Hoàng Thành sẽ ra sao vào năm 2020?

Hiện tại, du khách chỉ có thể tưởng tượng Hoàng Thành qua một số hố khảo cổ, một số ít di tích còn lại như Điện Kính Thiên, Bắc Môn...

“Cố gắng từ đây đến 2020, chúng ta tập trung phục dựng để khách tham quan có thể nhìn thấy di sản Hoàng Thành, chứ không mang tính tưởng tượng như hiện nay”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh phát biểu sáng 25/7.
Phối cảnh Đoan Môn trong bản quy hoạch Hoàng Thành đến 2020. Ảnh: H.Nguyên.
Phối cảnh Đoan Môn trong bản quy hoạch Hoàng Thành đến 2020. Ảnh: H.Nguyên. 

Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) đã trình bày bản đề án Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội tỷ lệ 1/500, tại cuộc họp thường kỳ sáng 25/7, do Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo chủ trì. Bản quy hoạch hình thành sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long tháng 11/2012.

Hiện tại, du khách chỉ có thể tưởng tượng Hoàng Thành qua một số hố khảo cổ, một số ít di tích còn lại như Điện Kính Thiên, Bắc Môn... Cho nên lãnh đạo thành phố đề nghị, quy hoạch chi tiết phải làm sao vừa bảo tồn, phát huy giá trị di sản và có thể dựng lên hình ảnh Hoàng Thành rõ nét hơn trong tương lai.

Về cơ bản, đề án trình bày trước UBND sáng 25/7 tập trung tôn tạo những kiến trúc cổ vốn là điểm nhấn của Hoàng Thành: Cột Cờ, Bắc Môn, Hậu Lâu sẽ được xử lý bớt rêu mốc, tu bổ những phần gạch đã bị mòn, sứt bằng vật liệu có màu sắc tương đương nguyên trạng. Riêng phần đất dưới thềm rồng gần điện Kính Thiên sẽ được khai lộ thêm để người xem thấy được phần đuôi rồng hiện bị lấp. Trong tương lai, các nhà quy hoạch cũng có hướng phục dựng hai cầu thang lên Bắc Môn-hiện nay được làm tạm bằng cầu thang sắt.

Một phần các công trình phụ, kiến trúc Pháp kém tiêu biểu được đề xuất hạ giải, trả lại không gian cho di tích. UNESCO đã đồng ý cho di chuyển vị trí của Cục tác chiến trong khu vực di sản. Trước ý kiến nhấn mạnh của lãnh đạo thành phố về phục chế Điện Kính Thiên, bên lập đề án cũng nhất trí, nhưng phải chờ trong tương lai khi đủ cơ sở mới có thể tiến hành. Khu vực sân trước Đoan Môn hiện nay sẽ được trồng thêm cây xanh, và có chức năng như một quảng trường lịch sử tại Hoàng Thành Thăng Long-nơi tổ chức các sự kiện lớn của thành phố.

Theo yêu cầu đặt ra cho đề án, 2 khu vực rộng khoảng hơn 18.000 m2 của Hoàng Thành bị chia cắt bởi đường Hoàng Diệu, cần được quy hoạch để trở thành một tổng thể thống nhất, đồng thời kết nối về không gian với Nhà Quốc hội. Theo đề án, để nối 2 cụm di tích, một đường ngầm sẽ được xây dựng cắt ngang lòng đường Hoàng Diệu.

Trước ý kiến làm hầm ngầm nối Thành cổ với khu vực 18 Hoàng Diệu, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh nói: “Đường hầm chỉ giải quyết mỗi vấn đề qua lại, trong khi không gian chủ yếu của chúng ta là không gian nổi”. Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội cho rằng, phương án này khó khả thi, bởi làm hầm ngầm sẽ động đến nhiều lớp di tích dưới lòng đất. Lại có ý kiến đề xuất biến Hoàng Diệu thành phố đi bộ.

Đại diện Viện giải thích, sau khi quy hoạch tổng thể không gian, đường Hoàng Diệu đến 2030 vẫn là trục giao thông huyết mạch, nên ý tưởng trên khó khả thi. Thậm chí, trục đường Hoàng Diệu được khai thác với tần suất lớn phục vụ du lịch cho đến 2030. Trong khi chờ đợi, các nhà quy hoạch cũng đề xuất sẽ nghiên cứu để biến đoạn đường Điện Biên Phủ từ Cột Cờ ra quảng trường Ba Đình thành phố đi bộ. Lãnh đạo thành phố đề nghị đơn vị thiết kế nghiên cứu, bố trí giao thông, bãi đỗ xe gần đó với sức chứa đáp ứng nhu cầu của du khách.

“Thám hiểm” đường nước cổ khổng lồ dưới Hoàng thành Thăng Long

Những di tích phát lộ mới gây chú ý cho giới khoa học.
 Những di tích phát lộ mới gây chú ý cho giới khoa học. 
Phát lộ rất nhiều gạch vồ.
 Phát lộ rất nhiều gạch vồ. 

Đặc biệt các nhà khảo cổ đã làm phát lộ một đường nước rộng 2 m kéo dài từ đông sang tây.
 Đặc biệt các nhà khảo cổ đã làm phát lộ một đường nước rộng 2 m kéo dài từ đông sang tây. 
Các chuyên gia nghiên cứu ngay tại hố khai quật.
 Các chuyên gia nghiên cứu ngay tại hố khai quật. 
Nhiều cọc cừ đóng chắc chắn trong đường nước. Một số chuyên gia cho rằng giống điểm khai quật tại Hàn Quốc.
 Nhiều cọc cừ đóng chắc chắn trong đường nước. Một số chuyên gia cho rằng giống điểm khai quật tại Hàn Quốc. 

Nhiều cống thoát nước được khai quật.
 Nhiều cống thoát nước được khai quật. 
Có niên đại hàng trăm năm.
 Có niên đại hàng trăm năm. 

Hố khai quật sâu tới hơn 4 m, phát lộ nhiều tầng dấu tích qua nhiều thời kỳ lịch sử
 Hố khai quật sâu tới hơn 4 m, phát lộ nhiều tầng dấu tích qua nhiều thời kỳ lịch sử





Ngắm cổ vật ngàn tuổi của “Hoàng thành Yên Bái”

Khu “Hoàng thành Yên Bái” toạ lạc trên đỉnh đồi Hắc Y thuộc xã Tân Lĩnh - Lục Yên, cách thành phố Yên Bái 80 km. Các nhà nghiên cứu đều khẳng định đây là sự xuất hiện hiếm hoi của một tháp Trần sớm, nằm ở vùng biên giới nước Đại Việt xưa. Trong ảnh là một đầu phượng còn nguyên vẹn được khai quật tại khu di tích "Hoàng thành Yên Bái".
 Khu “Hoàng thành Yên Bái” toạ lạc trên đỉnh đồi Hắc Y thuộc xã Tân Lĩnh - Lục Yên, cách thành phố Yên Bái 80 km. Các nhà nghiên cứu đều khẳng định đây là sự xuất hiện hiếm hoi của một tháp Trần sớm, nằm ở vùng biên giới nước Đại Việt xưa. Trong ảnh là một đầu phượng còn nguyên vẹn được khai quật tại khu di tích "Hoàng thành Yên Bái".
Tháp có ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Chăm và ảnh hưởng của đạo Lão Trung Quốc trong kiến trúc Phật Giáo Việt Nam… Đây còn là tháp Trần duy nhất được phát hiện từ trước đến nay có dạng mái cong, là ngọn tháp duy nhất có bệ hoa sen trên một số tầng tháp và ở phần chân tháp, bên ngoài phần tường chịu lực là lớp bệ hoa văn đất nung viền quanh chân tháp.
 Tháp có ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Chăm và ảnh hưởng của đạo Lão Trung Quốc trong kiến trúc Phật Giáo Việt Nam… Đây còn là tháp Trần duy nhất được phát hiện từ trước đến nay có dạng mái cong, là ngọn tháp duy nhất có bệ hoa sen trên một số tầng tháp và ở phần chân tháp, bên ngoài phần tường chịu lực là lớp bệ hoa văn đất nung viền quanh chân tháp.
Hoa văn trang trí thân tháp khá dày đặc, phong phú về loại hình, kỹ thuật tạo văn hoa trong từng tầng tháp cả bệ thủy ba (bệ hoa văn sóng nước) cũng được cách điệu rất nhiều. Đặc biệt là hoa văn được tạo trên đất nung và cả những khối vật liệu đất nung rất lớn nhưng hoa văn rất tinh xảo. Sự ảnh hưởng của yếu tố Chăm được thể hiện rõ nhất là những lá đề hoa văn hình chim phượng trang trí trên tháp.
 Hoa văn trang trí thân tháp khá dày đặc, phong phú về loại hình, kỹ thuật tạo văn hoa trong từng tầng tháp cả bệ thủy ba (bệ hoa văn sóng nước) cũng được cách điệu rất nhiều. Đặc biệt là hoa văn được tạo trên đất nung và cả những khối vật liệu đất nung rất lớn nhưng hoa văn rất tinh xảo. Sự ảnh hưởng của yếu tố Chăm được thể hiện rõ nhất là những lá đề hoa văn hình chim phượng trang trí trên tháp.
Những lá đề này không chỉ khá giống nhau về hình thức, cách chế tác mà nó còn khá tương đồng về cách bài trí lá đề ở các tháp Chăm. Ảnh hưởng của đạo Lão thì cơ bản được thể hiện dạng hoa văn hình sừng bò vắt chéo nhau như chữ “X” hay hoa văn cúc dây thường được đạo Lão dùng rất phổ biến tượng trưng cho sự trường tồn.
 Những lá đề này không chỉ khá giống nhau về hình thức, cách chế tác mà nó còn khá tương đồng về cách bài trí lá đề ở các tháp Chăm. Ảnh hưởng của đạo Lão thì cơ bản được thể hiện dạng hoa văn hình sừng bò vắt chéo nhau như chữ “X” hay hoa văn cúc dây thường được đạo Lão dùng rất phổ biến tượng trưng cho sự trường tồn.
Hàng nghìn hiện vật được khai quật tại di tích Hắc Y. Những dấu tích còn lại được các nhà nghiên cứu cho rằng tháp nằm trong vùng Thu vật, là khu vực điền trang thái ấp của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật - người được triều đình giao nhiệm vụ trấn ải vùng biên cương phía Bắc nước Đại Việt, nên tác giả của công trình nghệ thuật kiến trúc Phật giáo độc đáo này rất có thể chính là của Trần Nhật Duật.
 Hàng nghìn hiện vật được khai quật tại di tích Hắc Y. Những dấu tích còn lại được các nhà nghiên cứu cho rằng tháp nằm trong vùng Thu vật, là khu vực điền trang thái ấp của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật - người được triều đình  giao nhiệm vụ trấn ải vùng biên cương phía Bắc nước Đại Việt, nên tác giả của công trình nghệ thuật kiến trúc Phật giáo độc đáo này rất có thể chính là của Trần Nhật Duật.
Sử cũ nói rằng, Trần Nhật Duật là người thạo nhiều ngoại ngữ, quan hệ bang giao rộng rãi và kiệt xuất ở nhiều lĩnh vực. Với người Chăm, khi còn ở trong triều, ông quan hệ rất tốt với các sứ thần Vương quốc Chăm Pa và rất thân thiện với người Chăm trong làng Chăm ở Hà Nội. Trần Nhật Duật là người theo đạo Phật nhưng rất am hiểu đạo Lão, nên ảnh hưởng của đạo Lão ở tháp Hắc Y qua hoa văn trang trí, lực chọn phong thủy… cũng không có gì khó hiểu.
 Sử cũ nói rằng, Trần Nhật Duật là người thạo nhiều ngoại ngữ, quan hệ bang giao rộng rãi và kiệt xuất ở nhiều lĩnh vực. Với người Chăm, khi còn ở trong triều, ông quan hệ rất tốt với các sứ thần Vương quốc Chăm Pa và rất thân thiện với người Chăm trong làng Chăm ở Hà Nội. Trần Nhật Duật là người theo đạo Phật nhưng rất am hiểu đạo Lão, nên ảnh hưởng của đạo Lão ở tháp Hắc Y qua hoa văn trang trí, lực chọn phong thủy… cũng không có gì khó hiểu.
Qua nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện thấy tại quần thể di tích này không ít hiện vật có hình dạng và niên đại giống với những hiện vật được khai quật ở Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội như: gạch, ngói, đá chân cột, lá đề, sen, cúc..., tượng đất nung linh vật các loại: đầu rồng, phượng..., cùng đồ thờ, đồ gốm sứ... Các nhà khoa học lịch sử nhận định, đây là một quần thể kiến trúc Phật giáo quy mô lớn, như một Trung tâm văn hóa Phật giáo thời bấy giờ và được ví như là “Hoàng thành” của Yên Bái.
 Qua nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện thấy tại quần thể di tích này không ít hiện vật có hình dạng và niên đại giống với những hiện vật được khai quật ở Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội như: gạch, ngói, đá chân cột, lá đề, sen, cúc..., tượng đất nung linh vật các loại: đầu rồng, phượng..., cùng đồ thờ, đồ gốm sứ... Các nhà khoa học lịch sử nhận định, đây là một quần thể kiến trúc Phật giáo quy mô lớn, như một Trung tâm văn hóa Phật giáo thời bấy giờ và được ví như là “Hoàng thành” của Yên Bái.
Những hiện vật có niên đại và hình dạng giống hiện vật được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
 Những hiện vật có niên đại và hình dạng giống hiện vật được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Tháng 3/1997, GS Hà Văn Tấn, Viện trưởng Viện Khảo cổ học dẫn đầu đoàn cán bộ của Viện lên khảo cứu di tích đồi Hắc Y và Bến Lăn, có cuộc làm việc với lãnh đạo Huyện Lục Yên, sau đó về làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.
 Tháng 3/1997, GS  Hà Văn Tấn, Viện trưởng Viện Khảo cổ học dẫn đầu đoàn cán bộ của Viện lên khảo cứu di tích đồi Hắc Y và Bến Lăn, có cuộc làm việc với lãnh đạo Huyện Lục Yên, sau đó về làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.
Trong các buổi làm việc này, GS đều đánh giá cao giá trị phát hiện trên và cho rằng đây là một di tích Phật giáo thời Trần hiếm có, cần được bảo vệ và tổ chức khai quật.
 Trong các buổi làm việc này, GS đều đánh giá cao giá trị phát hiện trên và cho rằng đây là một di tích Phật giáo thời Trần hiếm có, cần được bảo vệ và tổ chức khai quật.
Dấu tích văn hóa Chăm qua qua cách bài trí hình lá đề.
 Dấu tích văn hóa Chăm qua qua cách bài trí hình lá đề.
 
 
Những hiện vật nghìn tuổi còn nguyên vẹn.
 Những hiện vật nghìn tuổi còn nguyên vẹn.
 
Hoa văn điêu khắc tinh xảo.
 Hoa văn điêu khắc tinh xảo.















Tin mới