Hoàng đế tàn bạo triều Lưu Tống sát hại đệ đệ 9 tuổi là ai?

Trong xã hội phong kiến cổ đại, huynh đệ hoàng tộc đều bất chấp ruột thịt mà ra tay tranh đoạt quyền lực.

Trong xã hội phong kiến cổ đại, rất nhiều người ghen tị với cuộc sống của Hoàng đế, không chỉ có quyền lực tối cao mà còn hưởng mọi vinh hoa phú quý vô hạn. Chính vì vậy, trong thời kỳ Tam Quốc loạn lạc đã xuất hiện cục diện quần hùng trục lộc (các anh hùng khắp nơi đều muốn trở thành vua Trung Nguyên). Tất nhiên, không chỉ trong thời loạn thế mà tại nhiều vương triều, huynh đệ hoàng tộc đều bất chấp ruột thịt mà ra tay tranh đoạt quyền lực. 

Một trong những sự kiện tranh đấu quyền lực nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa là sự Biến Huyền Vũ Môn. Ở giai đoạn Nam - Bắc triều, Lưu Tống vương triều có một Hoàng đế là Lưu Tuấn, lúc trẻ rất thông minh lại dũng mãnh thiện chiến, có thể nói là văn võ song toàn. 

Năm 453 sau Công nguyên, sau khi Thái tử Lưu Thiệu giết vua, Lưu Tuấn đích thân dẫn đại quân thảo phạt. Lưu Tuấn nhanh chóng đã đánh bại lực lượng của Lưu Thiệu và cướp lấy hoàng vị. Ông lấy niên hiệu là Hiếu Kiến, lịch sử gọi là Tống Hiếu Vũ Đế, là vị Hoàng đế thứ 5 của Nam Triều Lưu Tống. 

Sau khi lên ngôi, Lưu Tuấn đã rước biểu muội Ân Thục Nhi mà ông yêu thích nhập cung, vô cùng sủng hạnh. Ân Thục Nghi vì Lưu Tuấn hạ sinh Bát Hoàng tử Lưu Tử Loan. Trong hoàng tộc thường có tình trạng mẫu dĩ tử quý (phú quý của người mẹ dựa vào con cái) nhưng với Lưu Tử Loan thì lại là tử bằng mẫu quý (con cái dựa vào người mẹ). Bởi vì sinh mẫu (mẹ ruột) được sủng và bản chất thông minh, Lưu Tử Loan được vua cha Lưu Tuấn ưu ái, được phong Tương Dương Vương (sau này phong thành An Dương Vương) khi vừa tròn 5 tuổi. 

Sau cùng, Hoàng đế có ý muốn lập Bát Hoàng tử Lưu Tử Loan làm Thái tử nhưng vấp phải sự phản đối của rất nhiều đại thần. Vì vậy, các Hoàng tử khác hầu như đều ghét Lưu Tử Loan.  

Vào thời điểm đó, Hiếu Vũ Đế có một trưởng tử là Lưu Tử Nghiệp. Thời cổ đại, đa phần vị trí Thái tử đều "mặc định" thuộc về trưởng tử. Vì lẽ đó, Lưu Tử Nghiệp nghiễm nhiên trở thành Thái tử. Nhưng với tình hình Hoàng đế có ý định để Lưu Tử Loan thay thế vị trí trữ quân, Lưu Tử Nghiệp càng căm hận đối phương, tự hứa với bản thân nếu một ngày được lên ngôi, hắn sẽ "xử lý" Lưu Tử Loan.

Hoang de tan bao trieu Luu Tong sat hai de de 9 tuoi la ai?

Hai năm sau, Hoàng đế đột ngột băng hà, Lưu Tử Nghiệp chính thức bước lên vị trí cửu ngũ chí tôn, lấy niên hiệu là Vĩnh Quang, trở thành Lưu Tống Tiền Phế Đế. Trong lịch sử, Lưu Tử Nghiệp chỉ trị vì trong 1 thời gian ngắn, là một Hoàng đế có tính cách tàn bạo và bốc đồng. 

Mối thù xưa vẫn âm ỉ trong lòng khiến hắn quyết định xử tử đệ đệ Lưu Tử Loan của mình. Năm đó, Bát Hoàng tử 9 tuổi. Thái tử vừa lên ngôi, điều quan trọng đầu tiên là phải loại trừ mọi mối đe dọa tiềm ẩn. Với Lưu Tử Nghiệp, Lưu Tử Loan mà sự đe dọa lớn nhất. 

Lưu Tử Loan đáng thương trước khi chết đã nói một câu: "Mong kiếp sau không đầu thai vào nhà Đế vương". Câu nói này đã được người đời ghi nhớ và lưu truyền đến hiện nay. Thậm chí Lưu Tử Nghiệp còn đào mồ sinh mẫu của Lưu Tử Loan lấy xương cốt vứt nơi hoang dã. 

Hoàng đế Trung Hoa tàn bạo, giết họ hàng đoạt con nối dõi

Tống Minh Đế Lưu Úc (439-472), hoàng đế thứ 11 triều Lưu Tống (420-479), là hoàng đế Trung Hoa duy nhất mượn giống sinh con trai.

Để có con nối dõi, Tống Minh Đế Lưu Úc - Hoàng đế Trung Hoa "mượn con" kẻ khác và giết hại người mẹ:
Theo GMW, Tống Minh Đế Lưu Úc không thể sinh con trai, đành để người phụ nữ mình yêu thương đi mượn giống. Đối với khoa học kỹ thuật ngày nay, "mượn giống" là thụ tinh nhân tạo để tránh tiếp xúc về thể xác nam nữ. Tuy nhiên, Lưu Úc lại sống vào thời Nam Bắc Triều cách đây hơn 1.500 năm trước, chưa hề có kỹ thuật này mà vẫn cần nam nữ quan hệ tình dục để sinh con. Vì thế, việc ông chấp nhận mượn giống quả thật không hề dễ dàng. Lưu Úc có nhiều thê thiếp, nhưng chỉ có nguyên phi Vương Thị là sinh được hai công chúa. Điều này khiến vua vô cùng lo lắng. Để có người kế vị, Lưu Úc đành quyết định để phi tử Trần Diệu Đăng mượn giống sinh con trai. Sau khi sàng lọc kỹ càng, Lưu Úc quyết định chọn Lý Đạo Nhi, người vốn có quan hệ khá tốt với vua. Vua cho rằng như vậy sẽ không lo bí mật mượn giống của mình truyền ra ngoài. Hơn nữa, Lý Đạo Nhi vốn là thầy giáo của Lưu Úc, sẽ đảm bảo tố chất tốt nhất cho đời sau.
Hoang de Trung Hoa tan bao, giet ho hang doat con noi doi
 Tranh phác họa Tống Minh Đế. Ảnh: Baike.
Sử sách Trung Quốc ghi chép về việc mượn giống sinh con trai của Lưu Úc không giống nhau. Theo "Tống thư", ban đầu Lưu Úc rất thích Trần Diệu Đăng nhưng một thời gian sau thì chán. Trần Diệu Đăng không gặp được vua, bèn chủ động muốn lấy Lý Đạo Nhi và được Lưu Úc phê chuẩn. Tuy nhiên, sau đó lâu ngày không gặp Trần Diệu Đăng, vua bèn thương nhớ đón bà vào cung. Không lâu sau thì bà sinh được một cậu con trai. Tuy nhiên, nhiều người không tin vào "Tống thư", cho rằng đó là chuyện hoang đường. Theo sử sách đời sau của nhà Tống, trong "Tư trị thông giám" của nhà sử học kiêm thừa tướng Tư Mã Quang (1019-1086), Lưu Úc đã tính toán từ trước, cố ý tặng Trần Diệu Đăng cho Lý Đạo Nhi, sau đó chờ bà có thai mới đón về cung. Lưu Úc sau khi có một hoàng tử vẫn cảm thấy chưa đủ. Tuy nhiên, do bản thân có vấn đề, mà không thể lại mượn giống của đại thần, Lưu Úc đã nghĩ ra một cách vô cùng tàn nhẫn. Vua bí mật cử người điều tra xem thê thiếp của các vương gia người nào đang mang thai, sau đó đưa vào cung chờ ngày sinh nở. Nếu người đó sinh được con trai, vua lập tức hạ lệnh giết mẹ, để lại con, đưa cho phi tần của mình nuôi nấng. Cứ như vậy, vua Lưu Úc có tất cả 12 người con trai, tất cả đều không phải là con ruột. Một trong những người con trai mà vua mượn giống đó có tên là Lưu Dục, sau này được vua chọn làm người kế vị. Hoàng đế Lưu Dục tính tình tàn bạo, làm mất hết lòng dân, cuối cùng bị kẻ khác giết chết.

Choáng ngất công chúa lẳng lơ nhất TQ: Có 30 chồng, “thậm thụt” cả em trai

(Kiến Thức) - Hoàng đế có tam cung lục viện là điều rất bình thường trong lịch sử nhưng công chúa có tới 30 người chồng, quan hệ mờ ám với cả em trai quả là điều hiếm có.

Choang ngat cong chua lang lo nhat TQ: Co 30 chong,

Chúng ta đều biết Hoàng đế có tam cung lục viện với hàng nghìn cung tần mỹ nữ, nhưng trong lịch sử trung Hoa có một nàng công chúa có đến hơn 30 vị phò mã. Đó chính là công chúa Sơn Âm của vương triều Lưu Tống. Ảnh: image.baidu.com. 

Tin mới