Hoàng đế quyết chôn sống công chúa, Hoàng hậu nói 1 câu cứu mạng

Hoàng đế nghe xong 9 chữ của Hoàng hậu Phú Sát thị đã lập tức vui vẻ trở lại, ôm đứa bé vào lòng và không còn ý định chôn sống nữa.

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa hàng nghìn năm, có nhiều sự việc thuộc về tín ngưỡng mặc dù không có cơ sở khoa học chứng minh nhưng người xưa đều đặc biệt tin tưởng và tuân thủ nghiêm túc, thậm chí là cả Hoàng đế.

Theo tương truyền, Hoàng đế Càn Long thời nhà Thanh đã ra lệnh chôn sống một tiểu công chúa bị dị tật khi vừa mới ra đời. Lúc đó, Hoàng hậu Phú Sát thị chỉ dùng 9 chữ là đã có thể khiến Hoàng đế đang tức giận chuyển sang trạng thái vui mừng.

Vị tiểu công chúa đáng thương này là Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa, con gái của Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị và cũng là nguyên mẫu lịch sử của nhân vật Hạ Tử Vi trong phim truyền hình kinh điển "Hoàn Châu cách cách".

Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa ra đời vào năm Càn Long thứ 10. Nghe tin ái phi hạ sinh con gái, Hoàng đế lập tức đến thăm nhưng lại phát hiện 2 bàn tay tiểu công chúa có dị tật kỳ quặc. Các ngón tay của nàng không thể hoạt động như người bình thường, giữa các ngón tay có một lớp màng như chân vịt.

Hoang de quyet chon song cong chua, Hoang hau noi 1 cau cuu mang

Ảnh minh họa.

Vào thời điểm đó, sinh ra một đứa bé có tật có thể xem là 1 điềm xấu. Do đó, mặt mày Hoàng đế Càn Long lập tức biến sắc, hạ lệnh chôn sống ngay lập tức. Tô thị vừa nghe xong liền nước mắt ngắn nước mắt dài cầu xin Hoàng đế tha mạng cho con gái nhưng ông không hề dao động, sai người đào một hố sâu trong Ngự hoa viên. Ông không muốn đứa bé bị tật ở tay làm ảnh hưởng đến thanh danh của Hoàng tộc.

Hoàng hậu Phú Sát thị đứng cạnh cũng không biết làm sao để ngăn cản. Có người truyền lại rằng, lúc đó, Hoàng hậu Phú Sát thị đã vội vàng nói ra 9 chữ "Cách cách sinh Phật chưởng, thừa hoan Thái hậu" với hàm ý: Tiểu công chúa ra đời với bàn tay giống Phật, có thể khiến Thái hậu vui vẻ.

Hoàng đế nghe xong đã lập tức vui vẻ trở lại, ôm đứa bé vào lòng và cười nói: "Thật may mắn là có Hoàng hậu nhắc nhở, Thái hậu ngày ngày lễ Phật, đến nay thì sinh ra một "Phật chưởng công chúa", há chẳng phải là công sức của Thái hậu Lão Phật gia hay sao". Nhờ vậy mà Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa đã có thể yên ổn sống đến tuổi trưởng thành.

Tuy nhiên, bên cạnh lời truyền này còn có tài liệu ghi chép rằng: Tiểu công chúa sống sót là nhờ vào sự nhanh trí của Thuần phi Tô thị. Bà đã hối lộ bà mụ để họ nói nhỏ với Hoàng đế Càn Long rằng bàn tay bị tật của công chúa rất giống với tay Phật, có thể đây là một vị Phật tái sinh và là dấu hiệu của sự may mắn.

Nhưng dù thế nào thì Hòa Gia Công chúa vẫn lớn lên trong an vui dù sinh ra không lành lặn. Năm Càn Long thứ 25 (năm 1760), nàng hạ giá lấy Phúc Long An và được vua cha chi rất nhiều tiền của xây dựng phủ Tứ công chúa.

Vì sao Hòa Thân “to gan mặt dày" chiếm mỹ nhân của Càn Long?

(Kiến Thức) - Hoàng đế Càn Long được biết đến là người đặc biệt trọng dụng Hòa Thân dù biết y tham ô, nhận hối lộ... Không những vậy, Hòa Thân còn được cho là "to gan lớn mật" dám chiếm đoạt mỹ nhân của Càn Long.

Vi sao Hoa Than “to gan mat day
 Là một trong những vị vua nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc, hoàng đế Càn Long được biết đến là nhà lãnh đạo thông minh, có tài trị nước. Vì vậy, dưới thời trị vì của hoàng đế Càn Long, vương triều nhà Thanh phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu lớn.

Bí mật về phi tần bị Hoàng đế Càn Long lãng quên hơn nửa đời người

Nếu không có Ngũ a ca Vĩnh Kỳ, phần đời còn lại của Du phi đã định sẵn sẽ chìm vào bóng tối.

Nếu nói về những vị hoàng tử xuất sắc dưới thời Hoàng đế Càn Long nhà Thanh, ngoài Thái tử Vĩnh Liễn (con trai đầu lòng của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị) và Hoàng tử Vĩnh Diễm (con trai của Lệnh Ý Hoàng Quý phi Ngụy Giai thị, sau trở thành Hoàng đế Gia Khánh) thì chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ đến Hoàng tử Vĩnh Kỳ (con trai của Du Quý phi Kha Lý Diệp Đặc thị).

Lúc bấy giờ, Vĩnh Kỳ là vị hoàng tử tài giỏi nhất và được Hoàng đế Càn Long nhất mực yêu thương, chính vì thế Du Quý phi Kha Lý Diệp Đặc thị cũng được hưởng vinh hoa cùng con trai.

Bi mat ve phi tan bi Hoang de Can Long lang quen hon nua doi nguoi

Nhân vật Du Quý phi trong phim Hậu cung Như Ý truyện.

Du Quý phi Kha Lý Diệp Đặc thị sinh năm Khang Hi thứ 53 (tức năm 1714), là người Nam Uyển Hải Tử, thuộc Mông Cổ Tương Lam kỳ. Phụ thân của bà là Viên Ngoại Lang Ngạch Nhĩ Cát Đồ. Trong thư tịch Hán, tên gia tộc là Hải thị.

Trong thời kỳ nhà Thanh, gia tộc Kha Lý Diệp Đặc thị (hay Hải thị) không quá hiển hách và cao quý. Xuất thân của Kha Lý Diệp Đặc thị thua xa những nữ nhân khác trong hậu cung Hoàng đế Càn Long bởi Tương Lam kỳ là một trong 5 kỳ thấp nhất và phụ thân của bà cũng không giữ vị trí cao trong triều.

Kha Lý Diệp Đặc thị bước vào Tiềm để (là nơi Hoàng đế ở trước khi đăng cơ), trở thành Cách cách của Bảo Thân vương Hoằng Lịch.

Năm Ung Chính thứ 13 (tức năm 1735), ngày 3/9 (âm lịch), Bảo Thân vương Hoằng Lịch đăng cơ. Tháng 9 cùng năm, Hoàng đế Càn Long đại phong phi tần, Cách cách Kha Lý Diệp Đặc thị được phong làm Thường tại, thường được gọi là Hải Thường tại. Lúc đó, phân vị này là thấp nhất trong các phi tần đã hầu hạ Hoàng đế từ Tiềm để.

Năm Càn Long nguyên niên (tức năm 1736), Kha Lý Diệp Đặc thị tiếp tục được thăng làm Hải Quý nhân. Trong hậu cung, Hải Quý nhân là một người mờ nhạt và ít nói, bà cũng không hề muốn tranh sủng của những phi tần khác.

 
Bi mat ve phi tan bi Hoang de Can Long lang quen hon nua doi nguoi-Hinh-2

 Nhân vật Du Quý phi trong phim Hậu cung Như Ý truyện.

Năm Càn Long thứ 6 (tức năm 1741), Hải Quý nhân sinh hạ Ngũ a ca Vĩnh Kỳ. Sau đó, bà được Hoàng đế phong thành Du tần. Tháng 11 cùng năm, Kha Lý Diệp Đặc thị được sắc phong thành Du phi.

Ngũ a ca Vĩnh Kỳ rất thông minh, văn võ song toàn, được Hoàng đế Càn Long yêu thương, thậm chí Hoàng đế còn muốn Ngũ a ca Vĩnh Kỳ kế thừa ngôi vị. Mẫu dĩ tử quý (phú quý của người mẹ dựa vào con cái), nhờ Ngũ a ca Vĩnh Kỳ mà cuộc sống của Du phi càng ổn định hơn.

Tuy nhiên, đến năm Càn Long thứ 30 (tức năm 1765), Ngũ a ca Vĩnh Kỳ mắc bệnh viêm xương tủy có mủ. Đây không phải là bệnh nan y nhưng với y học kém phát triển ngày xưa, tình trạng của Ngũ a ca Vĩnh Kỳ ngày càng nghiêm trọng hơn. Ba tháng sau khi Hoàng đế phong làm Hòa Thạc Vinh Thân vương thì Ngũ a ca Vĩnh Kỳ qua đời.

Du phi vì mất đi con trai duy nhất nên tinh thần suy sụp nặng nề. Sẽ không quá lời khi nói Ngũ a ca Vĩnh Kỳ chính là trụ cột chống đỡ cho cuộc đời của Du phi. Không có Ngũ a ca Vĩnh Kỳ, phần đời còn lại của Du phi đã định sẵn sẽ chìm vào bóng tối. Du phi đã dành nửa sau cuộc đời trong nỗi cô đơn và ký ức về Ngũ a ca Vĩnh Kỳ. Trong khoảng thời gian đó, Hoàng đế Càn Long cũng không quan tâm đến bà.

Ngoài Uyển Quý phi Trần thị thì Du phi hầu hạ Hoàng đế Càn Long ở Tiềm để lâu nhất. Mặc dù không được sủng ái nhưng vị trí của bà tương đối vững chắc. Sau khi Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy thị và Khánh Quý phi Lục thị lần lượt qua đời, địa vị của bà trong hậu cung được xem là đứng đầu chúng phi cho tới khi mất.

Bi mat ve phi tan bi Hoang de Can Long lang quen hon nua doi nguoi-Hinh-3

Nhân vật Du Quý phi trong phim Hậu cung Như Ý truyện.

Du phi sống rất thọ, mất ở tuổi 78 (năm 1792). Sau khi bà mất, nghĩ đến chuyện bà đã hạ sinh Ngũ a ca Vĩnh Kỳ và tình nghĩa hơn 60 năm bên cạnh mình, Hoàng đế Càn Long đã nâng bà thành Quý phi.

Năm Càn Long thứ 58 (tức năm 1793), Du Quý phi được an táng tại Dư lăng Phi viên tẩm.

 

Du Quý phi ở cạnh Càn Long Đế sau khi lên ngôi hơn 50 năm nhưng không thực sự được sủng ái. Việc phong được tước Phi chủ yếu là do Càn Long Đế yêu thương Ngũ a ca Vĩnh Kỳ chứ không phải thực sự do sủng ái bà.

Cháu nội Càn Long thực hành tiết kiệm

Nếu Càn Long là nhân vật có lối sống xa xỉ bậc nhất Thanh triều thì cháu trai của ông lại hà tiện đến mức nhiều lần đẩy Thanh triều vào cảnh điêu đứng.

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Hoàng đế thường được ví như người ngồi trên vinh hoa phú quý của cả thiên hạ.

Chính vì vậy, số lượng những ông vua coi trọng việc tiết kiệm không nhiều, mà trên phương diện này, Đạo Quang Hoàng đế của Thanh triều lại được xếp ở vị trí số một.

Tin mới