Hoang tàn chốn ăn chơi một thời của vua Bảo Đại

Từng được xem là nơi nghỉ dưỡng của vua, hoàng hậu và các quan thời Bảo Đại, thế nhưng sau gần chục năm đóng cửa để triển khai khu nghỉ dưỡng cao cấp; khu du lịch Bảo Đại hiện chỉ là một công trường bị băm nát, nham nhở.

Hoang tàn chốn ăn chơi một thời của vua Bảo Đại
Khu di tích Bảo Đại hay thường được gọi Lầu Bảo Đại là nơi vị vua cuối cùng triều Nguyễn cùng hoàng hậu từng sử dụng làm nơi ở, nghỉ dưỡng khi vi hành phương Nam.
Năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đóng cửa khu di tích để triển khai dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại. Đơn vị quản lý dự án là Tổng công ty Khánh Việt liên kết với Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô thành lập Công ty cổ phần Đầu tư Khánh Hà để triển khai dự án.
Hoang tan chon an choi mot thoi cua vua Bao Dai
Một góc khu di tích bị băm nát. 
Khi giao dự án này, UBND tỉnh mong muốn nơi đây được xây dựng thành một khu nghỉ dưỡng hiện đại, thân thiện với môi trường nhưng không gây ảnh hưởng đến cảnh quan lịch sử. Các biệt thự cổ sẽ được cải tạo, gìn giữ và bảo tồn để du khách có thể tham quan.
Tuy nhiên khi triển khai, dự án này đã lộ ra hàng loạt sai phạm. Cụ thể, chủ đầu tư đã xây khách sạn 5 tầng với 108 phòng; dựng lên 36 căn biệt thự cao cấp… với mật độ xây dựng dày đặc, phá vỡ kiến trúc quần thể khu du lịch Bảo Đại. UBND tỉnh Khánh Hòa buộc chủ đầu tư phải dừng dự án để điều chỉnh cho phù hợp.
Ông Biện Văn Hòa – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Khánh Hà cho biết, dự án chính thức khởi công vào tháng 8/2014 và dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành khai thác cuối năm 2017. Mặc dù vậy, sau gần chục năm được phê duyệt, hiện tại khu nghỉ dưỡng cao cấp này vẫn chưa thể thực hiện được.
Hiện quần thể khu du lịch Bảo Đại bị băm nát; 5 khu biệt thự cổ xuống cấp hoàn toàn; đồi núi bị cào xới nham nhở, sắt thép ngổn ngang… Thậm chí, trục cẩu vẫn còn được giữ nguyên trên mái các khu biệt thự.
Hoang tan chon an choi mot thoi cua vua Bao Dai-Hinh-2
Trục cẩu vẫn còn giữ nguyên trên mái ở các khu biệt thự. 
Trước sự biến dạng của khu di tích Bảo Đại, ông Nguyễn Khắc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Khánh Hòa, cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho Sở và Công ty Khánh Hà sớm sửa chữa để đón khách tham quan vào tháng 4/2019. Thế nhưng do thời gian quá gấp nên chỉ kịp sơn sửa 2 trong 5 căn biệt thự cổ.
Đáng chú ý, dù dự định mở cửa đón khách nhưng khu di tích Bảo Đại lại không có hiện vật gì đáng kể để khách tham quan. Hiện tại, 5 căn biệt thự chỉ còn 42 hiện vật, chủ yếu là bàn ghế, giường tủ. Trong đó 70% hiện vật là phục dựng lại; chỉ có 10 hiện vật còn lại có từ thế kỷ 20.
Hoang tan chon an choi mot thoi cua vua Bao Dai-Hinh-3
Khu di tích đang bị xuống cấp. 
“Tới đây, Sở Văn hóa - Thể thao Khánh Hòa sẽ thuê đơn vị thiết kế lại 5 căn biệt thự và cảnh quan xung quanh. Trên cơ sở thiết kế được duyệt sẽ tiến hành thi công, sửa chữa rồi mới trưng bày. Hiện giờ tạm thời mở cửa để ngắm cảnh quan”, ông Hà thông tin.
Nói thêm về vấn đề này, ông Lê Xuân Thân – Phó chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa cho rằng dự án Bảo Đại giờ mở cửa để chủ yếu trồng cây, tạo cảnh quan bên ngoài, bởi khách đến chỉ ngắm đồi Cảnh Long, ngắm biển là chính. Mục tiêu của tỉnh là tránh tình trạng bịt bùng như trước, để người dân không phản ứng.
Trong khi đó, đề cập đến tiến độ thực hiện dự án, đại diện Công ty cổ phần Khánh Hà cho rằng, song song với việc mở cửa trở lại khu du lịch Bảo Đại, chủ đầu tư này sẽ trình phương án xây dựng mới, để UBND tỉnh xem xét quyết định. Công ty sẽ thực hiện xây dựng theo phương án tỉnh phê duyệt.

Thăm dinh thự lộng lẫy của vua Bảo Đại tại Đà Lạt

Dinh thự của vua Bảo Đại tại Đà Lạt vô cùng sang trọng, xa hoa, có đường hầm bí mật, bãi đậu trực thăng... và nằm giữa khu rừng thông bạt ngàn.

Thăm dinh thự lộng lẫy của vua Bảo Đại tại Đà Lạt
Tham dinh thu long lay cua vua Bao Dai tai Da Lat
Toạ lạc trên độ cao 1.550 m, có rừng thông bao quanh, King Palace 1 (còn được biết đến với tên gọi Dinh 1) được một triệu phú người Pháp tên là Robert Clément Bourgery xây năm 1929. Sau đó, vua Bảo Đại mua lại và biến thành tổng hành dinh của mình trong thời gian ông làm quốc trưởng (1949 - 1955). 

Thăm biệt điện mùa hè của Vua Bảo Đại ở Đà Lạt

Biệt điện mùa hè của vua Bảo Đại là một công trình có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc và lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử.

Thăm biệt điện mùa hè của Vua Bảo Đại ở Đà Lạt
Biệt điện mùa hè của vua Bảo Đại nằm trên một ngọn đồi trong rừng Ái Ân đầy thơ mộng, thuộc thành phố Đà Lạt, thủ phủ tỉnh Lâm Đồng, trung tâm của miền đất Tây Nguyên Việt Nam. Đây là nơi sinh sống và làm việc của vua Bảo Đại và gia đình trong giai đoạn từ 1938-1954.
Biệt điện mùa hè của vua Bảo Đại nằm trên một ngọn đồi trong rừng Ái Ân đầy thơ mộng, thuộc thành phố Đà Lạt, thủ phủ tỉnh Lâm Đồng, trung tâm của miền đất Tây Nguyên Việt Nam. Đây là nơi sinh sống và làm việc của vua Bảo Đại và gia đình trong giai đoạn từ 1938-1954. 

Đồng hồ Rolex Vua Bảo Đại đắt bậc nhất thế giới

Chiếc đồng hồ Rolex Reference 6062 của vua Bảo Đại sẽ được mang ra bán đấu giá vào phiên cuối tuần. 

Đồng hồ Rolex Vua Bảo Đại đắt bậc nhất thế giới
Chiếc đồng hồ Rolex Reference 6062 của vua Bảo Đại sẽ được mang ra bán đấu giá vào phiên cuối tuần. Các nhà sưu tập kỳ vọng, chiếc đồng hồ này sẽ sẽ trở thành chiếc Rolex đắt nhất từng được mang ra đấu giá.
Mức giá dự kiến có thể vượt qua con số 2,5 triệu USD, mức kỷ lục của chiếc đồng hồ Rolex Reference 4113 Split-Second Chronograph đã đạt được trong năm ngoái. Đồng hồ này ước tính có mức giá thấp là 1,5 triệu USD, đây sẽ là chiếc Rolex đắt thứ 3 được bán đấu giá.

Tin mới