Hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức là thế mạnh của đội ngũ trí thức KH&CN

Truyền thông và phổ biến kiến thức (TT&PBKT) khoa học và công nghệ là thế mạnh của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là bởi những lý do chính sau đây:

Trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh “chọn mặt gửi vàng”, gửi gắm niềm tin trong việc truyền bá kiến thức. Người đã nói: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân”, “Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân đẩy mạnh thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Có như vậy nước mới giàu, dân mới mạnh và đời sống của nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các cô, các chú” (Trích bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (18-5-1963) của Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam (tiền thân của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam - VUSTA ).
Hoat dong truyen thong va pho bien kien thuc la the manh cua doi ngu tri thuc KH&CN
Hội thảo đội ngũ trí thức KHCN với việc ngăn chặn dịch COVID-19. 
Bác Hồ kính yêu đã ghi nhận và giao nhiệm vụ nặng nề mà cũng rất vẻ vang này cho các Hội quần chúng. Người khẳng định: “Muốn cho công tác phổ biến khoa học, kỹ thuật thành phong trào mạnh mẽ, Hội phải dựa vào lực lượng to lớn của các tổ chức quần chúng như thanh niên, phụ nữ, công đoàn,… đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với các ngành chuyên môn và các tổ chức khoa học khác. Hội phải giúp đỡ các ngành, các đoàn thể hoàn thành thắng lợi kế hoạch của Nhà nước”.
VUSTA là tổ chức tập hợp trí thức đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực với hoạt động có tính hệ thống và bao quát cả chiều rộng và chiều sâu: Với đặc điểm, thế mạnh là tổ chức chính trị - xã hội có hệ thống từ TW đến các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, tập hợp đông đảo các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua các tổ chức thành viên, VUSTA đã tích cực thực hiện hoạt động TT&PBKT thông qua xuất bản báo, tạp chí; biên soạn sách, tài liệu, tờ rơi; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo PBKT, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo; thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình; triển khai các dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo; tư vấn, trợ giúp pháp lý, chăm sóc sức khỏe và BVMT,…góp phần đưa tiến bộ KH&CN vào sản xuất, đời sống, nâng cao dân trí, phục vụ mục tiêu phát triển KTXH, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Tinh thần tự nguyện truyền bá tri thức để góp phần nâng cao dân trí là đặc tính tốt đẹp của trí thức KH&CN Việt Nam Từ những năm đầu thành lập, đã có rất nhiều nhà khoa học như Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng Lao động (AHLĐ) Trần Đại Nghĩa, Giáo sư, Bác sĩ, AHLĐ Lương Định Của, Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, gia đình GS Nguyễn Lân,... họ đều là những trí thức tiêu biểu, có  lòng yêu nước nồng nàn, là tấm gương sáng về đội ngũ trí thức vừa không ngừng sáng tạo vừa hăng say phổ biến kỹ thuật mới cho người dân góp phần phát triển kinh tế đất nước như ngày nay.
Những năm gần đây, dù điều kiện làm việc của các nhà KH&CN tham gia hoạt động trong các hội còn nhiều khó khăn, nhưng đội ngũ trí thức KH&CN thuộc hệ thống VUSTA, với sự nhiệt huyết của mình, đã khắc phục khó khăn tham gia các hoạt động truyền bá tri thức và sáng tạo mang đến những lợi ích cho xã hội, được Đảng, Nhà nước ghi nhận và xã hội đánh giá cao.
Tinh thần tự nguyện truyền bá tri thức để góp phần nâng cao dân trí đã trở thành một đặc tính tốt đẹp của trí thức KH&CN Việt Nam.
VUSTA có hệ thống báo chí, xuất bản lớn và đa ngành, thực hiện chức năng chuyển tải tri thức KH&CN tới đông đảo cộng đồng - xã hội: Báo chí của VUSTA là một kênh thông tin quan trọng, thực hiện việc tuyên truyền chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về chính trị, KT-XH, KH&CN, giáo dục và đào tạo; phổ biến kiến thức KH&CN, thúc đẩy chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao dân trí.
VUSTA có hệ thống báo chí, xuất bản lớn và đa ngành (hơn 70 cơ quan báo và tạp chí, 01 Nhà xuất bản), nhiều bản tin và trang thông tin điện tử đã góp phần phục vụ tích cực cho công tác TT&PBKT KH&CN tới đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Hiện nay, VUSTA đang quản lý trực tiếp Báo Tri thức và Cuộc sống, Nhà xuất bản Tri thức và nhiều tạp chí thuộc các tổ chức KH&CN. Các tạp chí trực thuộc các hội thành viên là các tạp chí có giá trị về học thuật và đóng góp trong phát triển, có thể kể đến như: Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Năng lượng mới, Tạp chí Kinh tế sinh thái, Tạp chí Nhà Quản lý, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và sinh học, Tạp chí Người xây dựng, Tạp chí năng Lượng Nhiệt, Tạp chí cơ khí Việt Nam, Tạp chí Thực phẩm và đời sống, Tạp chí Con đường xanh, Tạp chí Phương Đông, Tạp chí Rừng và môi trường, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, Tạp chí Vật lý và tuổi trẻ, Tạp chí Tin học và đời sống, v.v.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: VUSTA gặp gỡ cơ quan báo chí trong hệ thống

Nguồn: Kinh tế Tập đoàn

[e-Magazine] Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Kế tục sự nghiệp vẻ vang, tập hợp đội ngũ trí thức… xây dựng Đất nước!”

“Nhận nhiệm vụ Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, điều tôi quan tâm nhất là làm sao kế tục sự nghiệp vẻ vang của các Đàn Anh đi trước, tập hợp đội ngũ trí thức để phục vụ tốt nhất sự nghiệp xây dựng Đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, TSKH Phan Xuân Dũng nói.

Hòa chung không khí phấn khởi mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần thứ VIII (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam – VUSTA) và chào Xuân Tân Sửu 2021, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA đã có cuộc trao đổi cởi mở, chân tình với Báo Tri thức và Cuộc sống.

Kế tục sự nghiệp vẻ vang của các thế hệ Đàn Anh!

Nhiều tồn tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương: Tỉnh quyết liệt vào cuộc

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng vừa ký quyết định thành lập Tổ công tác để khảo sát, đánh giá lại việc xây dựng, vận hành đường băng truyền xỉ thải của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân.

Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương do Công ty TNHH Điện lực Jaks làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD, xây dựng trên diện tích gần 200 ha tại xã Quang Thành (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Nhà máy có 2 tổ máy phát điện được đưa vào hoạt động phát điện thương mại với công suất phát điện 1120MW, sử dụng nguyên liệu đốt là than.
Tuy nhiên, từ khi dự án đi vào hoạt động sản xuất, xây dựng, vận hành đường băng truyền xỉ thải của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương đã tác động, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân (Báo Tri thức và Cuộc sống đã đăng tải phản ánh của người dân khu dân cư Mạc Ngạn (phường Đồng Lạc, thành phố Chí Linh, Hải Dương) về việc thường xuyên bị ảnh hưởng từ khí bụi và tiếng ồn từ dự án trên). Ngoài ra, thời gian gần đây đã xảy ra việc sạt lở đất rừng ở khu vực giáp ranh bãi thải xỉ Nhiệt điện BOT Hải Dương…

Tin mới