ dày (tức hoa đào rừng) lại bật bông, khoe sắc, rực hồng trên các triền núi cao Mù Cang Chải (Yên Bái).
Theo Nguyễn Chương/Dân Việt
Xem toàn bộ ảnh
Hoa Tớ Dày là loại hoa rừng thuộc họ hoa đào, người Mông ở Mù Cang Chải thường gọi là “Pằng tớ dày” - dịch theo nghĩa tiếng Việt là “Hoa đào rừng”. Hoa thường nở vào cuối năm dương lịch, trước hoa đào khoảng 1 tháng. Đây là loại hoa đặc trưng ở vùng núi phía Tây Bắc, trong đó có huyện Mù Cang Chải, là thứ "đặc sản" riêng có của núi rừng Tây Bắc và Mù Cang Chải, thu hút du khách và làm say đắm lòng người mỗi dịp tết đến, xuân về.
Hoa chỉ có năm cánh hồng đậm với nhụy dài đỏ rực nở.
Hoa Tớ Dày thuộc loại cây thân gỗ, chỉ mọc và nở hoa ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển.
Vào những dịp lễ tết, những nam thanh nữ tú người Mông lại cùng nhau chơi hội, du xuân dưới những tán hoa Tớ Dày.
Sắc hồng làm không gian ấm áp hơn trong những ngày giá rét 7, 8 độ C ở vùng cao. Sức sống của loài hoa “Tớ Dày” mãnh liệt như chính những người dân nơi đây.
Hoa “Tớ Dày” là một loại đào rừng theo cách gọi trong tiếng H’mông, Những ngày này, không khó để bắt gặp những cây hoa Tớ Dày thấp thoáng bên những mái nhà của người H’Mông.
Ngoài hoa Tớ dày, Mù Cang Chải thời đểm này còn hấp dẫn du khách bởi những nét đẹp chân chất khác.
Là sắc đỏ của những chiếc lá phong đang chuẩn bị thay lá.
Tất cả tạo nên bức tranh sắc màu đặc biệt nên thơ của núi rừng.