Hoàng Thái tử Nhật Bản thăm bảo tàng Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Ngày 23/9, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino đã tới tham quan Bảo tàng Sinh học - nơi lưu giữ hai hiện vật là cá bống trắng và gà Onagadori do Hoàng gia Nhật Bản tặng.
Mai Loan
Cá bống trắng do Thái tử Akihito (nay là Thượng hoàng) đã gửi tặng Bảo tàng vào năm 1976. Còn gà Onagadori thuộc giống gà quý ở Nhật Bản là quà tặng của Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino ngày 17/8/2012.
Giống như Thượng Hoàng và Thượng Hoàng hậu, Hoàng Thái tử Akishino rất say mê tìm hiểu, nghiên cứu khoa học, đặc biệt là sinh học. Hoàng Thái tử Akishino là một người cẩn thận, chỉn chu. Việc gì ông cũng làm rất chu đáo, vẹn toàn.
Hoàng Thái tử Akishino (ngoài cùng bìa trái) xem tiêu bản cá bống. Ảnh: HUS.
Với niềm đam mê sinh vật học, từ những nghiên cứu của mình, Hoàng Thái tử chú ý hơn tới các quốc gia ở Đông Nam Á, nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phong phú về thực vật và động vật. Ông tham gia và trở thành thành viên của nhiều hiệp hội liên quan đến động vật và là nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Đại học thuộc Đại học Tokyo.
Hoàng Thái tử Akishino chiêm ngưỡng mẫu đồng chuẩn (paratype) của loài Cá bống cát trắng do Thượng hoàng Akihito tặng Bảo tàng năm 1976. Hoàng Thái tử cảm ơn ĐHQGHN đã gìn giữ rất tốt mẫu vật này trong gần 50 năm qua.
Tiêu bản cá bống trắng do Nhật hoàng gửi tặng Bảo tàng Sinh học từ năm 1976. Ảnh: VNU.
Bên cạnh những mẫu hiện vật do Hoàng gia Nhật Bản tặng, Hoàng Thái tử Akishino còn quan tâm đến nhiều mẫu hiện vật khác tại bảo tàng, tìm hiểu về số lượng các loài động thực vật được trưng bày, nhất là những loài quý hiếm và sự tồn tại của các loài này trên thế giới hiện nay.
Hoàng Thái tử Nhật Bản xem các mẫu vật khác của bảo tàng. Ảnh: HUS.
Bảo tàng Sinh học thành lập năm 1926, là bảo tàng sinh học đầu tiên ở Đông Dương và Việt Nam. Đây là nơi lưu trữ, bảo tồn hàng trăm nghìn vật mẫu động vật, thực vật của Việt Nam được sưu tầm từ cuối thế kỷ 19 đến nay, trong đó có cả vật mẫu của các vùng địa lý khác nhau trên thế giới do nguyên thủ quốc gia, các nhà khoa học và bảo tàng nước ngoài tặng.
Trước đó, chiều 22/9, Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino cùng Công nương Kiko đã đến thăm Trường ĐH Việt Nhật, ĐHQGHN và giao lưu với giảng viên, học viên và sinh viên.
Mời quý độc giả xem video: "Hoàng Thái tử Nhật Bản thăm bảo tàng sinh học". Nguồn: Truyền hình Thông tấn.
Chuyện về nhà cổ sinh vật học nữ đầu tiên trong lịch sử
(Kiến Thức) - Mary Anning được biết đến là nhà cổ sinh vật học nữ đầu tiên trong lịch sử. Bà có nhiều khám phá quan trọng nhưng do giới tính và địa vị xã hội nên không được người dân thời đó công nhận.
Sinh năm 1799 tại thị trấn Lyme Regis, Anh, Mary Anning là con của cặp vợ chồng Richard và Molly Anning. Bà là nhà cổ sinh vật học nữ đầu tiên trong lịch sử.
11 con cá tầm đột ngột chết hàng loạt trên sông Nechako (Canada) chỉ trong vài ngày, khiến các nhà khoa học bối rối và kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng.
Khi phát hiện xác cá tầm đầu tiên trên sông Nechako, tỉnh Bristish Columbia, vào đầu tháng 9, Nikolaus Gantner và 2 đồng nghiệp đã nhanh chóng lên một chiếc thuyền, vượt dòng chảy siết để điều tra hiện tượng nghiệt ngã này, theo Guardian.
Nhiều ngày sau, họ phát hiện xác của 10 con cá tầm khác trôi dọc theo một đoạn sông dài 100 km ở miền Tây Canada.
Người Việt thứ 2 giành giải thưởng Toán học sau giáo sư Ngô Bảo Châu
Sau giáo sư Ngô Bảo Châu, Phạm Tuấn Huy đã nhận giải thưởng Toán học Clay - giải thưởng Toán học danh giá nhất nước Mỹ.
Ngày 27/1, Viện Toán học Clay (CMI), Mỹ, đã công bố trao giải nghiên cứu Clay (Clay Research Fellowships) cho 2 nhà khoa học là Paul Minter và Phạm Tuấn Huy.
Phạm Tuấn Huy, sinh năm 1996, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ năm thứ 4 tại khoa Toán, Đại học Stanford. Tuấn Huy đã công bố 28 bài báo trên các tạp chí quốc tế về Toán học tập trung vào đề tài nghiên cứu xác suất, lý thuyết Khoa học máy tính.