Khi Hoàng đế tắm, ai sẽ là người phục vụ?

Dù trong hậu cung của Hoàng đế có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ và cung nữ, tuy nhiên họ không phụ trách công việc tắm rửa của nhà vua. Vậy ai là người làm nhiệm vụ này?

Theo ghi chép, những người hầu hạ Hoàng đế tắm rửa thường là thái giám chứ không phải phi tần hay cung nữ. Nguyên do xuất phát từ việc họ có thể lợi dụng nhan sắc và các thủ đoạn để quyến rũ Hoàng đế khi đi tắm.

Nếu may mắn, các cung nữ, phi tần đó có thể sẽ có thể mang thai, được nhà vua ban thưởng và sắc phong địa vị cao trong hậu cung. Điều này sẽ có thể gây ra "cuộc chiến" trong cung khi nhiều cung nữ, phi tần đều muốn có cơ hội hầu hạ nhà vua khi đi tắm để có cơ hội đổi đời.

Ngoài ra sức khỏe của Hoàng đế luôn được vô số người quan tâm. Đặc biệt, khi Hoàng đế vì ham mê sắc dục mà bỏ bê việc triều chính thì bất luận là quan đại thần hay chốn hậu cung đều sẽ có người lên tiếng phản đối. Không những vậy, sức khỏe của Hoàng đế sẽ tổn hại không nhỏ do thường xuyên có các "cuộc vui" khi đi tắm.

Khi Hoang de tam, ai se la nguoi phuc vu?

Trước thời Tần và Hán, hầu hết các thái giám và cung nữ đều phục vụ việc tắm rửa của Hoàng đế. Ảnh: Sohu

Từ thời nhà Hán đến nhà Tùy và nhà Đường, với sự hoàn thiện dần của hệ thống triều đình, sự phân chia trách nhiệm của nội cung bắt đầu tương đối tinh vi, và do đó các bộ phận chuyên phục vụ Hoàng đế bắt đầu xuất hiện. Trước thời Tần và Hán, hầu hết các thái giám và cung nữ đều phục vụ việc tắm rửa của Hoàng đế.

Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, hệ thống quan chức nữ được bắt chước trong các triều đại nhà Đường và nhà Tống. Vào 2 thời đại này, Hoàng đế thường được tháp tùng bởi một thái giám riêng, nhưng điều này không có nghĩa là cung nữ không được hầu hạ Hoàng đế. Những việc như dọn dẹp giường và gấp chăn bông thường do người những cung nữ phụ trách.

Nếu Hoàng đế cảm thấy mệt mỏi trong người cần người đấm bóp thì công việc này sẽ được giao cho hai hoặc ba cung nữ được đào tạo một cách chuyên nghiệp đảm trách. Sở dĩ, cần tới nhiều người như vậy là để những cung nữ này có thể giám sát lẫn nhau. Khi ấy, không cung nữ nào có cơ hội mê hoặc, quyến rũ, thậm chí là ám sát nhà vua.

Thêm nữa, các thái giám cũng đứng hầu bên ngoài nên cung nữ không thể có hành động vượt quá các quy định trong cung. Nếu vi phạm cung quy thì cung nữ sẽ đối mặt với những hình phạt nặng như đòn roi, thậm chí là xử tử.

Ba quy tắc kỳ lạ của Từ Hi Thái hậu khi đi tàu hỏa

Là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, nhà Thanh sau bao nhiêu năm bị phong kiến cai trị khác xa với sức mạnh của các nước trên thế giới lúc bấy giờ.

Trên thực tế, tàu hỏa đã vào Trung Quốc vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiê vào năm 1902, Từ Hi phải đến Phụng Thiên (nay là tỉnh Thẩm Dương) tế tổ, trong khi Phụng Thiên cách Bắc Kinh muôn dặm xa xôi, nên bà hoàng buộc lòng phải di chuyển bằng tàu hỏa.

Bất ngờ ảnh chân thật về phi tần nhà Thanh qua ống kính Tây

Đây là những bức ảnh tư liệu chân thực hiếm hoi tiết lộ về nhan sắc của những phi tần Mãn, Hán cuối thời nhà Thanh, Trung Quốc.

Bat ngo anh chan that ve phi tan nha Thanh qua ong kinh Tay

Vào những năm cuối Quang Tự, nhiếp ảnh gia người Pháp vào cung chụp ảnh cho Từ Hi Thái hậu, các phi tần ở hậu cung, cũng như hoàng thân quốc thích nhà Thanh. Ảnh: gugong.net. 

Tin mới