Hoang mang dàn vũ khí Iran đối phó B-52, Tomahawk

Hoang mang dàn vũ khí Iran đối phó B-52, Tomahawk

(Kiến Thức) - Ngoài siêu tên lửa S-300PMU2, phòng không Iran còn có trong tay một số tên lửa hệ cũ của Liên Xô và các loại vũ khí chống máy bay – tên lửa do nước này tự chế tạo. 

Xem toàn bộ ảnh
Tình hình Iran – Mỹ trong những ngày qua tiếp tục nổi lên nhiều dấu hiệu căng thẳng Mỹ, Washington vẫn liên tục triển khai thêm vũ khí tới vùng Vịnh bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược B-52 và tên lửa hành trình Tomahawk. Những loại vũ khí luôn được dùng để mở đầu các cuộc không kích sấm sét của Mỹ trong nhiều năm trở lại đây. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tình hình Iran – Mỹ trong những ngày qua tiếp tục nổi lên nhiều dấu hiệu căng thẳng Mỹ, Washington vẫn liên tục triển khai thêm vũ khí tới vùng Vịnh bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược B-52 và tên lửa hành trình Tomahawk. Những loại vũ khí luôn được dùng để mở đầu các cuộc không kích sấm sét của Mỹ trong nhiều năm trở lại đây. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy vẫn chưa có gì chắc chắn về một cuộc xung đột, thế nhưng ngay lúc này người ta đang chăm chú tìm hiểu xem liệu Iran đã có trong tay những gì để có thể đối phó một cuộc không kích từ Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy vẫn chưa có gì chắc chắn về một cuộc xung đột, thế nhưng ngay lúc này người ta đang chăm chú tìm hiểu xem liệu Iran đã có trong tay những gì để có thể đối phó một cuộc không kích từ Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thực tế quân đội Iran có khá nhiều các loại vũ khí phòng không đủ cỡ từ ngắn tới siêu xa. Trong đó, nổi bật lên là các hệ thống phòng không tự hành S-300PMU2 và S-200 do Nga và Liên Xô (cũ) sản xuất. Nguồn ảnh: YouTube
Thực tế quân đội Iran có khá nhiều các loại vũ khí phòng không đủ cỡ từ ngắn tới siêu xa. Trong đó, nổi bật lên là các hệ thống phòng không tự hành S-300PMU2 và S-200 do Nga và Liên Xô (cũ) sản xuất. Nguồn ảnh: YouTube
S-300PMU2 (tầm bắn 200km) hoàn toàn đủ sức hạ gục không chỉ B-52 mà cả B-2, Tomahawk. Tuy nhiên số lượng của nó trong Quân đội Iran khá hạn chế, nên có lẽ nó chỉ nên dành cho mục tiêu chiến lược của Mỹ. Nguồn ảnh: The Iran Project
S-300PMU2 (tầm bắn 200km) hoàn toàn đủ sức hạ gục không chỉ B-52 mà cả B-2, Tomahawk. Tuy nhiên số lượng của nó trong Quân đội Iran khá hạn chế, nên có lẽ nó chỉ nên dành cho mục tiêu chiến lược của Mỹ. Nguồn ảnh: The Iran Project
Một sự bổ sung cùng S-300PMU2 trong tác chiến tầm siêu xa và cao là 10 tiểu đoàn S-200 do Liên Xô (cũ) sản xuất. Theo các nguồn tin, Iran đã tự nâng cấp S-200 với nhiều thành phần mới, cải thiện khả năng chiến đấu và đã được Nga xác nhận là “tuyệt vời”. Nguồn ảnh: Army Recognition
Một sự bổ sung cùng S-300PMU2 trong tác chiến tầm siêu xa và cao là 10 tiểu đoàn S-200 do Liên Xô (cũ) sản xuất. Theo các nguồn tin, Iran đã tự nâng cấp S-200 với nhiều thành phần mới, cải thiện khả năng chiến đấu và đã được Nga xác nhận là “tuyệt vời”. Nguồn ảnh: Army Recognition
S-200 có tầm bắn từ 200-300km, độ cao tác chiến tới 40km thừa sức “thịt” B-52, B-2. Tuy nhiên, nó lại không thể đánh chặn Tomahawk và tồn tại nhược điểm lớn là không thể cơ động nhanh. Nguồn ảnh: The National
S-200 có tầm bắn từ 200-300km, độ cao tác chiến tới 40km thừa sức “thịt” B-52, B-2. Tuy nhiên, nó lại không thể đánh chặn Tomahawk và tồn tại nhược điểm lớn là không thể cơ động nhanh. Nguồn ảnh: The National
Phần còn lại của phòng không Iran là các hệ thống tên lửa – pháo cao xạ do họ tự sản xuất. Nổi bật lên là loại Bavar 373 do Iran tự phát triển học hỏi theo tổ hợp S-300 của Nga. Nguồn ảnh: ISNA News Agency
Phần còn lại của phòng không Iran là các hệ thống tên lửa – pháo cao xạ do họ tự sản xuất. Nổi bật lên là loại Bavar 373 do Iran tự phát triển học hỏi theo tổ hợp S-300 của Nga. Nguồn ảnh: ISNA News Agency
Dẫu vậy, một “vấn nạn” của vũ khí phòng không Iran là không thể xác định nổi khả năng thực sự của tên lửa hay pháo. Mọi thông tin chỉ qua những lời quảng cáo của giới tướng lĩnh Tehran mà thôi. Cho nên, hiện không thể nào có thể đánh giá việc liệu Bavar-373 có khả năng ngang ngửa S-300 hay chỉ là “thùng rỗng kêu to”. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dẫu vậy, một “vấn nạn” của vũ khí phòng không Iran là không thể xác định nổi khả năng thực sự của tên lửa hay pháo. Mọi thông tin chỉ qua những lời quảng cáo của giới tướng lĩnh Tehran mà thôi. Cho nên, hiện không thể nào có thể đánh giá việc liệu Bavar-373 có khả năng ngang ngửa S-300 hay chỉ là “thùng rỗng kêu to”. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tình trạng này xảy ra với phần lớn các loại vũ khí phòng không “hiện đại” do Iran chế tạo. Trong ảnh là hệ thống phòng không tự hành Raad được tuyên bố có thể bắn hạ tên lửa hành trình kiểu Tomahawk, các máy bay chiến thuật nhanh nhẹn như F/A-18, F-16 với tầm bắn 50-75km, độ cao tác xạ từ 25-27km. Nguồn trên ảnh
Tình trạng này xảy ra với phần lớn các loại vũ khí phòng không “hiện đại” do Iran chế tạo. Trong ảnh là hệ thống phòng không tự hành Raad được tuyên bố có thể bắn hạ tên lửa hành trình kiểu Tomahawk, các máy bay chiến thuật nhanh nhẹn như F/A-18, F-16 với tầm bắn 50-75km, độ cao tác xạ từ 25-27km. Nguồn trên ảnh
Tên lửa phòng không tầm cao, cự ly trung bình Sayyad 2 đạt tầm bắn 100-120km, độ cao tác xạ tới 27km. Tên lửa được cải tiến từ tên lửa hải đối không RIM-66 của Mỹ. Nguồn trên ảnh
Tên lửa phòng không tầm cao, cự ly trung bình Sayyad 2 đạt tầm bắn 100-120km, độ cao tác xạ tới 27km. Tên lửa được cải tiến từ tên lửa hải đối không RIM-66 của Mỹ. Nguồn trên ảnh
Tên lửa phòng không tầm thấp Shahab Thaqeb "sao chép" mẫu HQ-7 của Trung Quốc, tầm bắn ước đạt 10km. Nguồn trên ảnh
Tên lửa phòng không tầm thấp Shahab Thaqeb "sao chép" mẫu HQ-7 của Trung Quốc, tầm bắn ước đạt 10km. Nguồn trên ảnh
Tên lửa phòng không cơ động tầm thấp Herz-9 có tầm bắn 8-12km. Các tướng lĩnh Iran quảng cáo hệ thống sử dụng công nghệ phần cứng - phần mềm tiên tiến nhất thế giới. Nguồn ảnh: Army Recognition
Tên lửa phòng không cơ động tầm thấp Herz-9 có tầm bắn 8-12km. Các tướng lĩnh Iran quảng cáo hệ thống sử dụng công nghệ phần cứng - phần mềm tiên tiến nhất thế giới. Nguồn ảnh: Army Recognition
Ngoài tên lửa, Iran cũng tạo ra một loạt mẫu pháo phòng không có khả năng bắn nhanh nhưng như thường lệ người ta không thể đánh giá được liệu chúng có đánh nổi không. Trong ảnh là tổ hợp phòng không bắn nhanh chuyên dùng đối phó tên lửa hành trình Asefeh với khẩu pháo 3 nòng 23mm có tốc độ bắn 900 phát/phút. Nguồn trên ảnh
Ngoài tên lửa, Iran cũng tạo ra một loạt mẫu pháo phòng không có khả năng bắn nhanh nhưng như thường lệ người ta không thể đánh giá được liệu chúng có đánh nổi không. Trong ảnh là tổ hợp phòng không bắn nhanh chuyên dùng đối phó tên lửa hành trình Asefeh với khẩu pháo 3 nòng 23mm có tốc độ bắn 900 phát/phút. Nguồn trên ảnh
Trong ảnh là hệ thống pháo phòng không hai nòng 35mm Samavat do Iran chế tạo theo kiểu Oerlikon 35mm của Thụy Điển. Nguồn ảnh: Uskowi on Iran
Trong ảnh là hệ thống pháo phòng không hai nòng 35mm Samavat do Iran chế tạo theo kiểu Oerlikon 35mm của Thụy Điển. Nguồn ảnh: Uskowi on Iran
Tổ hợp pháo phòng không Mesbah 1 chuyên dùng để tiêu diệt tên lửa hành trình với tốc độ bắn 4.000 phát/phút. Thực ra nó là sự kết hợp của 4 khẩu pháo ZU-23-2 của Liên Xô, tầm bắn hiệu quả 2,5km. Nguồn trên ảnh
Tổ hợp pháo phòng không Mesbah 1 chuyên dùng để tiêu diệt tên lửa hành trình với tốc độ bắn 4.000 phát/phút. Thực ra nó là sự kết hợp của 4 khẩu pháo ZU-23-2 của Liên Xô, tầm bắn hiệu quả 2,5km. Nguồn trên ảnh
Vũ khí Iran năm 2019. Nguồn: youtube

GALLERY MỚI NHẤT